* Mùa Vọng Giáng Sinh *
Mùa Mùa vọng, cũng như Mùa chay, là thời gian chiến đấu thiêng liêng. Đây là giai đoạn mà ma quỷ công khai tấn công chúng ta nhiều hơn khi chúng ta cố gắng đổi hướng cuộc đời mình sang Chúa Giê-su
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc nhở chúng ta về thực tại này trong buổi tiếp kiến chung năm 2008, ngài khẳng định: "Mùa vọng cũng có nghĩa là chờ đợi. Đêm tối của sự dữ vẫn còn mạnh mẽ.
Vì lý do này, Đức Bênêđictô XVI khuyên các tín hữu hãy cầu nguyện trong Mùa vọng cùng với dân Chúa xưa : "Rorate caeli desuper" [xin ngự xuống từ trời] và suy gẫm lời nguyện này để chiến thắng sự dữ trong suốt Mùa vọng:
"Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến !
Xin ban thêm sức mạnh cho ánh sáng và điều thiện !;
Xin hãy đến ngự trị nơi lừa lọc, nơi không nhận biết Chúa, nơi bạo lực và bất cônglý
Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến !
Xin gia tăng sức mạnh cho điều thiện trên thế gian và giúp chúng con trở thành những người mang ánh sáng của Chúa.
trở thành những người xây dựng hòa bình
thành những chứng tá cho chân lý
Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến !
Trong khi chúng ta phải đối diện với những cuộc chiến thiêng liêng trong Mùa Vọng này, chúng ta hãy cầu xin ơn sức mạnh và vì vậy chúng ta hãy kêu lên: "Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến.
+ Ý nghĩa mùa vọng
Mùa Vọng là mùa đầu tiên của năm Phụng Vụ, bao gồm khoảng thời gian bốn tuần trước lễ Giáng sinh, bắt đầu từ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng và chấm dứt vào đêm trước lễ Giáng Sinh (đêm 24 tháng 12, lễ vọng Giáng Sinh).
Mùa Vọng, theo tiếng Việt nghĩa là “sự trông chờ”, “hy vọng”, “vọng”là mong đợi, mong chờ điều sắp đến. Giáo Hội dịch danh từ Hylạp παρουσία (“parousia” có nghĩa là “đến”) sang chữ Latinh là “Adventus” do động từ “advenire, nghĩa là đến”.
+ Lịch sử
Theo tiến trình lịch sử, Mùa Vọng có sau Mùa Chay và cũng kéo dài 6 tuần như Mùa Chay (vào thế kỷ thứ VI), cho đến khi Giáo Hoàng Grêgôriô I (thế kỷ 7) ấn định là 4 tuần, tượng trưng cho 4000 năm kể từ khi Adam và Eva phạm tội ăn trái cấm, cho đến khoảng thời gian sinh hạ ra Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Hoặc tượng trưng thời gian 40 năm, dân Do Thái lang thang trong sa mạc, trước khi được vào đất Hứa.
+ Ý nghĩa của Mùa Vọng
Mùa Vọng có hai đặc tính : vừa là mùa chuẩn bị lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa Vọng được coi như mùa sốt sáng và hân hoan mong đợi” (Những quy luật tổng quát về năm Phụng Vụ và Niên Lịch, số 39).
Mùa Vọng chia làm hai giai đoạn tương ứng với hai ý nghĩa sau đây :
Giai đoạn thứ nhất bắt đầu Mùa Vọng, tức là Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, và kéo dài đến hết ngày 16 tháng 12. Ý nghĩa của giai đoạn này là hướng lòng trông đợi của người tín hữu vào ngày Chúa Kitô ngự đến lần thứ hai trong vinh quang, tức ngày quang lâm, ngày tận thế.
Giai đoạn thứ hai kéo dài một tuần lễ, từ ngày 17 đến 24 tháng 12, nhằm chuẩn bị trực tiếp mừng đại lễ Giáng Sinh, tức tưởng niệm biến cố Chúa Kitô đã ngự đến trần gian lần thứ nhất trong lịch sử nhân loại.
Như vậy, Mùa Vọng mang hai ý nghĩa khác nhau, một nghĩa quay về quá khứ, tức chuẩn bị mừng biến cố Giáng Sinh lịch sử của Con Thiên Chúa, một biến cố làm chuyển đổi tất cả lịch sử nhân loại. Một ý nghĩa hướng về tương lai, tức chuẩn bị tâm hồn các tín hữu đón chờ Chúa Kitô trở lại trong quang lâm.
