THÁNH LUCA, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG, ngày 18/10
MỘT VỊ THÁNH Y SĨ, VĂN SĨ TUYỆT VỜI
Lc 10, 1-9
Thực tế người ta rất ít sử liệu để viết về cuộc đời của thánh Luca, thánh sử, tông đồ. Tuy nhiên, người ta có thể dựa vào câu nói :” Văn tức là người “ để tìm hiểu về thánh Luca. Không có một sử liệu nào ghi rõ thánh Luca sinh ra ở đâu và vào năm nào. Nhưng qua nhiều tài liệu thu thập được, người ta biết được thánh Luca là một y sĩ thời danh và là một nhà văn giỏi, nổi tiếng. Dựa vào Tin Mừng và sách Công vụ tông đồ của thánh Luca, chúng ta có thể nhận định về con người của thánh Luca như sau:
Thánh Luca đã viết Tin Mừng để diễn tả tình thương xót bao la của Chúa qua nhiều dụ ngôn rất ấn tượng và đầy chất người của Ngài:” dụ ngôn người Samaria nhân hậu, người con hoang đàng, những kẻ thu thuế, những kẻ bị những chứng bệnh nan y vv”…Thánh nhân nói về ơn cứu rỗi phổ quát và đại đồng trong Tin Mừng của Ngài. Ngài không đóng khung trong những người nhà, nghĩa là người Do Thái, người có đạo, nhưng Tin Mừng của Ngài trải dài tới mọi dân tộc và những người ngoại đạo cũng được Ngài tiếp đón ân cần. Đọc Tin Mừng của Ngài, vai trò của người nghèo được đề cao vì Chúa đã đồng hóa với những kẻ nghèo, những kẻ đơn sơ, nhỏ bé. Tin Mừng của Ngài cũng là Tin Mừng của cầu nguyện và của Chúa Thánh Thần. Thánh Luca cũng thường cho chúng ta thấy niềm vui trong Tin Mừng của Ngài; “ niềm vui của Hội Thánh tiên khởi, hân hoan vì Chúa phục sinh, Chúa Thánh Thần hiện diện và cộng đoàn được tràn đầy ơn cứu rỗi “.
Thánh Luca là một người ngoại giáo, khi thánh Phaolô rao giảng Tin Mừng ở thành Troa, Ngài xin tòng giáo, lãnh nhận bí tích rửa tội, xin làm môn đệ thánh Phaolô và theo Ngài đi loan báo Tin Mừng trong nhiều năm liền. Khi thánh Phaolô bị bắt, chúng ta không còn biết gì về quảng đời cuối cùng của Ngài nữa. Theo nhiều tài liệu, và chứng cớ tìm được ở Constantinople, thánh Luca đã rao giảng Tin Mừng cứu độ ở Achaie, Béoti và sau này được đặt làm giám mục Thébes. Theo một sử liệu đáng tin cậy, thánh Gaudence de Brescia quả quyết rằng thánh Luca đã cùng đượcphúc chịu tử vì đạo với thánh Anrê tại Patras thành Achaie.
Thánh Luca đã để lại cuốn Tin Mừng rất giá trị nói lên tình thương vô biên của Thiên Chúa với cách hành văn thật trong sáng, cảm động và với một lối viết văn thật rõ ràng, gợi cảm. Ngài cũng trình bầy cho nhân loại hiểu về sinh hoạt đầy niềm vui của cộng đoàn Kitô hữu sơ khai, cho thấy Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và luôn hành động, luôn hướng dẫn và soi sáng cho Giáo Hội.
Mừng lễ thánh Luca tông đồ, thánh sử, chúng ta cảm tạ tri ân Thiên Chúa vì đã ban cho Giáo Hội một vị thánh lừng danh đã để lại cho nhân loại cuốn Tin Mừng và cuốn công vụ tông đồ tuyệt hảo.
Lạy thánh Luca, thánh sử xin giúp chúng con luôn sốt sắng và nhiệt thành tìm hiểu Lời Chúa trong Tin Mừng. Amen.
