Nagasaki, Nhật (AFP) – Khi những tiếng chuông thánh đường reo vang và bóng dáng những người nữ tu trong tu phục mầu xám hối hả đi tham dự thánh lễ tại thành phố hải cảng của Nhật bản này ngày 24 tháng 11 sắp tới, đó là lúc một chương sách đen tối của quá khứ được mở ra cùng với lễ tôn phong chân phước cho 188 vị tử vì đạo đã bị bách hại vì đức tin của mình.
Giáo hội Công giáo hy vọng rằng nghi lễ đặc biệt tưởng niệm những người Kitô hữu đã bị sát hại hồi thế kỷ 17 này sẽ khơi động thêm mối quan tâm về lịch sử của một tôn giáo đã từ lâu không thể bám rễ trong một đất nước thống trị bởi Phật giáo và Thần đạo.
Lm Isao John Hashimoto thuộc Trung tâm Công giáo Nagasaki nói: “Chúng tôi có một lịch sử bách hại tôn giáo không giống với những nơi khác ở cả Nhật bản cũng như trên thế giới.” Trung tâm này phụ trách tổ chức lễ tôn phong chân phước ngày 24 tháng 11.
Ngài nói tiếp: “Chúng tôi muốn đây sẽ là cơ hội để nước Nhật và chính phủ đào sâu vào quá khứ của chúng tôi và học hỏi phần lịch sử đã trải qua này. Nhật bản có khuynh hướng xóa bỏ những câu chuyện nào làm hoen ố khuôn mặt của mình.”
Đã có tới khoảng 30 ngàn người theo Kitô giáo chết vì đạo kể từ khi tôn giáo này bị chính quyền cấm cản chỉ thời gian ngắn sau khi một linh mục Dòng Tên, thánh Phanxicô Xaviê, người nước Bồ đào nha, truyền giáo tại đây vào năm 1549.
Nhiều người phải che dấu đức tin của mình, bỏ trốn ra các hải đảo xa xăm để bí mật giữ đạo suốt 250 năm cấm cách. Việc cấm đạo chỉ được bãi bỏ vào năm 1873 sau khi súng đại bác trên tầu chiến Mỹ buộc Nhật bản hủy bỏ chính sách bế quan tỏa cảng, gây thành cuộc canh tân dười thời vua Minh Trị, cùng với việc bảo đảm tự do tôn giáo.
Những người Kitô hữu thời đó đã có những sáng kiến độc đáo để duy trì đức tin, chẳng hạn khắc hình Đức Mẹ tương tự như hình Phật Quan âm, hoặc chạm một hình thánh giá phía sau lưng tượng, hay làm những mặt gương bằng đồng, khi nhìn ở một góc độ nào đó, lộ ra hình cây thánh giá.
Có những trường hợp toàn bộ gia đình – gồm cả những trẻ em mới có 12 tuổi đầu - bị hành hình cho đến chết. Trong số những người tuẫn đạo có linh mục Dòng Tên Peter Kibe.
Đóng đinh và chém đầu là những cách hành hình thông dụng. Có khi người ta còn nghĩ ra cách treo ngược các vị tử đạo trong hố, cắt phía sau tai để cho họ chết vì mất hết máu.
Những vị khác bị đem bỏ vào “suối địa ngục” tại núi lửa Unzen, trong Quận hạt Nagasaki, để nước sôi nơi đây làm cho chết. Địa điểm này nay là một khu giải trí có suối nước nóng được nhiều người đến vui chơi.
Không có viên chức chính quyền nào, kể cả Thủ tướng Taro Aso, một nhà lãnh đạo Nhật bản đầu tiên theo Kitô giáo, được mời tới tham dự Lễ tuyên phong chân phuớc, là một hành động công khai tuyên dương những người đã bị bách hại vì đức tin.
Tuy lịch sử về cuộc bách hại Kitô giáo không phải là điều không được ai biết đến ở Nhật bản – nhờ ở cuốn tiểu thuyết trúng giải thưởng nhan đề “Silence” của nhà văn Shusaku Endo - nhưng các nhà viết sử cho biết rằng ý thức của đông đảo quần chúng về sự việc này tương đối rất thấp.
Ngày nay có khoảng từ một đến hai triệu người Kitô hữu tại Nhật, trong số này có nửa triệu người theo Công giáo.
Akiko Inuzuka cảm thấy mối liên hệ giữa đầy sóng gió giữa Kitô giáo và Nhật bản chảy trong huyết quản của bà.
