"Sự tham gia trong chính Thần trí của Thiên Chúa."

VATICAN 29/1/2003 (Zenit.org). Đây là một bản dịch bài phát biểu của Đức Gioan Phaolo II tại buổi triều yết chung hôm nay, dành để suy niệm về một lời kinh trong sách Khôn Ngoan (9:1-6,9-11)

* * *


1. Thánh ca chúng ta vừa nghe đọc trình bày cho chúng ta một phần lớn kinh dài từ miệng vua Solomon, trong truyền thống kinh thánh vua được coi như một ông Vua công chính và khôn ngoan nhất. Thánh ca được cống hiến cho chúng ta trong chương 9 sách Khôn Ngoan, một quyển sách thuộc Cựu Ước soạn trong tiếng Hy lạp có lẽ tại Alexandria bên Ai cập, trong buổi bình minh thời đại Kito hữu. Chúng ta thấy rõ sự diễn tả một Do thái giáo kiên trì và cởi mở của nhóm Do thái di dân trong thế giới Hy lạp.

Chủ yếu có ba giòng tư tưởng thần học được đề nghi cho chúng ta trong quyển sách này: Sự bất tử hạnh phúc như là điểm cuối cuộc sống người công chính (x. Chương 1-5); Sự khôn ngoan là một ân huệ Chúa ban và là kẻ hướng dẫn sự sống và các chọn lựa của người tín hữu (x. Chương 6-9); Lịch sử cứu rỗi, cách riêng biến cố cơ bản xuất hành khỏi cuộc áp bức Ai cập, như là dấu của trận chiến giữa sự thiện và sự ác, trận chiến đưa tới sự cứu độ và cứu chuộc hoàn toàn (x. Chương 9-10)

2. Solomon sống lối 10 thế kỷ trước tác giả linh hứng của Sách Khôn ngoan. Dầu sao, nhà vua được coi như là người sáng lập và là tác giả lý tưởng của tất cả suy tư khôn ngoan theo sau đó. Kinh nguyện đưới hình thức một thánh thi đặt trên miệng vua là một lời cầu long trọng dâng lên "Chúa tổ tiên tôi, Đức Chúa từ bi lân tuất" (9:1), đến nổi Người muốn ban ơn quí nhất là sự khôn ngoan.

Rõ ràng trong bản văn chúng ta có việc nhắc tới màng được thuật lại trong Sách Thứ Nhất các Vua, khi Salomon, lúc khởi đầu nắm quyền cai trị, lên những nơi cao tại Gibeon, nơi có một đền thờ, và , sau khi đã dâng một hy lễ vĩ đại, được một mạc khải-giấc mộng ban đêm. Đối với lời yêu cầu của chính Chúa, Đấng dạy vua xin một ân ban, vua trả lời: "Xin ban cho tôi tớ Chúa đây một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái" (I Vua 3:9).

3. Việc linh hứng được cống hiến do lời cầu của Solomon, được phát triển trong Thánh ca chúng ta qua một loạt những lời kêu cầu dâng lên Chúa, xin Người ban cho kho tàng khôn ngoan không gì thay thế nổi.

Trong đoạn phụng vụ Kinh Sáng trình bày, chúng ta gặp hai lời cầu xin này: "Xin rộng ban cho con Đức Khôn ngoan. . .Tự cõi trời thánh thiêng Chúa ngự, xin gởi Đức Khôn Ngoan Ngài tới, xin phái đến từ trời cao vinh hiển" (Kn 9: 4,10). Không có ân huệ này người ta ý thức rằng mình không có người hướng dẫn, dường như thiếu một ngôi sao bắc đẩu hướng dẫn mình trong những lựa chọn luân lý để sống: "Vì con là. . .một con người mỏng manh, cuộc đời vắn vỏi, việc pháp đình lề luật con bé bỏng hiểu chi! . . .nếu Đức Khôn Ngoan của Ngài không ở với con người, thì cũng kể nó bằng không không vậy" (cc.5-6).

Ngưới ta có thể dễ dàng nhận ra rằng "Đức Khôn Ngoan" này không chỉ là lý trí đơn thuần hay khả năng thực hành, nhưng đúng hơn là sự tham gia vào chính Thần trí của Chúa Đấng "trong sự khôn ngoan của mình đã cấu tạo con người" (x. c.2). Do đó, sự khôn ngoan là khả năng thâm nhập vào ý nghĩa sâu xa cuả hữu thể, của sự sống và của lịch sử, vượt xa bề mặt các sự việc và các biến cố để khám phá ý nghĩa tốt nhất, như Chúa muốn.

