THA TỘI
Nói đến tha tội là nói đến thống hối. Không thống hối không có ơn tha tội. Điều kiện để nhận ơn tha tội là thống hối. Không phải là nhận ơn tha tội trước; thống hối sau mà chính là thống hối đến trước,tha tội đến sau. Nói cách khác ơn thống hối đi trước mở đường cho ơn tha tội. Cả hai đều là ơn Chúa. Con người cần cả hai ơn thống hối và tha tội. Cả hai đều bắt đầu từ Chúa, cả hai đều là ơn Chúa ban.
CHỌN LỰA
Chọn lựa là quyền tự do của con người. Chính nhờ quyền tự quyết này mà mỗi người chịu trách nhiệm về quyết định chọn lựa của mình. Quyền tự quyết mở cho mỗi người hai con đường. Một đường sống và một đường chết.
Đường sống là đường hẹp, đòi hỏi hy sinh, quyết tâm và cố gắng.
Đường chết rộng thênh thang là buông thả, cái lợi ngắn hạn trước mắt và dễ bị cám dỗ.
Mỗi người tự chọn hoặc là nhận hoặc là từ chối ơn Chúa. Nếu nhận ơn thống hối sẽ nhận được ơn tha tội. Nếu từ chối ơn thống hối sẽ không bao giờ có ơn tha tội vì điều kiện để được tha là phải thống hối.
Thiếu thống hối là từ chối ơn tha tội. Thiếu thống hối là sống trong tình trạng mù quáng, không nhận biết mình đang sống trong tình trạng tội lỗi. Từ chối ơn thống hối không bao giờ nhận ơn tha tội. Kẻ không biết thống hối là không biết chính mình. Không biết mình cũng chẳng biết người. Biết mình chính là biết cái giới hạn của mình. Vì có giới hạn nên cần học hỏi. Học để tránh sai lầm. Nhận biết sai lầm để sửa sai. Sửa sai là cầu tiến.
THỐNG HỐI LÀ KHIÊM NHƯỜNG
Người nhận ơn thống hối là người biết mình bất toàn, không hoàn thiện, nhận biết mình yếu đuối, dễ sai lầm. Vì nhận biết như thế nên người thống hối là người có lòng khiêm nhường. Ít nhất là thành thật với lòng mình. Chính vì khiêm nhường nên tự nhận là người tội lỗi, cần ơn tha thứ. Biết mình cần nên mới van xin. Nhờ van xin nên được ban cho. Nhờ được ban cho nên đời sống thay đổi từ bất an sang bình an; từ đau khổ sang hạnh phúc. Được tha nên sống trong tâm tình biết ơn. Có trường hợp khiêm nhường nhưng không dám công khai lộ tỏ ra cho người khác biết mà cố che đậy vì sợ. Đây là một hiểu lầm tai hại cần tránh. Thiếu thành thật với anh em dẫn đến hiểu làm không cần thiết.
THA ĐỂ ĐƯỢC THA
Người tự nhận mình yếu đuối có nhiều cơ may nhận ra yếu đuối sai lầm của người khác do vậy họ hiểu, dễ thông cảm, tha thứ cho anh em khi có những bất bình với nhau. Nhờ được tha thứ hối nhân có kinh nghiệm được yêu thương. Chính vì được yêu thương nên họ chạnh lòng thương kẻ có cùng cảnh ngộ. Họ nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa yêu thương nên họ cũng học biết tha thứ khi anh em lỡ vấp phạm đến họ.
Xin Cha tha nợ chúng như chúng con cũng tha kẻ có nợ với chúng con (Kinh Lậy Cha)
Một khi chưa tha thứ cho anh em thì chưa xứng đang nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa vì chúng ta tha để được tha hay đúng hơn là chúng ta nhận ơn tha thứ để học biết tha cho nhau.
Dụ ngôn người kia mắc nợ vua 10 ngàn nén vàng anh không thể trả xin vua tha nợ. Vua tha cho anh. Bạn nợ anh 100 quan tiền, người này không có gì để trả xin khất anh nhất định không cho.