Bà rất đỗi ngạc nhiên khi khám phá thấy trong dòng dõi của mình có những người Kitô hữu đã bị bách hại, cũng như có những người trước kia theo Kitô giáo nhưng sau bỏ sang hàng ngũ kẻ đã chống lại họ.
Bà nói: “Tôi thật bị choáng váng giống như trải qua một cú sốc về văn hóa. Nếu tôi thuộc dòng dõi những người đã theo đạo, tôi chắc có nhiều người khác cũng đã có liên hệ với Thiên Chúa giáo nhưng hoàn toàn không hay biết gì.”
Không phải chỉ có một mình bà Akiko Inuzuka nghĩ như thế. Các viên chức chính quyền địa phương nhận thấy bỗng nhiên có một trào lưu quan tâm đến lịch sử và đang cố gắng biến nó thành một mối lợi cho nền kinh tế địa phương, một nền kinh tế đang không ngừng tùy thuộc vào lợi tức do ngành du lịch đem lại.
Năm ngoái, thành phố Nagasaki đệ trình một danh sách các thánh đường và địa danh Công giáo để xin cơ quan UNESCO chấp nhận là Di sản của Thế giới.
Chính quyền địa phương đã bắt đầu một loạt những dự án nhằm xây dựng ngành du lịch dựa trên lịch sử củai Nagasaki, coi như đây là “thành phố Roma của Nhật bản”.
“Có một mối quan tâm đang lớn mạnh dần, không nhiều nơi những người Công giáo nhưng nơi những người khác yêu thích lịch sử và muốn hiểu biết thêm nữa. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là cơ hội thuận lợi để phát triển nền kinh tế.” Đó là lời của Toshikazu Yokoura,viên chức tại văn phòng du lịch ở địa phương này.
Giáo hội Công giáo đã phải chờ đợi suốt một phần tư thế kỷ mới được Tòa thánh Vatican chấp nhận thỉnh cầu xin tuyên phong chân phước cho các vị tử vì đạo.
Năm ngoái, Đức giáo hoàng Bênêđictô đã ban sắc lệnh, và Đức hồng y Jose Saraiva Martins sẽ đại diện ngài tại buổi lễ cử hành tại Nagasaki.
Như một cử chỉ tượng trưng để triển dương hòa bình, nghi lễ này sẽ thực hiện bên dưới địa điểm nơi trái bom nguyên tử của Mỹ được thả xuống tại đây hôm 9 tháng 8 năm 1945, giết hại 80 ngàn người.
Giáo hội Công giáo hy vọng rằng nghi lễ đặc biệt tưởng niệm những người Kitô hữu đã bị sát hại hồi thế kỷ 17 này sẽ khơi động thêm mối quan tâm về lịch sử của một tôn giáo đã từ lâu không thể bám rễ trong một đất nước thống trị bởi Phật giáo và Thần đạo.
Lm Isao John Hashimoto thuộc Trung tâm Công giáo Nagasaki nói: “Chúng tôi có một lịch sử bách hại tôn giáo không giống với những nơi khác ở cả Nhật bản cũng như trên thế giới.” Trung tâm này phụ trách tổ chức lễ tôn phong chân phước ngày 24 tháng 11.
Ngài nói tiếp: “Chúng tôi muốn đây sẽ là cơ hội để nước Nhật và chính phủ đào sâu vào quá khứ của chúng tôi và học hỏi phần lịch sử đã trải qua này. Nhật bản có khuynh hướng xóa bỏ những câu chuyện nào làm hoen ố khuôn mặt của mình.”
Đã có tới khoảng 30 ngàn người theo Kitô giáo chết vì đạo kể từ khi tôn giáo này bị chính quyền cấm cản chỉ thời gian ngắn sau khi một linh mục Dòng Tên, thánh Phanxicô Xaviê, người nước Bồ đào nha, truyền giáo tại đây vào năm 1549.
Nhiều người phải che dấu đức tin của mình, bỏ trốn ra các hải đảo xa xăm để bí mật giữ đạo suốt 250 năm cấm cách. Việc cấm đạo chỉ được bãi bỏ vào năm 1873 sau khi súng đại bác trên tầu chiến Mỹ buộc Nhật bản hủy bỏ chính sách bế quan tỏa cảng, gây thành cuộc canh tân dười thời vua Minh Trị, cùng với việc bảo đảm tự do tôn giáo.
