VINH, NGHỆ AN - Sau thánh lễ Chúa nhật ngày 24/02/2008, cha Phạm Quang Long, quản xứ Mỹ Dụ, ngõ lời với cộng đoàn: “Xin mời anh chị em nán lại một chút để nghe chuyện thời sự liên quan đến giáo xứ chúng ta. Ngày 22/02/2008, Ủy ban Nhân dân xã Hưng Châu đã mời Hội đồng Giáo xứ đến ‘để trao đổi một số nội dung cần thiết’. Đại diện Hội đồng Giáo xứ là ông Nguyễn Đức Thắng, chủ tịch, và ông Trần Văn Sơn, thư ký, đã đến làm việc với chính quyền một buổi chiều. Thực sự không phải là ‘một số nội dung cần thiết’ mà chỉ một vấn đề thôi: đó là việc chúng ta sửa nhà xứ mà chính quyền đòi phải báo cáo và phải được chính quyền cho phép. Hai bên đã ‘làm việc’ với nhau khá căng thẳng. Sau đây xin mời ông Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ trình bày cho cộng đoàn cụ thể như thế nào”.
Tiếp theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ trình bầy như sau: “Kính thưa Cộng đoàn, theo giấy mời của ủy ban nhân dân xã Hưng Châu, tôi và ông thư ký đã lên hội trường xã, tôi thấy có ông trưởng phòng tôn giáo huyện, nhưng trực tiếp làm việc với chúng tôi thì có ông Đường (phó ban tôn giáo huyện) và ông Nguyễn Văn Doan (phó chủ tịch xã Hưng Châu). Với thái độ gay gắt, ông phó chủ tịch xã đòi chúng tôi phải báo cáo và phải có thiết kế. Lập luận của tôi là: ‘Chúng tôi chỉ sửa nhà ở của cha quản xứ, cũng là một hộ như bao nhiêu nhà dân khác, nên không phải báo cáo và trình bản thiết kế gì cả’.
“Như bà con chúng ta đều biết: căn nhà 5 gian làm bằng gỗ là của một nhà giàu có trong vùng, cha xứ cũ là Nguyễn Trọng Kiểng đã mua lại từ năm 1962. Gần nửa thế kỷ không sửa chữa và tôn tạo nên nhà bị ẩm thấp và xuống cấp trầm trọng. Căn nhà không thể sử dụng được, mà cha xứ thì không có chỗ ở. Có người dân nào làm nhà mà phải báo cáo và trình thiết kế với chính quyền đâu! Nghĩ đến đây tôi cảm thấy khôi hài và bật cười, thì ông Doan bảo: ‘Không được cười’. Tôi đáp lại: ‘Ở đây có ông phó ban tôn giáo huyện, còn ông là phó chủ tịch phụ trách khối văn hóa xã hội, là những người làm công tác dân vận thì phải có tình cảm với nhau”. Và ông Doan nói cộc lốc: ‘Tôi không cần tình cảm!”
Được biết giáo xứ Mỹ Dụ gặp khó khăn với chính quyền trong 20 năm qua. Và Mỹ Dụ trở thành điểm nóng về đất đai khi chính quyền đòi chiếm đất nhà thờ để làm con đường du lịch ven sông Lam. Đỉnh điểm là biến cố chiều thứ 7 Tuần Thánh năm ngoái khi chính quyền cho xe đến ủi đất nhà thờ, nhưng giáo dân Mỹ Dụ đã kịp thời ngăn chặn. Sự kiện này đã được đăng tải trên mạng VietCatholic ngày 08/5/2007 và trang nhà của Radio Veritas http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/07news/7news286.htm.
Mỹ Dụ vốn là một giáo xứ sầm uất, được tách ra từ giáo xứ Làng Anh năm 1869. Trước kia, có nhiều linh mục và tu sĩ xuất thân từ Mỹ Dụ, và nơi đây nổi tiếng về một thứ đặc sản là rươi. Từ lâu người ta còn truyền tụng câu: “Rươi Mỹ Dụ, cụ Thổ Hoàng”. Ở vùng Daklak thì có câu: “Cam Xã Đoài, rươi Mỹ Dụ, cụ Hòa Ninh”. Không biết Chúa an bài thế nào mà giờ đây coi xứ Mỹ Dụ là một cha Hòa Ninh. Ngày nay rươi Mỹ Dụ rất khan hiếm, và linh mục người Mỹ Dụ cũng khan hiếm như rươi!
Mới đây có một người bà con của tôi ở Daklak về thăm, khi đi qua nhà thờ Mỹ Dụ ông ta hỏi: “Ở đây có cha xứ không mà khuôn viên hoang phế như vậy?” Thực ra, giáo xứ của tôi rất may mắn có cha xứ phục vụ liên tục suốt gần 150 năm qua kể từ khi được thành lập, nhưng khổ nỗi toàn là các cha già về hưu, nên công việc mục vụ và cơ sở vật chất còn yếu. Cha xứ mới của chúng tôi, cha GB Phạm Quang Long, về nhận xứ từ ngày 21/12/2007, ngài vẫn còn trẻ và có nhiều việc phải làm về công tác mục vụ cũng như việc kiến thiết nhà thờ, nhà xứ. Toàn bộ khuôn viên nhà thờ (dài 180m, rộng 60m) chưa có hàng rào, càng ngày càng bị chính quyền và dân chúng chung quanh lấn chiếm nên thu hẹp dần.
