Cha Giảng phủ Giáo Hoàng giải thích về các Bài Đọc ngày Chúa Nhật

ROME (ZENIT.ORG).-Người Giảng Phủ Giáo Hoàng , Cha Capuchin Raniero Cantalamessa, giải thích về các bài đọc từ phụng vụ hôm nay.



* * *

Thầy đã đến mang sự chia rẽ cho trái đất

Chúa nhật 20 Mùa Thường Niên

Jeremiah 38: 4-6, 8-10; Do thái 12:1-4; Luca 12 :49-57.

Bài đọc Tin Mừng Chúa nhật này chứa đựng một số những lời khiêu khích nhất chưa bao giờ được Chúa Giêsu nói: “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban bình an cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết, không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. Vì từ nay năm người cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại me; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng. ”

Và phải nghĩ rằng người đã nói những lời này cũng là một người mà ngày sinh nhật được chào đón với những lời: “Bình an dưới thế cho người thiện tâm,” và trong lúc còn sống Người đã công bố: “ Phúc thay những kẻ kiến tạo hoà bình.” Cũng là một người, khi bị bắt, đã truyền cho Phêrô “Hãy xỏ gươm vào vỏ! “ (Matthew 26:52). Chúng ta giải thích sao sự mâu thuẩn này?

Rất đơn giản. Đó là phải thấy sự bình an và sự hiệp nhất nào Chúa Giêsu đã mang đến, và sự bình an và sự hiệp nhất nào Người muốn tẩy chay. Người đến ban bình an và hiệp nhất cho người lành, điều dẫn tới sự sống đời đời, và Người đã đến tẩy chay sự bình an và hiệp nhất giả tạo giả trá, điều chỉ ru ngủ lương tâm và dẫn tới sự đồi bại.

Không phải Chúa Giêsu có ý đến để đem sự chia rẽ và chiến tranh, nhưng sự Người đến mang, không thể tránh được, sư chia rẽ và sự chống đối bởi vì Người đặt dân chúng trước một sự lựa chọn. Và, đối mặt sự cần thiết phải lựa chọn, chúng ta biết rằng sự tự do con người sẽ phản ứng nhiều cách khác nhau. Lời và con người Chúa Giêsu sẽ phát hiện những điều gì giấu kín nhất trong những chốn thẳm sâu lòng người. Ông già Simeon đã tiên báo điều này, khi ông bồng em bé Giêsu trên tay mình: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel phải vấp ngã hay được chỗi dậy, cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra” (Luke 2:35).

Chính Người sẽ là nạn nhân thứ nhất sự chống đối này, người thứ nhất chịu đau khổ từ “lưỡi gươm” mà Người mang xuống trái đất, Người sẽ thí mạng sống Người vì nó. Sau Người, người trực tiếp hơn hết dính líu trong thảm cảnh này là Đức Maria Mẹ Người, như ông Simeon nói về mẹ :”Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.”

Chính Chúa Giêsu phân biệt hai kiểu bình an. Người nói với các tông đồ: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hải “ (John 14:27). Sau khi phá hủy, nhờ sự chết của Người, sự bình an và tình liên đới giả tạo của loài người trong sự dữ và sự tội, Người khánh thành sự bình an và sự hiệp nhất mới là hoa quả của Chúa Thánh Thần. Đó là sự bình an Người cống hiến cho các môn đệ trong đêm Phục Sinh, khí nói “Bình an cho anh em!”

Chúa Giêsu nói rằng sự “chia rẽ’ này cũng có thể xảy ra trong gia đình: giữa cha và con, mẹ và con gái, anh em và chị em, nàng dâu và mẹ chồng. Và, vô phúc thay, chúng ta biết điều này thỉnh thoảng gây đau đớn thật sự. Người nào đã gặp được Chúa và muốn nghiêm chỉnh theo Người, thường thấy mình ở trong tình huống khó khăn phải lựa chọn: Hoặc làm cho những người tại nhà được hạnh phúc và lơ là Thiên Chúa và việc thực hành đạo đức, hoặc là theo những cái sau và đặt mình xung đột với những người của mình, những kẻ mang lại rắc rối cho mình vì mọi sự nhỏ mọn mình làm cho Thiên Chúa và vì lòng sốt sắng.

Nhưng sự chống đối thâm nhập còn sâu hơn, trong chính con người, và trở thành một trận chiến giữa xác thịt và tinh thần, giữa tiếng gọi tới ích kỷ và sự hưởng thụ quá đáng, và tiếng gọi lương tâm. Sự chia rẽ và xung đột bắt đầu bên trong chúng ta. Phaolo đã minh họa điều này cách rất kỳ lạ: “Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính xác thịt; đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm được điều anh em muốn” (Galatians 5:17).

Con người gắn bó với sự bình an và tự do nhỏ của mình, cho dầu nó chỉ tạm bợ và lừa dối, và hình ảnh này của Chúa Giêsu Đấng đến mang theo sự bức rẽ, tạo nguy cơ làm chúng ta khó ở với Chúa Kitô, coi Người như một kẻ thù của sư an tịnh chúng ta. Cần phải chiến thắng cảm giác này và công nhận rằng điều này cũng là tình yêu của Chúa Giêsu, có lẽ tình yêu tinh sạch và đích thật nhất.