Kinh nghiệm bảo trợ một cháu sang Mỹ du học... Sống để làm gì?
Sách Giáo Lý Công giáo đoạn 45 trích lời của Thánh Augustinô tóm tắt mục đích đời sống của nhân loại: “Con người được tạo dựng nên để sống hiệp thông với Thiên Chúa. Nơi Người, họ tìm được hạnh phúc: trong Chúa, con không hề còn đau khổ buồn phiền nữa, được tràn đầy ơn Chúa, đời con sẽ đầy đủ trọn vẹn!” (Tự Thuật. 10, 28, 39).
Gia đình tôi đến Mỹ từ cuối năm 1975 theo diện “thánh nhân đãi kẻ khù khờ!”. Toàn gia từ thân sinh đến các con vốn không có địa vị, kiến thức lẫn của cải. Ơn trên đưa đẩy khiến chúng tôi gặp được họ hàng có thuyền đánh cá ở vùng biển Phước Tỉnh, Vũng Tàu. Thế là bằng tình con cái cùng một Chúa Cha trên trời, các cô chú em họ của thân phụ tôi tìm hết cách thuyết phục thân sinh chúng tôi xuống thuyền ra khơi vượt biển đi tìm tự do, mà gia tài chỉ có một lượng vàng Má tôi bán đi để đổi lấy dầu phụ Chú tôi chở 12 người trong gia đình tôi chạy đến hải phận quốc tế, gặp Đệ thất hạm đội của Mỹ đưa chúng tôi đến đảo Guam. Vì cha mẹ nghèo đông con, gia đình tôi phải di chuyển hết trại tạm cư này đến trại tị nạn khác; đến thời hạn chính phủ Hoa Kỳ quyết định đóng cửa trại tị nạn cuối cùng chúng tôi mới được bảo trợ để xuất trại đi định cư.
Thời gian đầu đời tị nạn, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhà thờ là nơi chúng tôi gặp gỡ gắn bó. Cuối tuần cả gia đình 12 người chồng chất trên một chiếc xe chỉ có sáu chỗ ngồi, khiến cho đám trẻ con người Mỹ ngồi trong các xe bên cạnh cùng chạy trên xa lộ quay sang nhạo cười chúng tôi. Đến nhà thờ, gặp được đồng hương tay bắt mặt mừng, chia sẻ với chúng tôi những điều mới lạ nơi đất khách quê người. Dần dần, chúng tôi hòa nhập với các hội đoàn trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương cả Mỹ lẫn Việt. Hơn 33 năm trôi qua, đại gia đình chúng tôi vẫn giữ được tập tục là cứ mỗi chiều thứ bảy, tất cả mọi người tham dự thánh lễ cuối tuần rồi tụ tập lại ăn bữa tối với nhau. Các người lớn chia làm hai nhóm theo phái nam hay phái nữ cùng nhau trò chuyện. Các cháu nhỏ chơi chung vui vẻ với nhau bằng tất cà các trò chơi mà chúng nghĩ ra: múa lân, rước kiệu, đóng kịch, ca hát, nhảy múa, kể chuyện, nấu nướng… hoặc cùng đối đáp những bài ca dao tục ngữ các cháu học được từ trong lớp giáo lý Việt văn. Mấy đại gia đình thông gia với chúng tôi cũng rất tốt lành. Có mấy gia đình khác biệt tôn giáo nhưng gia đình nào cũng sống tinh thần con nhà có đạo nên chúng tôi rất đề huề, thu xếp với nhau để những dịp Lễ, Tết các con dâu, con rể và các cháu được xum họp đầy đủ với cả hai bên ông bà nội ngoại, không bên trọng bên khinh.
Trong tâm tình tạ ơn Chúa, tôi hồi tưởng lại. Từ khi còn chân ướt chân ráo đến đất nước tự do, người lớn phải mưu sinh bằng những việc chân tay nặng nhọc với đồng lương tối thiểu, nhưng các em tôi được đều đặn đến trường, được học hành miễn phí, được ăn trưa tại trường. Cả gia đình chỉ tiêu xài hạn hẹp để dành dụm gửi tiếp tế cho người thân ở quê nhà. Lần hồi, cả 10 chị em chúng tôi đều tốt nghiệp đại học. Chúa thương ban cho cả mấy người em dâu rể của tôi cũng có tấm lòng. Đại gia đình tôi vẫn nuôi dưỡng tình bác ái đối với người thân thương, hàng xóm, và Giáo Hội Mẹ ở Việt Nam; cứ xem như đó là quà của Chúa ban cho họ mà Chúa dùng tay chúng tôi trao gửi đến họ cho chúng tôi vui.