Nghe chuyện vua nổi giận bắt anh tù cho đến khi trả hết nợ. Bản án vua phán ‘ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta. Đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?’.( Mat 18,34).
Hơn nữa kẻ ôm mối hận trong lòng không thể nào có cuộc sống bình an và như thế trái với những ơn Chúa ban trong bí tích hoà giải đó là ơn bình an, ơn giao hoà. Muốn có bình an cần học tha thứ cho người khác. Không tha thứ là tự chuốc khổ vào thân, tự hành hạ làm khổ mình. Uổng đời.
Kẻ thọ ơn cần học cách diễn tả lòng biết ơn qua các hành động cụ thể. Ơn nhận được là tình yêu nên đáp trả ơn đó cũng bằng tình yêu. Vì thế người được tha nhiều, thọ ơn nhiều và đáp lại bằng cách yêu nhiều. Đây chính là trường hợp của người phụ nữ lấy nước mắt rửa chân Chúa và dùng chính tóc mình lau khô. Chúa Kitô kết luận:
‘tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít’. (Luca 7, 47)
TÌNH YÊU
Tình yêu Chúa là động lực chính dẫn đến việc Chúa tha tội cho hối nhân. Con người nhận được ơn tha tội
Không phải vì con người xứng đáng được nhận ơn ấy.
Không phải con người có công trạng trước mặt Chúa.
Không phải con người quý trọng đến độ Thiên Chúa không thể trừng phạt. Không phải vì biết thống hối mà con người nhận được ơn tha tội.
Không phải con người tự sức mình tìm được ơn tha tội.
Con người nhận được ơn tha tội do lòng Chúa yêu thương.
Thiên Chúa yêu thương con người nên tha tội cho con người và con người chỉ biết nhận tấm lòng yêu thương vô bến của Thiên Chúa.
Một tình yêu ngoài sự hiểu biết của con người.
Một tình yêu không có gì sánh được ngoài việc nhận với lòng thành.
Một tình yêu dành riêng cho những ai tin vào tình thương Chúa.
Nói đến tha tội là nói đến thống hối. Không thống hối không có ơn tha tội. Điều kiện để nhận ơn tha tội là thống hối. Không phải là nhận ơn tha tội trước; thống hối sau mà chính là thống hối đến trước,tha tội đến sau. Nói cách khác ơn thống hối đi trước mở đường cho ơn tha tội. Cả hai đều là ơn Chúa. Con người cần cả hai ơn thống hối và tha tội. Cả hai đều bắt đầu từ Chúa, cả hai đều là ơn Chúa ban.
CHỌN LỰA
Chọn lựa là quyền tự do của con người. Chính nhờ quyền tự quyết này mà mỗi người chịu trách nhiệm về quyết định chọn lựa của mình. Quyền tự quyết mở cho mỗi người hai con đường. Một đường sống và một đường chết.
Đường sống là đường hẹp, đòi hỏi hy sinh, quyết tâm và cố gắng.
Đường chết rộng thênh thang là buông thả, cái lợi ngắn hạn trước mắt và dễ bị cám dỗ.
Mỗi người tự chọn hoặc là nhận hoặc là từ chối ơn Chúa. Nếu nhận ơn thống hối sẽ nhận được ơn tha tội. Nếu từ chối ơn thống hối sẽ không bao giờ có ơn tha tội vì điều kiện để được tha là phải thống hối.
Thiếu thống hối là từ chối ơn tha tội. Thiếu thống hối là sống trong tình trạng mù quáng, không nhận biết mình đang sống trong tình trạng tội lỗi. Từ chối ơn thống hối không bao giờ nhận ơn tha tội. Kẻ không biết thống hối là không biết chính mình. Không biết mình cũng chẳng biết người. Biết mình chính là biết cái giới hạn của mình. Vì có giới hạn nên cần học hỏi. Học để tránh sai lầm. Nhận biết sai lầm để sửa sai. Sửa sai là cầu tiến.
