Trong buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần hôm 30/01/2008, Đức Thánh Cha đã giải thích về Thánh Augustinô, nhấn mạnh đến các nỗ lực kiên định của ngài trong việc tìm kiếm đức tin, và ý nghĩa của các phát biểu: “tin là để hiểu biết”, nhưng cũng không tách rời với “hiểu biết để mà tin”.

“Tôi tin là để hiểu biết” và “hướng con người quay về với niềm hy vọng tìm kiếm đức tin”, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc lại những phát biểu này của Thánh Augustinô, để minh hoạ cho vị giám mục của thành Hippo và nhấn mạnh đến chủ đề đặc biệt đối với ngài, mối quan hệ giữa đức tin và lý trí. “Những chủ đề này không đối nghịch nhau, nhưng luôn song hành với nhau”, để có thể đến được với sự thật.

Lại một lần nữa, Đức Thánh Cha suy niệm về Thánh Augustinô trong huấn từ của ngài trước 6.000 người hành hương hiện diện trong buổi triều yết chung. Ngài là một vị thánh thông thái bộc lộ một hành trình tâm linh “một kiểu mẫu của mối quan hệ giữa đức tin và lý trí, một đề tài trung tâm cho tình cảm và số phận của mỗi con người”. Hai chiều kích này “không thể bị tách rời hay đối nghịch, nhưng đúng hơn là phải được hoà quyện vào nhau”: vì thế chúng là “hai tác động dẫn đưa chúng ta đến tri thức”.

Cặp đôi đức tin và lý trí trở thành trung tâm của đời sống và suy nghĩ của Thánh Augustinô: ngài đã học đức tin từ một trẻ thơ và đã bị bác bỏ như một thiếu niên “vì ngài không thấy được sự hợp lý nơi đức tin và điều đó không biểu lộ nơi lý trí của ngài”, nghĩa là sự thật. “ Việc kiếm tìm đức tin của ngài quá quyết liệt đến nỗi ngài không cảm thấy được thoả mãn với những triết lý không dẫn đến Thiên Chúa”, vì Thiên Chúa “không là giả thuyết về vũ trụ học nhưng là Thiên Chúa ban tặng sự sống”.

Vì thế, đức tin và lý trí không là những đề tài đối nghịch nhau, nhưng phải luôn song hành. Thánh Augustinô nói rằng chúng là hai động lực cần thiết cho sự hiểu biết, được biểu lộ bằng những câu nói nổi tiếng mà trong đó ngài bày tỏ “sự tổng hợp chặt chẽ giữa đức tin và lý trí: ‘tin để hiểu biết’ và cũng không tách rời được với ‘hiểu biết để mà tin’ ”, đối với Đức Thánh Cha thì điều đó “diễn tả với hiệu quả tức thì và với đầy đủ sự sâu xa để Giáo Hội Công Giáo thấy được sự biểu lộ của cuộc hành trình chính bản thân mình”. Những huấn dụ này cho ta thấy rằng: “Thiên Chúa không cách xa lý trí chúng ta và đời sống chúng ta”, “ngược lại Ngài gần gũi mỗi người chúng ta và Ngài là sự gần gũi con tim cũng như lý trí”