Tuy nhiên, hát lâu chầu mỏi, nhất là mấy năm gần đây kinh tế sa sút, gửi gấm tối đa mà những người thân quen bên Việt Nam vẫn lầm than cơ cực. Chúng tôi đã phụ giúp để một số em họ, cháu họ… học hành thành tài, rồi lại phải tiếp tế để họ có tiền mà hối lộ mới có việc làm với lương bổng chẳng xứng với công sức. Gần đây, chúng tôi bảo trợ để một cháu sang Mỹ du học. Trước khi cháu đến, chúng tôi thu xếp chuẩn bị dành trọn tình thương cho cháu; nhưng gần cháu càng ngày chúng tôi càng thất vọng và sầu khổ vì thái độ ỷ lại của cháu và bố mẹ cháu. Tất cả mọi nỗ lực tinh thần và vật chất giúp cho cháu học hành thành tài và nên thân nên người đều ngược lại ý muốn của gia đình cháu! Họ nuôi sẵn một ước mơ là chỉ sau vài tháng cháu đến Mỹ là cháu sẽ gặp được một ông chồng giàu sụ già đáng tuổi ông của cháu cũng được, để rồi dần dần bảo trợ hết cả gia đình sang Mỹ sống mà cả nhà chẳng cần học tiếng Mỹ hay phải làm lụng gì cả!
Xét cho cùng thì gia đình chúng tôi không phải chỉ là nạn nhân của gia đình cháu mà thôi. Tinh thần Kitô hữu thúc gịục chúng tôi phải cầu nguyện thật nhiều. Diễn đàn VietCatholic và một số cơ quan truyền thông Công giáo gần đây đã có rất nhiều góp ý lành mạnh để đất nước Việt Nam đừng bỏ qua cơ hội tiến lên cho kịp đà tiến trỉển của cả thế giới tự do dân chủ. Nước Mỹ tạo cơ hội cho dân chúng Hoa Kỳ và các sắc dân đến tị nạn, lập nghiệp ở Mỹ có cơ hội sống tự do, tiến triển về mọi mặt mà chính phủ không cần phải cướp chiếm của dân một tấc đất nào. Tiền thuế của dân Mỹ cũng không phải tiêu dùng phí phạm vào việc bao che một lực lượng an ninh công an cảnh sát hùng hậu và các tay anh chị nghiện ngập xã hội đen hay những người dân nghèo chất phát… lãnh lương phụ trội và tiền thưởng vì đã dùng dùi cui, roi điện, hơi cay hành hạ anh chị em bà con đồng chủng của mình, bóc lột đồng bào mình bằng cách gây hấn, tạo dịp để xử dụng bạo lực tấn công các tín hữu thi hành quyền tự do tín ngưỡng. Chính phủ Mỹ tức là dân Mỹ cũng không tốn công của mua chuộc hệ thống truyền thông để cổ võ những điều xấu xa hạ nhục cộng đồng tôn giáo. Trái lại, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các Giáo Hội chân chính được toàn quyền truyền bá những giá trị đạo đức, luân lý cho hội viên của mình. Và một điểm son khác là: hầu hết các nhà lãnh đạo các cấp chính quyền trong thế giới tự do ai cũng giàu có sung túc!
Nguyện xin Thiên Chúa là Tình Yêu trao ban Thần Khí để Thánh Thần Chúa thay đổi biến cải nhà cầm quyền và con dân Việt Nam để mọi người sinh sống trên quê hương chúng con được cảm nghiệm tình thương bao la của Chúa. Xin Mẹ Maria và toàn thể triều thần thiên quốc, cách riêng các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Mẹ Têrêxa Calcutta, Cha Trương Bửu Diệp và tất cả các Đấng truyền giáo yêu thương con cái Việt Nam cùng cầu bàu cho Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và toàn thể Giáo Hội Việt Nam chúng con. Ước gì tất cả đồng bào chúng con không phân biệt giai cấp lãnh đạo hay tôn giáo được cùng nhau sống yên vui, hòa thuận, đồng lòng xây dựng đời mình và đời người dựa trên nền tảng đạo lý chân chính.
