Bà Rịa: Còn trong những ngày đầu năm 2007, sau những ngày lễ hội, tiệc tùng mừng năm mới tôi phóng xe ra Vũng Tàu “xả Stress”, một phần cũng muốn xem thành phố biển, thành phố của du lịch một tháng sau cơn bão Durian đã thay đổi ra sao?
Vũng Tàu hôm nay trở lại, tự dưng thấy như mang một nét buồn buồn, không biết có phải do nhận xét chủ quan của tôi không, sáng nay Vũng Tầu không có ánh mặt trời dù là ngày cuối tuần nhưng không thấy khách du lịch đông như mọi khi.
Biển động, sóng đánh dữ dội nên rất ít người xuống nước vui đùa với biển…
Buổi chiều, phóng xe vòng vòng bãi trước, bãi sau bất giác cảm thấy lạnh! ở Vũng Tầu mà thấy chừng như đang ở Đà Lạt.. gió thật nhiều và không thấy nắng, cả thành phố du lịch nổi tiếng mà quanh đi, quanh lại chỉ có một hội chợ hàng tiêu dùng chất lượng cao thu hút khách địa phương với chương trình ca nhạc tạp kỷ gồm những “ca sĩ thành phố!”
Cả một buổi sáng Chúa Nhật không thấy ánh mặt trời và dĩ nhiên là không thấy nắng. Vòng quanh phố biển ghé vô quán bánh ng?t để thưởng thức món ngon Vũng Tầu ngồi đợi gần nửa tiếng mới đến lượt! Vậy đó, đôi khi muốn ăn ngon cũng phải “hy sinh” …
Trên đường về, tôi đi con đường mới mở rất đẹp hướng về vùng Phước Tỉnh, làng đánh cá nổi tiếng ở huyện Long Đất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để nhìn xem còn lại dư âm gì sau cơn bão đi qua…
Ðây đó những bảng hiệu quảng cáo và những cột đèn đường mới dựng lên vào dịp Festival Biển năm ngoái hầu hết đều bị chao nghiêng, bóng đèn bể mất cho đến giờ vẫn chưa được thay mới…
Vào sâu trong làng biển, ngang qua giáo xứ Tân Phước bất chợt đập vào mắt tôi đống đổ nát tại khu vực trước kia là nhà thờ và dãy nhà ngang gồm 10 phòng dùng làm nhà giáo lý bị mất nóc trơ trụi vách nhìn mà chạnh lòng.
Dù đang là 1 giờ trưa nhưng tôi cũng cố bấm chuông gọi cửa nhà xứ. Ra đón tôi là cô bếp. Tôi ngỏ ý muốn xin được gặp cha Sở hay cha phó cũng được vì tôi cũng ít nhiều quen biết các ngài. Thật may! Tôi lại được hân hạnh gặp đủ hai cha: cha Chánh xứ Giuse Trịnh Quang Cảnh năm nay đã 81 tuổi nhưng còn rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh, cha phó xứ mới chịu chức năm ngoái Đaminh Trần Thế Huy tuy còn trẻ nhưng trông hơi “đứng” vì ngài thuộc lớp các linh mục “sáng chói” (tức là “sói trán”) như các cha vẫn thường trêu nhau.
Qua lời cha phó Đaminh Huy kể lại thì khoảng 4 giờ 30 sáng ngày 05.12.2006 trong lúc cử hành thánh lễ Misa thì mưa gió ầm ầm, bão đến nhưng dân Vũng Tầu chưa bao giờ có thể biết hoặc cảm nhận được “bão” như thế nào, mọi người vẫn sốt sắng dâng lễ nhưng mưa rất lớn và gió mạnh giật tung mái tole nhà thờ làm cho toàn bộ gian cung thánh tràn nước và trần nhà thờ xập xuống, sau đó vì toàn bộ nhà thờ bị rạn nức quá nặng nên buộc lòng phải giật xuống để xây dựng lại. Cái khó là do thiên tai đến thình lình và một phần nữa là giáo dân trong xứ cũng bị ảnh hưởng cơn bão quá nặng nề nên không thể đóng góp tài chánh để xây lại nhà thờ và do không có kế hoặch trước nên giáo xứ rất lo lắng không biết làm sao để có kinh phí xây dựng.
Nhìn đống đổ nát do thiên tai gây nên làm thiệt hại nặng nề cho giáo xứ, tôi chợt ước mong qua bài viết nầy kêu gọi sự hảo tâm của quý độc giả, nhũng người con chiên cũ của Tân Phước, Phước Tỉnh, trong và ngoài nước, mở rộng tấm lòng “lá lành đùm lá rách” theo truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam để đóng góp xây dựng lại nhà thờ cho “Danh Chúa được rạng sáng và giáo dân trong giáo xứ có nơi tôn thờ Chúa cùng Mẹ Maria và Thánh Bổn Mạng Giuse cho xứng đáng” đó là lời ghi trong thư của cha Chánh xứ có chứng thực của Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm-Giám Mục Giáo Phận Bà Rịa xin quý cha, quý bà con giáo dân xứ Tân Phước đang sống xa quê và quý vị ân nhân xa gần giúp đỡ.