+ Nội dung các bài đọc Kinh Thánh trong Mùa Vọng.
Các bài đọc Cựu Ước trích lại sách các ngôn sứ, nhắc lại lời hứa ban Đấng Cứu Thế và việc dân Israel chuẩn bị đón nhận Ơn cứu độ.
Các bài đọc Thánh Thư cho thấy lời các ngôn sứ ấy được ứng nghiệm trong Đức Giêsu, và nhấn mạnh đến chiều kích trông đợi Đấng Cứu Thế đến lần thứ hai.
Các bài đọc Tin Mừng đề cập đến các chủ đề “tỉnh thức”, nhất là lời rao giảng chuẩn bị đón Đấng Cứu Thế qua lời của Gioan Tẩy Giả, cụ thể lời kêu gọi : “Hãy dọn đường đón Chúa, quanh co uốn cho ngay, gồ ghề san cho phẳng, hố sâu lấp cho đầy, nơi cao phải bạt xuống”.
Các bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ tư các năm ABC, trích dẫn sự kiện truyền tin cho Đức Maria, thánh Giuse hay cuộc thăm viếng của Đức Maria.
+ Màu sắc của phụng vụ Mùa Vọng
Trong Mùa Vọng, bàn thờ, giảng đài, phủ khăn màu tím nhắc nhớ giáo dân ăn năn sám hối tội lỗi.
Màu lễ phục truyền thống của linh mục trong mùa này cũng là màu tím, nhưng vào Chúa Nhật thứ ba có thể sử dụng màu hồng và được gọi là “Chúa Nhật Hồng”, hay “Chúa Nhật vui mừng”(Gaudete Sunday), nói lên niềm vui như Thánh Phaolô kêu gọi: Hãy vui lên… vì Chúa đang đến!
Bắt đầu Mùa Vọng, chúng ta bước từ năm phụng vụ này sang năm phụng vụ khác. Các ngày Chúa Nhật sau cùng của mùa Thường Niên hướng về sự quang lâm của Đức Giêsu, các ngày Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng vẫn giữ hướng đi đến ngày tận thế ấy. Cho nên không có sự gián đoạn giữa hai năm phụng vụ, cả hai mùa đã thật sự quay lại với việc Đức Giêsu quang lâm trong vinh quang.
Như thế, chủ đề chính của Mùa Vọng là sự chuẩn bị mừng ngày Giáng Sinh của Chúa Giêsu năm xưa, tuy nhiên, sự chuẩn bị tâm linh nhằm hướng đến cuộc trở lại để phán xét thế gian của Chúa Giêsu trong tương lai. Giáo Hội luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng ý nghĩa này, chính là gây ý thức nơi các tín hữu sống sứ điệp Giáng Sinh trong viNiềm vui chuẩn bị tâm hồn
Tuần thứ tư của Mùa Vọng, khi những giai điệu quen thuộc của những bài thánh ca vang lên, cũng là lúc chúng ta bước vào giai đoạn cuối cùng của hành trình dọn lòng đón Chúa. Sự chuẩn bị này không chỉ dừng lại ở việc trang hoàng nhà cửa lộng lẫy hay mua sắm những món quà xa hoa, mà quan trọng hơn cả là sự chuẩn bị từ bên trong, từ chính tâm hồn và tinh thần của mỗi người.
Giống như người lữ khách kiểm tra lại hành trang trước chuyến đi xa, chúng ta cũng cần "kiểm tra" lại mối quan hệ của mình với Thiên Chúa. Cầu nguyện là cách ta trò chuyện với Ngài, thổ lộ những khát khao và niềm tin của mình. Xưng tội giúp ta gột rửa những vết nhơ trong tâm hồn, làm mới lại bản thân. Và làm việc lành là cách ta thể hiện tình yêu thương với tha nhân, noi gương Chúa Giêsu.
Niềm vui của việc chuẩn bị tâm hồn không nằm ở những phần thưởng bên ngoài, mà là cảm giác thanh thản, bình an khi ta biết mình đã sẵn sàng đón Chúa vào lòng. Giống như mảnh đất được cày xới cẩn thận, tâm hồn ta sẽ trở nên màu mỡ, đón nhận hạt giống yêu thương của Chúa và vun trồng cho nó nảy mầm, sinh hoa kết trái
+ Trong hy vọng và chờ đợi
( Võ Tá Hoàng )
Càng về cuối ánh sáng của lễ Giáng Sinh càng rực rỡ hơn bao giờ hết. Nhưng niềm vui trong những ngày này không chỉ là sự hân hoan trước không khí lễ hội sắp đến, mà còn là niềm vui sâu thẳm trong sự chờ đợi và hy vọng. Chúng ta hướng lòng về ngày Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang, ngày mà lời hứa của Thiên Chúa sẽ được thực hiện một cách trọn vẹn.
