"Quá trình thanh tra...Vẫn là một con đường hiệu nghiệm"
NEW YORK 20/20/2003 (Zenit.org).- Đây là bài phát biểu hôm thứ Tư 19/2, của Tổng Giám mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực Vatican tại Liên Hiệp Quốc, trong buổi họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về hoàn cảnh Iraq.
* * *
Thưa Chủ tịch,
Tôi xin cám ơn chủ tịch cho tôi dịp tiện bày tỏ sự quan tâm và âu lo sâu xa của Toà Thánh về vấn đề Iraq, cũng như trong Phòng này của Hội đồng Bảo an, nơi các vấn đề liên quan tới hòa bình và an ninh quốc tế được bàn cãi, hầu ngừa cho thế giới khỏi tai họa chiến tranh. Trong dịp này, thưa Ông Chủ tịch, tôi vui mừng nhắc lại cuộc họp hiệu quả của Tổng thư ký Kofi Annan với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II chiều hôm qua tại Vatican.
Thưa Chủ tịch,
Ngay từ đầu, Tòa Thánh đã luôn luôn công nhận vai trò không thể thay thế của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết vấn đề Iraq phục tùng những điều khoản trong những nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Về phương diện này, Toà thánh nhận thấy rằng cộng đồng quốc tế âu lo là đúng và đang xử lý một vấn đề chính đáng và khẩn cấp: sự giải trừ những kho vũ khí giết người hàng loạt, một đe dọa nổi trên không những một vùng, nhưng vô phúc còn trên những phần khác thế giới. Toà Thánh xác tín rằng trong những cố gắng kiếm sức mạnh từ sự phong phú của những dụng cụ hòa bình do luật quốc tế cung cấp, việc xử dụng vũ lực không phải là một việc làm đúng. Ngoài những hậu quả nặng nề đối với một dân tộc đã bị thử thách lâu dài, lại thêm những viễn ảnh đen tối của những sự căng thẳng và xung đột giữa các dân tộc và văn hóa, và sự tái du nhập đáng phản đối về chiến tranh như con đường giải quyết những hoàn cảnh không thể biện hộ cho được.
Tòa Thánh đang theo sát những sự phát triển trong thường dân và bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với những cố gắng của cộng đồng quốc tế hướng về việc giải quyết cơn khủng hoảng trong bầu khí pháp chế quốc tế. Vì mục đích này và với mục đích này trong trí, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mới đây đã gởi một đặc phái viên tới Baghdad, vị này đã gặp Tổng thống Saddam Hussein và trao cho ông một sứ điệp từ Giáo hoàng, sứ điệp nhấn mạnh, giữa những sự khác, sự cần thiết phải có những cam kết cụ thể trung thành theo những quyết định thích đáng của Liên Hiệp Quốc. Một sứ điệp tương tự cũng được gởi tới ông Tarek Ariz, Phó-Thủ tướng Iraq, người đã thăm viếng đức Giáo hoàng ngày 14/2 vừa qua. Hơn nữa, vì hoàn cảnh phá hoại của những can thiệp quân sư có thể xảy ra, Đặc Phái viên của Ðức Giáo Hoàng đã kêu gọi lương tâm của tất cả những ai có vai trò phải thi hành trong việc quyết định tương lai cuộc khủng hoảng trong những ngày quyết định đang tới "bởi vì, cuối cùng, chính lương tâm mới có tiếng nói cuối cùng, mạnh hơn tất cả những chiến lược, tất cả những ý thức hệ và tất cả các tôn giáo."
Thưa chủ tịch,
Tòa Thánh xác tín rằng dầu quá trình thanh tra xem ra có hơi chậm trễ, điều đó vẫn là một con đường hiệu nghiệm có thể đưa tới việc tạo dựng một sự đồng thuận, nếu đươc chia sẻ rộng rải bới các Nước, sự đồng thuận này sẽ làm cho bất cứ Chính phủ nào hầu như không thể hành động cách khác, mà không liều bị cô lập trên trường quốc tế. Do đó Tòa Thánh quan niệm rằng đó cũng là con đường thích hợp dẫn tới một giải quyết đồng thuận và danh dự cho vấn đề, sự giải quyết đó, tới phiên, sẽ cung cấp nền tảng cho một hòa bình thật và lâu dài.