Mọi sự giúp đỡ xin vui lòng liên lạc theo địa chỉ:
Linh mục Giuse Trịnh Quang Cảnh
Giáo xứ Tân Phước
Ap Tân Phước-xã Phước Tỉnh
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Tel: 064.842174
Cellphone: 090.884.6779
Email: gxtanphuoc@yahoo.com.vn
Vũng Tàu hôm nay trở lại, tự dưng thấy như mang một nét buồn buồn, không biết có phải do nhận xét chủ quan của tôi không, sáng nay Vũng Tầu không có ánh mặt trời dù là ngày cuối tuần nhưng không thấy khách du lịch đông như mọi khi.
Biển động, sóng đánh dữ dội nên rất ít người xuống nước vui đùa với biển…
Buổi chiều, phóng xe vòng vòng bãi trước, bãi sau bất giác cảm thấy lạnh! ở Vũng Tầu mà thấy chừng như đang ở Đà Lạt.. gió thật nhiều và không thấy nắng, cả thành phố du lịch nổi tiếng mà quanh đi, quanh lại chỉ có một hội chợ hàng tiêu dùng chất lượng cao thu hút khách địa phương với chương trình ca nhạc tạp kỷ gồm những “ca sĩ thành phố!”
Cả một buổi sáng Chúa Nhật không thấy ánh mặt trời và dĩ nhiên là không thấy nắng. Vòng quanh phố biển ghé vô quán bánh ng?t để thưởng thức món ngon Vũng Tầu ngồi đợi gần nửa tiếng mới đến lượt! Vậy đó, đôi khi muốn ăn ngon cũng phải “hy sinh” …
Trên đường về, tôi đi con đường mới mở rất đẹp hướng về vùng Phước Tỉnh, làng đánh cá nổi tiếng ở huyện Long Đất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để nhìn xem còn lại dư âm gì sau cơn bão đi qua…
Ðây đó những bảng hiệu quảng cáo và những cột đèn đường mới dựng lên vào dịp Festival Biển năm ngoái hầu hết đều bị chao nghiêng, bóng đèn bể mất cho đến giờ vẫn chưa được thay mới…
Vào sâu trong làng biển, ngang qua giáo xứ Tân Phước bất chợt đập vào mắt tôi đống đổ nát tại khu vực trước kia là nhà thờ và dãy nhà ngang gồm 10 phòng dùng làm nhà giáo lý bị mất nóc trơ trụi vách nhìn mà chạnh lòng.
Dù đang là 1 giờ trưa nhưng tôi cũng cố bấm chuông gọi cửa nhà xứ. Ra đón tôi là cô bếp. Tôi ngỏ ý muốn xin được gặp cha Sở hay cha phó cũng được vì tôi cũng ít nhiều quen biết các ngài. Thật may! Tôi lại được hân hạnh gặp đủ hai cha: cha Chánh xứ Giuse Trịnh Quang Cảnh năm nay đã 81 tuổi nhưng còn rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh, cha phó xứ mới chịu chức năm ngoái Đaminh Trần Thế Huy tuy còn trẻ nhưng trông hơi “đứng” vì ngài thuộc lớp các linh mục “sáng chói” (tức là “sói trán”) như các cha vẫn thường trêu nhau.
Qua lời cha phó Đaminh Huy kể lại thì khoảng 4 giờ 30 sáng ngày 05.12.2006 trong lúc cử hành thánh lễ Misa thì mưa gió ầm ầm, bão đến nhưng dân Vũng Tầu chưa bao giờ có thể biết hoặc cảm nhận được “bão” như thế nào, mọi người vẫn sốt sắng dâng lễ nhưng mưa rất lớn và gió mạnh giật tung mái tole nhà thờ làm cho toàn bộ gian cung thánh tràn nước và trần nhà thờ xập xuống, sau đó vì toàn bộ nhà thờ bị rạn nức quá nặng nên buộc lòng phải giật xuống để xây dựng lại. Cái khó là do thiên tai đến thình lình và một phần nữa là giáo dân trong xứ cũng bị ảnh hưởng cơn bão quá nặng nề nên không thể đóng góp tài chánh để xây lại nhà thờ và do không có kế hoặch trước nên giáo xứ rất lo lắng không biết làm sao để có kinh phí xây dựng.
Nhìn đống đổ nát do thiên tai gây nên làm thiệt hại nặng nề cho giáo xứ, tôi chợt ước mong qua bài viết nầy kêu gọi sự hảo tâm của quý độc giả, nhũng người con chiên cũ của Tân Phước, Phước Tỉnh, trong và ngoài nước, mở rộng tấm lòng “lá lành đùm lá rách” theo truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam để đóng góp xây dựng lại nhà thờ cho “Danh Chúa được rạng sáng và giáo dân trong giáo xứ có nơi tôn thờ Chúa cùng Mẹ Maria và Thánh Bổn Mạng Giuse cho xứng đáng” đó là lời ghi trong thư của cha Chánh xứ có chứng thực của Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm-Giám Mục Giáo Phận Bà Rịa xin quý cha, quý bà con giáo dân xứ Tân Phước đang sống xa quê và quý vị ân nhân xa gần giúp đỡ.
Mọi sự giúp đỡ xin vui lòng liên lạc theo địa chỉ:
Linh mục Giuse Trịnh Quang Cảnh
Giáo xứ Tân Phước
Ap Tân Phước-xã Phước Tỉnh
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Tel: 064.842174
Cellphone: 090.884.6779
Email: gxtanphuoc@yahoo.com.vn