Mỗi ngày trong Mùa Vọng, như những nốt nhạc trong bản hòa ca vang dội, nhắc nhở chúng ta về tình yêu và sự cứu độ của Thiên Chúa. Niềm hy vọng ấy soi sáng tâm hồn, giúp ta vững bước trên đường đời với tinh thần lạc quan và tin tưởng. Dù cho cuộc sống có nhiều thử thách, ta vẫn tin rằng ánh sáng của Chúa sẽ luôn đồng hành, che chở và dẫn dắt ta.
Niềm vui trong tuần thứ tư của Mùa Vọng là niềm vui đích thực, sâu sắc và bền vững. Nó không phụ thuộc vào những thứ hư vô bên ngoài, mà bắt nguồn từ chính nơi sâu thẳm của tâm hồn. Đó là niềm vui khi ta cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong từng khoảnh khắc, là niềm vui khi ta chuẩn bị tâm hồn đón Chúa, là niềm vui khi ta yêu thương và chia sẻ với gia đình, cộng đồng, là niềm vui khi ta hy sinh và giúp đỡ người khác
.
Hãy để niềm vui đích thực ấy lan tỏa trong tâm hồn và cuộc sống của bạn. Hãy để nó soi sáng từng bước chân bạn đi, giúp bạn chuẩn bị đón mừng lễ Giáng Sinh với một tâm hồn tràn đầy tình yêu và niềm tin. Bởi lễ Giáng Sinh không chỉ là một ngày lễ, mà còn là một hành trình, một hành trình tìm về ánh sáng, tìm về niềm vui và hy vọng.
Chúc mọi người một Mùa Vọng đang đến gần trong yêu thương, an bình, hy vọng và mừng vui.
Đinh văn Tiến Hùng – Tổng hợp
Mùa Mùa vọng, cũng như Mùa chay, là thời gian chiến đấu thiêng liêng. Đây là giai đoạn mà ma quỷ công khai tấn công chúng ta nhiều hơn khi chúng ta cố gắng đổi hướng cuộc đời mình sang Chúa Giê-su
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc nhở chúng ta về thực tại này trong buổi tiếp kiến chung năm 2008, ngài khẳng định: "Mùa vọng cũng có nghĩa là chờ đợi. Đêm tối của sự dữ vẫn còn mạnh mẽ.
Vì lý do này, Đức Bênêđictô XVI khuyên các tín hữu hãy cầu nguyện trong Mùa vọng cùng với dân Chúa xưa : "Rorate caeli desuper" [xin ngự xuống từ trời] và suy gẫm lời nguyện này để chiến thắng sự dữ trong suốt Mùa vọng:
"Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến !
Xin ban thêm sức mạnh cho ánh sáng và điều thiện !;
Xin hãy đến ngự trị nơi lừa lọc, nơi không nhận biết Chúa, nơi bạo lực và bất cônglý
Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến !
Xin gia tăng sức mạnh cho điều thiện trên thế gian và giúp chúng con trở thành những người mang ánh sáng của Chúa.
trở thành những người xây dựng hòa bình
thành những chứng tá cho chân lý
Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến !
Trong khi chúng ta phải đối diện với những cuộc chiến thiêng liêng trong Mùa Vọng này, chúng ta hãy cầu xin ơn sức mạnh và vì vậy chúng ta hãy kêu lên: "Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến.
+ Ý nghĩa mùa vọng
Mùa Vọng là mùa đầu tiên của năm Phụng Vụ, bao gồm khoảng thời gian bốn tuần trước lễ Giáng sinh, bắt đầu từ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng và chấm dứt vào đêm trước lễ Giáng Sinh (đêm 24 tháng 12, lễ vọng Giáng Sinh).
Mùa Vọng, theo tiếng Việt nghĩa là “sự trông chờ”, “hy vọng”, “vọng”là mong đợi, mong chờ điều sắp đến. Giáo Hội dịch danh từ Hylạp παρουσία (“parousia” có nghĩa là “đến”) sang chữ Latinh là “Adventus” do động từ “advenire, nghĩa là đến”.