Sách Giáo Lý Công giáo đoạn 45 trích lời của Thánh Augustinô tóm tắt mục đích đời sống của nhân loại: “Con người được tạo dựng nên để sống hiệp thông với Thiên Chúa. Nơi Người, họ tìm được hạnh phúc: trong Chúa, con không hề còn đau khổ buồn phiền nữa, được tràn đầy ơn Chúa, đời con sẽ đầy đủ trọn vẹn!” (Tự Thuật. 10, 28, 39).
Gia đình tôi đến Mỹ từ cuối năm 1975 theo diện “thánh nhân đãi kẻ khù khờ!”. Toàn gia từ thân sinh đến các con vốn không có địa vị, kiến thức lẫn của cải. Ơn trên đưa đẩy khiến chúng tôi gặp được họ hàng có thuyền đánh cá ở vùng biển Phước Tỉnh, Vũng Tàu. Thế là bằng tình con cái cùng một Chúa Cha trên trời, các cô chú em họ của thân phụ tôi tìm hết cách thuyết phục thân sinh chúng tôi xuống thuyền ra khơi vượt biển đi tìm tự do, mà gia tài chỉ có một lượng vàng Má tôi bán đi để đổi lấy dầu phụ Chú tôi chở 12 người trong gia đình tôi chạy đến hải phận quốc tế, gặp Đệ thất hạm đội của Mỹ đưa chúng tôi đến đảo Guam. Vì cha mẹ nghèo đông con, gia đình tôi phải di chuyển hết trại tạm cư này đến trại tị nạn khác; đến thời hạn chính phủ Hoa Kỳ quyết định đóng cửa trại tị nạn cuối cùng chúng tôi mới được bảo trợ để xuất trại đi định cư.
Thời gian đầu đời tị nạn, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhà thờ là nơi chúng tôi gặp gỡ gắn bó. Cuối tuần cả gia đình 12 người chồng chất trên một chiếc xe chỉ có sáu chỗ ngồi, khiến cho đám trẻ con người Mỹ ngồi trong các xe bên cạnh cùng chạy trên xa lộ quay sang nhạo cười chúng tôi. Đến nhà thờ, gặp được đồng hương tay bắt mặt mừng, chia sẻ với chúng tôi những điều mới lạ nơi đất khách quê người. Dần dần, chúng tôi hòa nhập với các hội đoàn trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương cả Mỹ lẫn Việt. Hơn 33 năm trôi qua, đại gia đình chúng tôi vẫn giữ được tập tục là cứ mỗi chiều thứ bảy, tất cả mọi người tham dự thánh lễ cuối tuần rồi tụ tập lại ăn bữa tối với nhau. Các người lớn chia làm hai nhóm theo phái nam hay phái nữ cùng nhau trò chuyện. Các cháu nhỏ chơi chung vui vẻ với nhau bằng tất cà các trò chơi mà chúng nghĩ ra: múa lân, rước kiệu, đóng kịch, ca hát, nhảy múa, kể chuyện, nấu nướng… hoặc cùng đối đáp những bài ca dao tục ngữ các cháu học được từ trong lớp giáo lý Việt văn. Mấy đại gia đình thông gia với chúng tôi cũng rất tốt lành. Có mấy gia đình khác biệt tôn giáo nhưng gia đình nào cũng sống tinh thần con nhà có đạo nên chúng tôi rất đề huề, thu xếp với nhau để những dịp Lễ, Tết các con dâu, con rể và các cháu được xum họp đầy đủ với cả hai bên ông bà nội ngoại, không bên trọng bên khinh.
Trong tâm tình tạ ơn Chúa, tôi hồi tưởng lại. Từ khi còn chân ướt chân ráo đến đất nước tự do, người lớn phải mưu sinh bằng những việc chân tay nặng nhọc với đồng lương tối thiểu, nhưng các em tôi được đều đặn đến trường, được học hành miễn phí, được ăn trưa tại trường. Cả gia đình chỉ tiêu xài hạn hẹp để dành dụm gửi tiếp tế cho người thân ở quê nhà. Lần hồi, cả 10 chị em chúng tôi đều tốt nghiệp đại học. Chúa thương ban cho cả mấy người em dâu rể của tôi cũng có tấm lòng. Đại gia đình tôi vẫn nuôi dưỡng tình bác ái đối với người thân thương, hàng xóm, và Giáo Hội Mẹ ở Việt Nam; cứ xem như đó là quà của Chúa ban cho họ mà Chúa dùng tay chúng tôi trao gửi đến họ cho chúng tôi vui.