Dưới đây là hình ảnh: Giáo dân Mỹ Dụ ngăn chặn xe ủi đât thờ thứ 7 Tuần Thánh 2007, Hơn 300 giáo dân tham gia đổ bê-tông ngày 26/02/2008 Mỹ Dụ, và giáo xứ này là một cộng đoàn đông đảo và sinh động.
Tiếp theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ trình bầy như sau: “Kính thưa Cộng đoàn, theo giấy mời của ủy ban nhân dân xã Hưng Châu, tôi và ông thư ký đã lên hội trường xã, tôi thấy có ông trưởng phòng tôn giáo huyện, nhưng trực tiếp làm việc với chúng tôi thì có ông Đường (phó ban tôn giáo huyện) và ông Nguyễn Văn Doan (phó chủ tịch xã Hưng Châu). Với thái độ gay gắt, ông phó chủ tịch xã đòi chúng tôi phải báo cáo và phải có thiết kế. Lập luận của tôi là: ‘Chúng tôi chỉ sửa nhà ở của cha quản xứ, cũng là một hộ như bao nhiêu nhà dân khác, nên không phải báo cáo và trình bản thiết kế gì cả’.
“Như bà con chúng ta đều biết: căn nhà 5 gian làm bằng gỗ là của một nhà giàu có trong vùng, cha xứ cũ là Nguyễn Trọng Kiểng đã mua lại từ năm 1962. Gần nửa thế kỷ không sửa chữa và tôn tạo nên nhà bị ẩm thấp và xuống cấp trầm trọng. Căn nhà không thể sử dụng được, mà cha xứ thì không có chỗ ở. Có người dân nào làm nhà mà phải báo cáo và trình thiết kế với chính quyền đâu! Nghĩ đến đây tôi cảm thấy khôi hài và bật cười, thì ông Doan bảo: ‘Không được cười’. Tôi đáp lại: ‘Ở đây có ông phó ban tôn giáo huyện, còn ông là phó chủ tịch phụ trách khối văn hóa xã hội, là những người làm công tác dân vận thì phải có tình cảm với nhau”. Và ông Doan nói cộc lốc: ‘Tôi không cần tình cảm!”
Được biết giáo xứ Mỹ Dụ gặp khó khăn với chính quyền trong 20 năm qua. Và Mỹ Dụ trở thành điểm nóng về đất đai khi chính quyền đòi chiếm đất nhà thờ để làm con đường du lịch ven sông Lam. Đỉnh điểm là biến cố chiều thứ 7 Tuần Thánh năm ngoái khi chính quyền cho xe đến ủi đất nhà thờ, nhưng giáo dân Mỹ Dụ đã kịp thời ngăn chặn. Sự kiện này đã được đăng tải trên mạng VietCatholic ngày 08/5/2007 và trang nhà của Radio Veritas http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/07news/7news286.htm.
Mỹ Dụ vốn là một giáo xứ sầm uất, được tách ra từ giáo xứ Làng Anh năm 1869. Trước kia, có nhiều linh mục và tu sĩ xuất thân từ Mỹ Dụ, và nơi đây nổi tiếng về một thứ đặc sản là rươi. Từ lâu người ta còn truyền tụng câu: “Rươi Mỹ Dụ, cụ Thổ Hoàng”. Ở vùng Daklak thì có câu: “Cam Xã Đoài, rươi Mỹ Dụ, cụ Hòa Ninh”. Không biết Chúa an bài thế nào mà giờ đây coi xứ Mỹ Dụ là một cha Hòa Ninh. Ngày nay rươi Mỹ Dụ rất khan hiếm, và linh mục người Mỹ Dụ cũng khan hiếm như rươi!
Mới đây có một người bà con của tôi ở Daklak về thăm, khi đi qua nhà thờ Mỹ Dụ ông ta hỏi: “Ở đây có cha xứ không mà khuôn viên hoang phế như vậy?” Thực ra, giáo xứ của tôi rất may mắn có cha xứ phục vụ liên tục suốt gần 150 năm qua kể từ khi được thành lập, nhưng khổ nỗi toàn là các cha già về hưu, nên công việc mục vụ và cơ sở vật chất còn yếu. Cha xứ mới của chúng tôi, cha GB Phạm Quang Long, về nhận xứ từ ngày 21/12/2007, ngài vẫn còn trẻ và có nhiều việc phải làm về công tác mục vụ cũng như việc kiến thiết nhà thờ, nhà xứ. Toàn bộ khuôn viên nhà thờ (dài 180m, rộng 60m) chưa có hàng rào, càng ngày càng bị chính quyền và dân chúng chung quanh lấn chiếm nên thu hẹp dần.
Dưới đây là hình ảnh: Giáo dân Mỹ Dụ ngăn chặn xe ủi đât thờ thứ 7 Tuần Thánh 2007, Hơn 300 giáo dân tham gia đổ bê-tông ngày 26/02/2008 Mỹ Dụ, và giáo xứ này là một cộng đoàn đông đảo và sinh động.