+ Lịch sử
Theo tiến trình lịch sử, Mùa Vọng có sau Mùa Chay và cũng kéo dài 6 tuần như Mùa Chay (vào thế kỷ thứ VI), cho đến khi Giáo Hoàng Grêgôriô I (thế kỷ 7) ấn định là 4 tuần, tượng trưng cho 4000 năm kể từ khi Adam và Eva phạm tội ăn trái cấm, cho đến khoảng thời gian sinh hạ ra Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Hoặc tượng trưng thời gian 40 năm, dân Do Thái lang thang trong sa mạc, trước khi được vào đất Hứa.
+ Ý nghĩa của Mùa Vọng
Mùa Vọng có hai đặc tính : vừa là mùa chuẩn bị lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa Vọng được coi như mùa sốt sáng và hân hoan mong đợi” (Những quy luật tổng quát về năm Phụng Vụ và Niên Lịch, số 39).
Mùa Vọng chia làm hai giai đoạn tương ứng với hai ý nghĩa sau đây :
Giai đoạn thứ nhất bắt đầu Mùa Vọng, tức là Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, và kéo dài đến hết ngày 16 tháng 12. Ý nghĩa của giai đoạn này là hướng lòng trông đợi của người tín hữu vào ngày Chúa Kitô ngự đến lần thứ hai trong vinh quang, tức ngày quang lâm, ngày tận thế.
Giai đoạn thứ hai kéo dài một tuần lễ, từ ngày 17 đến 24 tháng 12, nhằm chuẩn bị trực tiếp mừng đại lễ Giáng Sinh, tức tưởng niệm biến cố Chúa Kitô đã ngự đến trần gian lần thứ nhất trong lịch sử nhân loại.
Như vậy, Mùa Vọng mang hai ý nghĩa khác nhau, một nghĩa quay về quá khứ, tức chuẩn bị mừng biến cố Giáng Sinh lịch sử của Con Thiên Chúa, một biến cố làm chuyển đổi tất cả lịch sử nhân loại. Một ý nghĩa hướng về tương lai, tức chuẩn bị tâm hồn các tín hữu đón chờ Chúa Kitô trở lại trong quang lâm.
+ Nội dung các bài đọc Kinh Thánh trong Mùa Vọng.
Các bài đọc Cựu Ước trích lại sách các ngôn sứ, nhắc lại lời hứa ban Đấng Cứu Thế và việc dân Israel chuẩn bị đón nhận Ơn cứu độ.
Các bài đọc Thánh Thư cho thấy lời các ngôn sứ ấy được ứng nghiệm trong Đức Giêsu, và nhấn mạnh đến chiều kích trông đợi Đấng Cứu Thế đến lần thứ hai.
Các bài đọc Tin Mừng đề cập đến các chủ đề “tỉnh thức”, nhất là lời rao giảng chuẩn bị đón Đấng Cứu Thế qua lời của Gioan Tẩy Giả, cụ thể lời kêu gọi : “Hãy dọn đường đón Chúa, quanh co uốn cho ngay, gồ ghề san cho phẳng, hố sâu lấp cho đầy, nơi cao phải bạt xuống”.
Các bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ tư các năm ABC, trích dẫn sự kiện truyền tin cho Đức Maria, thánh Giuse hay cuộc thăm viếng của Đức Maria.
+ Màu sắc của phụng vụ Mùa Vọng
Trong Mùa Vọng, bàn thờ, giảng đài, phủ khăn màu tím nhắc nhớ giáo dân ăn năn sám hối tội lỗi.
Màu lễ phục truyền thống của linh mục trong mùa này cũng là màu tím, nhưng vào Chúa Nhật thứ ba có thể sử dụng màu hồng và được gọi là “Chúa Nhật Hồng”, hay “Chúa Nhật vui mừng”(Gaudete Sunday), nói lên niềm vui như Thánh Phaolô kêu gọi: Hãy vui lên… vì Chúa đang đến!
Bắt đầu Mùa Vọng, chúng ta bước từ năm phụng vụ này sang năm phụng vụ khác. Các ngày Chúa Nhật sau cùng của mùa Thường Niên hướng về sự quang lâm của Đức Giêsu, các ngày Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng vẫn giữ hướng đi đến ngày tận thế ấy. Cho nên không có sự gián đoạn giữa hai năm phụng vụ, cả hai mùa đã thật sự quay lại với việc Đức Giêsu quang lâm trong vinh quang.