Những người Kitô hữu thời đó đã có những sáng kiến độc đáo để duy trì đức tin, chẳng hạn khắc hình Đức Mẹ tương tự như hình Phật Quan âm, hoặc chạm một hình thánh giá phía sau lưng tượng, hay làm những mặt gương bằng đồng, khi nhìn ở một góc độ nào đó, lộ ra hình cây thánh giá.
Có những trường hợp toàn bộ gia đình – gồm cả những trẻ em mới có 12 tuổi đầu - bị hành hình cho đến chết. Trong số những người tuẫn đạo có linh mục Dòng Tên Peter Kibe.
Đóng đinh và chém đầu là những cách hành hình thông dụng. Có khi người ta còn nghĩ ra cách treo ngược các vị tử đạo trong hố, cắt phía sau tai để cho họ chết vì mất hết máu.
Những vị khác bị đem bỏ vào “suối địa ngục” tại núi lửa Unzen, trong Quận hạt Nagasaki, để nước sôi nơi đây làm cho chết. Địa điểm này nay là một khu giải trí có suối nước nóng được nhiều người đến vui chơi.
Không có viên chức chính quyền nào, kể cả Thủ tướng Taro Aso, một nhà lãnh đạo Nhật bản đầu tiên theo Kitô giáo, được mời tới tham dự Lễ tuyên phong chân phuớc, là một hành động công khai tuyên dương những người đã bị bách hại vì đức tin.
Tuy lịch sử về cuộc bách hại Kitô giáo không phải là điều không được ai biết đến ở Nhật bản – nhờ ở cuốn tiểu thuyết trúng giải thưởng nhan đề “Silence” của nhà văn Shusaku Endo - nhưng các nhà viết sử cho biết rằng ý thức của đông đảo quần chúng về sự việc này tương đối rất thấp.
Ngày nay có khoảng từ một đến hai triệu người Kitô hữu tại Nhật, trong số này có nửa triệu người theo Công giáo.
Akiko Inuzuka cảm thấy mối liên hệ giữa đầy sóng gió giữa Kitô giáo và Nhật bản chảy trong huyết quản của bà.
Bà rất đỗi ngạc nhiên khi khám phá thấy trong dòng dõi của mình có những người Kitô hữu đã bị bách hại, cũng như có những người trước kia theo Kitô giáo nhưng sau bỏ sang hàng ngũ kẻ đã chống lại họ.
Bà nói: “Tôi thật bị choáng váng giống như trải qua một cú sốc về văn hóa. Nếu tôi thuộc dòng dõi những người đã theo đạo, tôi chắc có nhiều người khác cũng đã có liên hệ với Thiên Chúa giáo nhưng hoàn toàn không hay biết gì.”
Không phải chỉ có một mình bà Akiko Inuzuka nghĩ như thế. Các viên chức chính quyền địa phương nhận thấy bỗng nhiên có một trào lưu quan tâm đến lịch sử và đang cố gắng biến nó thành một mối lợi cho nền kinh tế địa phương, một nền kinh tế đang không ngừng tùy thuộc vào lợi tức do ngành du lịch đem lại.
Năm ngoái, thành phố Nagasaki đệ trình một danh sách các thánh đường và địa danh Công giáo để xin cơ quan UNESCO chấp nhận là Di sản của Thế giới.
Chính quyền địa phương đã bắt đầu một loạt những dự án nhằm xây dựng ngành du lịch dựa trên lịch sử củai Nagasaki, coi như đây là “thành phố Roma của Nhật bản”.
“Có một mối quan tâm đang lớn mạnh dần, không nhiều nơi những người Công giáo nhưng nơi những người khác yêu thích lịch sử và muốn hiểu biết thêm nữa. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là cơ hội thuận lợi để phát triển nền kinh tế.” Đó là lời của Toshikazu Yokoura,viên chức tại văn phòng du lịch ở địa phương này.
Giáo hội Công giáo đã phải chờ đợi suốt một phần tư thế kỷ mới được Tòa thánh Vatican chấp nhận thỉnh cầu xin tuyên phong chân phước cho các vị tử vì đạo.
Năm ngoái, Đức giáo hoàng Bênêđictô đã ban sắc lệnh, và Đức hồng y Jose Saraiva Martins sẽ đại diện ngài tại buổi lễ cử hành tại Nagasaki.
Như một cử chỉ tượng trưng để triển dương hòa bình, nghi lễ này sẽ thực hiện bên dưới địa điểm nơi trái bom nguyên tử của Mỹ được thả xuống tại đây hôm 9 tháng 8 năm 1945, giết hại 80 ngàn người.