THỐNG HỐI LÀ KHIÊM NHƯỜNG
Người nhận ơn thống hối là người biết mình bất toàn, không hoàn thiện, nhận biết mình yếu đuối, dễ sai lầm. Vì nhận biết như thế nên người thống hối là người có lòng khiêm nhường. Ít nhất là thành thật với lòng mình. Chính vì khiêm nhường nên tự nhận là người tội lỗi, cần ơn tha thứ. Biết mình cần nên mới van xin. Nhờ van xin nên được ban cho. Nhờ được ban cho nên đời sống thay đổi từ bất an sang bình an; từ đau khổ sang hạnh phúc. Được tha nên sống trong tâm tình biết ơn. Có trường hợp khiêm nhường nhưng không dám công khai lộ tỏ ra cho người khác biết mà cố che đậy vì sợ. Đây là một hiểu lầm tai hại cần tránh. Thiếu thành thật với anh em dẫn đến hiểu làm không cần thiết.
THA ĐỂ ĐƯỢC THA
Người tự nhận mình yếu đuối có nhiều cơ may nhận ra yếu đuối sai lầm của người khác do vậy họ hiểu, dễ thông cảm, tha thứ cho anh em khi có những bất bình với nhau. Nhờ được tha thứ hối nhân có kinh nghiệm được yêu thương. Chính vì được yêu thương nên họ chạnh lòng thương kẻ có cùng cảnh ngộ. Họ nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa yêu thương nên họ cũng học biết tha thứ khi anh em lỡ vấp phạm đến họ.
Xin Cha tha nợ chúng như chúng con cũng tha kẻ có nợ với chúng con (Kinh Lậy Cha)
Một khi chưa tha thứ cho anh em thì chưa xứng đang nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa vì chúng ta tha để được tha hay đúng hơn là chúng ta nhận ơn tha thứ để học biết tha cho nhau.
Dụ ngôn người kia mắc nợ vua 10 ngàn nén vàng anh không thể trả xin vua tha nợ. Vua tha cho anh. Bạn nợ anh 100 quan tiền, người này không có gì để trả xin khất anh nhất định không cho.
Nghe chuyện vua nổi giận bắt anh tù cho đến khi trả hết nợ. Bản án vua phán ‘ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta. Đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?’.( Mat 18,34).
Hơn nữa kẻ ôm mối hận trong lòng không thể nào có cuộc sống bình an và như thế trái với những ơn Chúa ban trong bí tích hoà giải đó là ơn bình an, ơn giao hoà. Muốn có bình an cần học tha thứ cho người khác. Không tha thứ là tự chuốc khổ vào thân, tự hành hạ làm khổ mình. Uổng đời.
Kẻ thọ ơn cần học cách diễn tả lòng biết ơn qua các hành động cụ thể. Ơn nhận được là tình yêu nên đáp trả ơn đó cũng bằng tình yêu. Vì thế người được tha nhiều, thọ ơn nhiều và đáp lại bằng cách yêu nhiều. Đây chính là trường hợp của người phụ nữ lấy nước mắt rửa chân Chúa và dùng chính tóc mình lau khô. Chúa Kitô kết luận:
‘tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít’. (Luca 7, 47)
TÌNH YÊU
Tình yêu Chúa là động lực chính dẫn đến việc Chúa tha tội cho hối nhân. Con người nhận được ơn tha tội
Không phải vì con người xứng đáng được nhận ơn ấy.
Không phải con người có công trạng trước mặt Chúa.
Không phải con người quý trọng đến độ Thiên Chúa không thể trừng phạt. Không phải vì biết thống hối mà con người nhận được ơn tha tội.
Không phải con người tự sức mình tìm được ơn tha tội.
Con người nhận được ơn tha tội do lòng Chúa yêu thương.
Thiên Chúa yêu thương con người nên tha tội cho con người và con người chỉ biết nhận tấm lòng yêu thương vô bến của Thiên Chúa.
Một tình yêu ngoài sự hiểu biết của con người.
Một tình yêu không có gì sánh được ngoài việc nhận với lòng thành.
Một tình yêu dành riêng cho những ai tin vào tình thương Chúa.