Như thế, chủ đề chính của Mùa Vọng là sự chuẩn bị mừng ngày Giáng Sinh của Chúa Giêsu năm xưa, tuy nhiên, sự chuẩn bị tâm linh nhằm hướng đến cuộc trở lại để phán xét thế gian của Chúa Giêsu trong tương lai. Giáo Hội luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng ý nghĩa này, chính là gây ý thức nơi các tín hữu sống sứ điệp Giáng Sinh trong viNiềm vui chuẩn bị tâm hồn
Tuần thứ tư của Mùa Vọng, khi những giai điệu quen thuộc của những bài thánh ca vang lên, cũng là lúc chúng ta bước vào giai đoạn cuối cùng của hành trình dọn lòng đón Chúa. Sự chuẩn bị này không chỉ dừng lại ở việc trang hoàng nhà cửa lộng lẫy hay mua sắm những món quà xa hoa, mà quan trọng hơn cả là sự chuẩn bị từ bên trong, từ chính tâm hồn và tinh thần của mỗi người.
Giống như người lữ khách kiểm tra lại hành trang trước chuyến đi xa, chúng ta cũng cần "kiểm tra" lại mối quan hệ của mình với Thiên Chúa. Cầu nguyện là cách ta trò chuyện với Ngài, thổ lộ những khát khao và niềm tin của mình. Xưng tội giúp ta gột rửa những vết nhơ trong tâm hồn, làm mới lại bản thân. Và làm việc lành là cách ta thể hiện tình yêu thương với tha nhân, noi gương Chúa Giêsu.
Niềm vui của việc chuẩn bị tâm hồn không nằm ở những phần thưởng bên ngoài, mà là cảm giác thanh thản, bình an khi ta biết mình đã sẵn sàng đón Chúa vào lòng. Giống như mảnh đất được cày xới cẩn thận, tâm hồn ta sẽ trở nên màu mỡ, đón nhận hạt giống yêu thương của Chúa và vun trồng cho nó nảy mầm, sinh hoa kết trái
+ Trong hy vọng và chờ đợi
( Võ Tá Hoàng )
Càng về cuối ánh sáng của lễ Giáng Sinh càng rực rỡ hơn bao giờ hết. Nhưng niềm vui trong những ngày này không chỉ là sự hân hoan trước không khí lễ hội sắp đến, mà còn là niềm vui sâu thẳm trong sự chờ đợi và hy vọng. Chúng ta hướng lòng về ngày Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang, ngày mà lời hứa của Thiên Chúa sẽ được thực hiện một cách trọn vẹn.
Mỗi ngày trong Mùa Vọng, như những nốt nhạc trong bản hòa ca vang dội, nhắc nhở chúng ta về tình yêu và sự cứu độ của Thiên Chúa. Niềm hy vọng ấy soi sáng tâm hồn, giúp ta vững bước trên đường đời với tinh thần lạc quan và tin tưởng. Dù cho cuộc sống có nhiều thử thách, ta vẫn tin rằng ánh sáng của Chúa sẽ luôn đồng hành, che chở và dẫn dắt ta.
Niềm vui trong tuần thứ tư của Mùa Vọng là niềm vui đích thực, sâu sắc và bền vững. Nó không phụ thuộc vào những thứ hư vô bên ngoài, mà bắt nguồn từ chính nơi sâu thẳm của tâm hồn. Đó là niềm vui khi ta cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong từng khoảnh khắc, là niềm vui khi ta chuẩn bị tâm hồn đón Chúa, là niềm vui khi ta yêu thương và chia sẻ với gia đình, cộng đồng, là niềm vui khi ta hy sinh và giúp đỡ người khác
.
Hãy để niềm vui đích thực ấy lan tỏa trong tâm hồn và cuộc sống của bạn. Hãy để nó soi sáng từng bước chân bạn đi, giúp bạn chuẩn bị đón mừng lễ Giáng Sinh với một tâm hồn tràn đầy tình yêu và niềm tin. Bởi lễ Giáng Sinh không chỉ là một ngày lễ, mà còn là một hành trình, một hành trình tìm về ánh sáng, tìm về niềm vui và hy vọng.
Chúc mọi người một Mùa Vọng đang đến gần trong yêu thương, an bình, hy vọng và mừng vui.
Đinh văn Tiến Hùng – Tổng hợp