Tuy nhiên, hát lâu chầu mỏi, nhất là mấy năm gần đây kinh tế sa sút, gửi gấm tối đa mà những người thân quen bên Việt Nam vẫn lầm than cơ cực. Chúng tôi đã phụ giúp để một số em họ, cháu họ… học hành thành tài, rồi lại phải tiếp tế để họ có tiền mà hối lộ mới có việc làm với lương bổng chẳng xứng với công sức. Gần đây, chúng tôi bảo trợ để một cháu sang Mỹ du học. Trước khi cháu đến, chúng tôi thu xếp chuẩn bị dành trọn tình thương cho cháu; nhưng gần cháu càng ngày chúng tôi càng thất vọng và sầu khổ vì thái độ ỷ lại của cháu và bố mẹ cháu. Tất cả mọi nỗ lực tinh thần và vật chất giúp cho cháu học hành thành tài và nên thân nên người đều ngược lại ý muốn của gia đình cháu! Họ nuôi sẵn một ước mơ là chỉ sau vài tháng cháu đến Mỹ là cháu sẽ gặp được một ông chồng giàu sụ già đáng tuổi ông của cháu cũng được, để rồi dần dần bảo trợ hết cả gia đình sang Mỹ sống mà cả nhà chẳng cần học tiếng Mỹ hay phải làm lụng gì cả!
Xét cho cùng thì gia đình chúng tôi không phải chỉ là nạn nhân của gia đình cháu mà thôi. Tinh thần Kitô hữu thúc gịục chúng tôi phải cầu nguyện thật nhiều. Diễn đàn VietCatholic và một số cơ quan truyền thông Công giáo gần đây đã có rất nhiều góp ý lành mạnh để đất nước Việt Nam đừng bỏ qua cơ hội tiến lên cho kịp đà tiến trỉển của cả thế giới tự do dân chủ. Nước Mỹ tạo cơ hội cho dân chúng Hoa Kỳ và các sắc dân đến tị nạn, lập nghiệp ở Mỹ có cơ hội sống tự do, tiến triển về mọi mặt mà chính phủ không cần phải cướp chiếm của dân một tấc đất nào. Tiền thuế của dân Mỹ cũng không phải tiêu dùng phí phạm vào việc bao che một lực lượng an ninh công an cảnh sát hùng hậu và các tay anh chị nghiện ngập xã hội đen hay những người dân nghèo chất phát… lãnh lương phụ trội và tiền thưởng vì đã dùng dùi cui, roi điện, hơi cay hành hạ anh chị em bà con đồng chủng của mình, bóc lột đồng bào mình bằng cách gây hấn, tạo dịp để xử dụng bạo lực tấn công các tín hữu thi hành quyền tự do tín ngưỡng. Chính phủ Mỹ tức là dân Mỹ cũng không tốn công của mua chuộc hệ thống truyền thông để cổ võ những điều xấu xa hạ nhục cộng đồng tôn giáo. Trái lại, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các Giáo Hội chân chính được toàn quyền truyền bá những giá trị đạo đức, luân lý cho hội viên của mình. Và một điểm son khác là: hầu hết các nhà lãnh đạo các cấp chính quyền trong thế giới tự do ai cũng giàu có sung túc!
Nguyện xin Thiên Chúa là Tình Yêu trao ban Thần Khí để Thánh Thần Chúa thay đổi biến cải nhà cầm quyền và con dân Việt Nam để mọi người sinh sống trên quê hương chúng con được cảm nghiệm tình thương bao la của Chúa. Xin Mẹ Maria và toàn thể triều thần thiên quốc, cách riêng các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Mẹ Têrêxa Calcutta, Cha Trương Bửu Diệp và tất cả các Đấng truyền giáo yêu thương con cái Việt Nam cùng cầu bàu cho Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và toàn thể Giáo Hội Việt Nam chúng con. Ước gì tất cả đồng bào chúng con không phân biệt giai cấp lãnh đạo hay tôn giáo được cùng nhau sống yên vui, hòa thuận, đồng lòng xây dựng đời mình và đời người dựa trên nền tảng đạo lý chân chính.