"Chiến tranh không ao giờ đúng là một phương tiện khác mà người ta có thể chọn lựa xử dụng để dàng xếp những bất đồng giữa các nước. Như bản Hiến Chương Tổ chức Liên Hiệp Quốc và chính luật quốc tế nhắc nhở chúng ta, không thể giải quyết dựa trên chiến tranh, cho dầu đó là một sự kiện bảo dảm công ích, trừ ra như là một sự lựa chọn cuối cùng và phù hợp với những điều kiện rất thẳng nhặt, thấy trước những hậu quả cho thường dân cả trong và sau những cuộc hành quân quân sự " ( Diễn văn của đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II trước Ngoại giao đoàn, 13/1/2003).
Về vấn đề Iraq, đại đa số cộng đồng quốc tế đang kêu gọi tới một giải pháp ngoại giao cho sự tranh chấp và kêu gọi sự khám phá tất cả con đường để dàng xếp hoà bình. Tiếng gọi nầy không nên bỏ qua. Toà Thánh khuyến khích những bên liên hệ giữ sự đối thoại mở rộng có khả năng mang lại những giải pháp ngăn ngừa một chiến tranh có thể và thúc ép cộng đồng quốc tế nhận lấy trách nhiệm của mình trong việc xử lý với bất cứ thiếu sót nào về phía Iraq.
Thưa chủ tịch, trước khi kết thúc bản tuyên bố này, cho phép tôi lập lại trong Phòng hòa bình này , những lời linh hứng-hy vọng do Đặc Phái viên của Đức Gioan Phaolo II tại Iraq: "Hoà bình còn có thể tại Iraq và cho Iraq. Một bước nhỏ nhất trong số ít ngày gần đây có giá trị nhảy vọt cho hoà bình."
Tôi xin cám ơn ngài, thưa chủ tịch
NEW YORK 20/20/2003 (Zenit.org).- Đây là bài phát biểu hôm thứ Tư 19/2, của Tổng Giám mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực Vatican tại Liên Hiệp Quốc, trong buổi họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về hoàn cảnh Iraq.
* * *
Thưa Chủ tịch,
Tôi xin cám ơn chủ tịch cho tôi dịp tiện bày tỏ sự quan tâm và âu lo sâu xa của Toà Thánh về vấn đề Iraq, cũng như trong Phòng này của Hội đồng Bảo an, nơi các vấn đề liên quan tới hòa bình và an ninh quốc tế được bàn cãi, hầu ngừa cho thế giới khỏi tai họa chiến tranh. Trong dịp này, thưa Ông Chủ tịch, tôi vui mừng nhắc lại cuộc họp hiệu quả của Tổng thư ký Kofi Annan với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II chiều hôm qua tại Vatican.
Thưa Chủ tịch,
Ngay từ đầu, Tòa Thánh đã luôn luôn công nhận vai trò không thể thay thế của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết vấn đề Iraq phục tùng những điều khoản trong những nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Về phương diện này, Toà thánh nhận thấy rằng cộng đồng quốc tế âu lo là đúng và đang xử lý một vấn đề chính đáng và khẩn cấp: sự giải trừ những kho vũ khí giết người hàng loạt, một đe dọa nổi trên không những một vùng, nhưng vô phúc còn trên những phần khác thế giới. Toà Thánh xác tín rằng trong những cố gắng kiếm sức mạnh từ sự phong phú của những dụng cụ hòa bình do luật quốc tế cung cấp, việc xử dụng vũ lực không phải là một việc làm đúng. Ngoài những hậu quả nặng nề đối với một dân tộc đã bị thử thách lâu dài, lại thêm những viễn ảnh đen tối của những sự căng thẳng và xung đột giữa các dân tộc và văn hóa, và sự tái du nhập đáng phản đối về chiến tranh như con đường giải quyết những hoàn cảnh không thể biện hộ cho được.