MỘT VỊ THÁNH Y SĨ, VĂN SĨ TUYỆT VỜI
Lc 10, 1-9
Thực tế người ta rất ít sử liệu để viết về cuộc đời của thánh Luca, thánh sử, tông đồ. Tuy nhiên, người ta có thể dựa vào câu nói :” Văn tức là người “ để tìm hiểu về thánh Luca. Không có một sử liệu nào ghi rõ thánh Luca sinh ra ở đâu và vào năm nào. Nhưng qua nhiều tài liệu thu thập được, người ta biết được thánh Luca là một y sĩ thời danh và là một nhà văn giỏi, nổi tiếng. Dựa vào Tin Mừng và sách Công vụ tông đồ của thánh Luca, chúng ta có thể nhận định về con người của thánh Luca như sau:
Thánh Luca đã viết Tin Mừng để diễn tả tình thương xót bao la của Chúa qua nhiều dụ ngôn rất ấn tượng và đầy chất người của Ngài:” dụ ngôn người Samaria nhân hậu, người con hoang đàng, những kẻ thu thuế, những kẻ bị những chứng bệnh nan y vv”…Thánh nhân nói về ơn cứu rỗi phổ quát và đại đồng trong Tin Mừng của Ngài. Ngài không đóng khung trong những người nhà, nghĩa là người Do Thái, người có đạo, nhưng Tin Mừng của Ngài trải dài tới mọi dân tộc và những người ngoại đạo cũng được Ngài tiếp đón ân cần. Đọc Tin Mừng của Ngài, vai trò của người nghèo được đề cao vì Chúa đã đồng hóa với những kẻ nghèo, những kẻ đơn sơ, nhỏ bé. Tin Mừng của Ngài cũng là Tin Mừng của cầu nguyện và của Chúa Thánh Thần. Thánh Luca cũng thường cho chúng ta thấy niềm vui trong Tin Mừng của Ngài; “ niềm vui của Hội Thánh tiên khởi, hân hoan vì Chúa phục sinh, Chúa Thánh Thần hiện diện và cộng đoàn được tràn đầy ơn cứu rỗi “.
Thánh Luca là một người ngoại giáo, khi thánh Phaolô rao giảng Tin Mừng ở thành Troa, Ngài xin tòng giáo, lãnh nhận bí tích rửa tội, xin làm môn đệ thánh Phaolô và theo Ngài đi loan báo Tin Mừng trong nhiều năm liền. Khi thánh Phaolô bị bắt, chúng ta không còn biết gì về quảng đời cuối cùng của Ngài nữa. Theo nhiều tài liệu, và chứng cớ tìm được ở Constantinople, thánh Luca đã rao giảng Tin Mừng cứu độ ở Achaie, Béoti và sau này được đặt làm giám mục Thébes. Theo một sử liệu đáng tin cậy, thánh Gaudence de Brescia quả quyết rằng thánh Luca đã cùng đượcphúc chịu tử vì đạo với thánh Anrê tại Patras thành Achaie.
Thánh Luca đã để lại cuốn Tin Mừng rất giá trị nói lên tình thương vô biên của Thiên Chúa với cách hành văn thật trong sáng, cảm động và với một lối viết văn thật rõ ràng, gợi cảm. Ngài cũng trình bầy cho nhân loại hiểu về sinh hoạt đầy niềm vui của cộng đoàn Kitô hữu sơ khai, cho thấy Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và luôn hành động, luôn hướng dẫn và soi sáng cho Giáo Hội.
Mừng lễ thánh Luca tông đồ, thánh sử, chúng ta cảm tạ tri ân Thiên Chúa vì đã ban cho Giáo Hội một vị thánh lừng danh đã để lại cho nhân loại cuốn Tin Mừng và cuốn công vụ tông đồ tuyệt hảo.
Lạy thánh Luca, thánh sử xin giúp chúng con luôn sốt sắng và nhiệt thành tìm hiểu Lời Chúa trong Tin Mừng. Amen.