4. Đức Khôn Ngoan ví như môt cây đèn soi sáng những lựa chọn luân lý hằng ngày của chúng ta và dẫn chúng ta trên con đường ngay thẳng, để "biết rõ những gì đẹp mắt Chúa, và phù hợp với huấn lệnh chủa Ngài" (x. c.9). Vì lẽ này phụng vụ dạy chúng ta cầu nguyện với những lời trong sách Khôn Ngoan lúc bắt đầu ngày, chính xác để xin Chúa ở gần chúng ta với sự khôn ngoan của Người và "để phù trì và đồng lao cộng khổi với con," (x.c.10), mạc khải cho chúng ta sự thiện và sự ác, sự công chính và bất chính .

Nắm lấy tay Khôn ngoan của Chúa chúng ta tiến bước cách tin cẩn trong thế giới. Chúng ta giữ chặt Đức Khôn Ngoan, yêu Đức Khôn Ngoan với một tình yêu vợ chồng như gương vua Salomon, theo Sách Khôn ngoan , vua luôn luôn xưng ra: "Từ thời trai trẻ, tôi đã yêu quí và kiếm tìm Đức Khôn Ngoan, tôi tìm cách cưới Đức Khôn Ngoan làm bạn đời, vẻ đẹp của Đức Khôn Ngoan làm tôi say đắm " (8:2).

5. Các Giáo phụ nhận diện trong Đúc Kitô sự Khôn ngoan của Chúa, theo thánh Phaolô, Đấng định nghĩa Chúa Kitô là "quyền phép Chúa và sự khôn ngoan Chúa"9 1 Cor 1: 24).

Bây giờ chúng ta hãy kết thúc với một kinh của thánh Ambroise, ngài thưa Chúa thế này: "Chúa dạy con những lời đầy khôn ngoan, bởi vì Chúa là Sự Khôn Ngoan! Xin hãy mở lòng con, Chúa là Đấng đã mở Sách! Chúa mở cửa đó ở trên trời bởi vì Chúa là Cửa! Nếu chúng con được đưa vào qua Chúa, chúng con sẽ chiếm hữu Vương quốc đời đời; nếu người ta vào qua Chúa, người ta không phải thất vọng, bởi vì không thể lầm lẫn kẻ đi vào chốn Chân lý" (" Bình luận về thánh vịnh 118/1"[Commento al Salmo 118/1"]; Saemo 9,p.377).

Cuối buổi triều yết, Đúc Thánh Cha nói tóm bằng tiếng Anh

Anh chị em thân mến,

Thánh ca gặp được trong chương chín sách Khôn Ngoan nhắc chúng ta nhớ rằng sự khôn ngoan thật đền từ Chúa. Sự khôn ngoan này không hẳn là sự hiểu biết, hay thượng trí, hay tài giỏi, nhưng đúng là một sự chia sẻ thần trí của chính Chúa. Trên thực tế, Vua salomon xin Chúa gở đến ân huệ khôn ngoan để vua có thể học biết điều gì đẹp lòng Chúa.

Không có sự khôn ngoan này chúng ta không làm được gì. Nhưng với sự khôn ngoan chúng ta được hướng dẫn tới sự thánh thiện và sự công chinh. Sự khôn ngoan cho phép chúng ta hiểu lịch sử, giúp chúng ta nhìn xa hơn những vẻ bên ngoài và đánh giá ý nghĩa sâu xa nhất của sự sống. Với vua Salomon chúng ta hãy xin Chúa ban cho ân huệ khôn ngoan này, để soi sáng tâm hồn và trí khôn chúng ta bằng những cách nào đẹp lòng Chúa.

Tôi chào cách riêng những người hành hương nói tiếng Anh có mặt hôm nay, kể những nhóm đến từ Demark, Australia và Hiệp-chúng-quốc. Xin cho cuộc viếng thăm của anh em tại Rome nên một thời gian làm giàu về mặt thiêng liêng. Trên tất cả anh em, tôi cầu xin ân sủng và hoà bình của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.