Tòa Thánh đang theo sát những sự phát triển trong thường dân và bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với những cố gắng của cộng đồng quốc tế hướng về việc giải quyết cơn khủng hoảng trong bầu khí pháp chế quốc tế. Vì mục đích này và với mục đích này trong trí, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mới đây đã gởi một đặc phái viên tới Baghdad, vị này đã gặp Tổng thống Saddam Hussein và trao cho ông một sứ điệp từ Giáo hoàng, sứ điệp nhấn mạnh, giữa những sự khác, sự cần thiết phải có những cam kết cụ thể trung thành theo những quyết định thích đáng của Liên Hiệp Quốc. Một sứ điệp tương tự cũng được gởi tới ông Tarek Ariz, Phó-Thủ tướng Iraq, người đã thăm viếng đức Giáo hoàng ngày 14/2 vừa qua. Hơn nữa, vì hoàn cảnh phá hoại của những can thiệp quân sư có thể xảy ra, Đặc Phái viên của Ðức Giáo Hoàng đã kêu gọi lương tâm của tất cả những ai có vai trò phải thi hành trong việc quyết định tương lai cuộc khủng hoảng trong những ngày quyết định đang tới "bởi vì, cuối cùng, chính lương tâm mới có tiếng nói cuối cùng, mạnh hơn tất cả những chiến lược, tất cả những ý thức hệ và tất cả các tôn giáo."
Thưa chủ tịch,
Tòa Thánh xác tín rằng dầu quá trình thanh tra xem ra có hơi chậm trễ, điều đó vẫn là một con đường hiệu nghiệm có thể đưa tới việc tạo dựng một sự đồng thuận, nếu đươc chia sẻ rộng rải bới các Nước, sự đồng thuận này sẽ làm cho bất cứ Chính phủ nào hầu như không thể hành động cách khác, mà không liều bị cô lập trên trường quốc tế. Do đó Tòa Thánh quan niệm rằng đó cũng là con đường thích hợp dẫn tới một giải quyết đồng thuận và danh dự cho vấn đề, sự giải quyết đó, tới phiên, sẽ cung cấp nền tảng cho một hòa bình thật và lâu dài.
"Chiến tranh không ao giờ đúng là một phương tiện khác mà người ta có thể chọn lựa xử dụng để dàng xếp những bất đồng giữa các nước. Như bản Hiến Chương Tổ chức Liên Hiệp Quốc và chính luật quốc tế nhắc nhở chúng ta, không thể giải quyết dựa trên chiến tranh, cho dầu đó là một sự kiện bảo dảm công ích, trừ ra như là một sự lựa chọn cuối cùng và phù hợp với những điều kiện rất thẳng nhặt, thấy trước những hậu quả cho thường dân cả trong và sau những cuộc hành quân quân sự " ( Diễn văn của đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II trước Ngoại giao đoàn, 13/1/2003).
Về vấn đề Iraq, đại đa số cộng đồng quốc tế đang kêu gọi tới một giải pháp ngoại giao cho sự tranh chấp và kêu gọi sự khám phá tất cả con đường để dàng xếp hoà bình. Tiếng gọi nầy không nên bỏ qua. Toà Thánh khuyến khích những bên liên hệ giữ sự đối thoại mở rộng có khả năng mang lại những giải pháp ngăn ngừa một chiến tranh có thể và thúc ép cộng đồng quốc tế nhận lấy trách nhiệm của mình trong việc xử lý với bất cứ thiếu sót nào về phía Iraq.
Thưa chủ tịch, trước khi kết thúc bản tuyên bố này, cho phép tôi lập lại trong Phòng hòa bình này , những lời linh hứng-hy vọng do Đặc Phái viên của Đức Gioan Phaolo II tại Iraq: "Hoà bình còn có thể tại Iraq và cho Iraq. Một bước nhỏ nhất trong số ít ngày gần đây có giá trị nhảy vọt cho hoà bình."
Tôi xin cám ơn ngài, thưa chủ tịch