Anh chị em thân mến,
Nếu anh chị em muốn tìm tính khôi hài trong Kinh Thánh hãy đọc sách Giô-na. Hôm nay sách thánh trình bày câu chuyện hài của ngôn sứ Giô-na. Ngôn sứ này được xem như là ngôn sứ hạng nhất. Thiên Chúa giao việc cho ngôn sứ và ông đã thực hiện ngay. Ông đi rao giảng cho dân thành Ni-ni-vê, họ liền ăn năn hối cải, và như thế là ngôn sứ đã hoàn thành được công việc mà Chúa đã giao. Thế là hết chuyện. Nhưng không phải vậy. Câu chuyện vui được thể hiện chung quanh công tác của ngôn sứ, nhờ đó chúng ta có thể thấy được lòng thương xót của Chúa.
Sách Giô-na rất đặc biệt. Không như những sách của các ngôn sứ khác, nó không chứa các lời giảng của ông. Thay vào đó, nó lại trình bày ơn Chúa mời gọi ông và ông đã đáp lại như thế nào. Khởi đầu, ông Giô-na đã từ chối lời Chúa, không đi giảng cho dân Assyria ở thành Ni-ni-vê. Người Assyria là kẻ đô hộ, cai trị, và bị dân địa phương thù ghét. Ông Giô-na không muốn dính líu gì với những người Assyria đó. Giô-na biết là nếu ông rao giảng cho họ thì họ sẽ hưởng được ơn tha thứ của Chúa, mà Giô-na lại không thể chấp nhận điều này. Vì vậy Giô-na chạy xuống tàu đi trốn. Chúng ta biết là tàu bị sóng gió và ông ta bị ném xuống biển và bị cá nuốt. Ba ngày sau " ĐỨC CHÚA bảo con cá, nó liền mửa ông Giô-na ra trên đất liền."(2:11). Đó là cách mà Giô-na đến thành Ni-ni-vê. Đoạn sách thánh đọc hôm nay là lần thứ hai Chúa bảo Giô-na đi giảng cho dân Ni-ni-vê. (Bài đọc bỏ đoạn "Lời Đức Chúa đến với Giô-na LẦN THỨ HAI")
Thiên Chúa chỉ làm những gì mà Ngài muốn: Ngài muốn cho dân chúng khắp mọi nơi biết lòng thương xót của Ngài, cho người tốt cũng như người xấu, những người không muốn nghe lời Ngài. Những người Assyria xấu ở Ni-ni-vê có làm gì đâu để được hưởng lòng thương xót của Chúa? Họ chẳng làm gì cả. Và đây chính là câu chuyện về lòng nhân từ của Thiên Chúa. Nó không dựa vào việc chúng ta có đáng được hay không. Nếu chúng ta đáng được hưởng thì không còn lòng thương xót Chúa nữa.
Dân thành Ni-ni-vê nghe lời rao giảng của Giô-na, và họ đã ăn năn hối cải. Nhưng không phải chỉ có họ mới ăn năn thôi. Mà chính Chúa cũng ăn năn nữa. Thật là chuyện lạ đối với chúng ta! Nhưng trong Cựu Ước Thiên Chúa ăn năn gấp 2 lần con người. ‘’ĐỨC CHÚA hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất’’, rồi Ngài gây nên lụt Đại hồng thủy (St 6:6). Nhưng có nhiều lần Chúa hối hận và không trừng phạt như trong đoạn sách thánh đọc hôm nay. Thánh Kinh cho thấy dân Do Thái, cầu xin Thiên Chúa hồi tâm, thay lòng, để họ không bị trừng phat. Ngôn sứ Giô-na biết là nếu ông rao giảng cho dân thành Ni-ni-vê thì họ sẽ ăn năn hối cải, và Thiên Chúa cũng vậy. Ông nói với Chúa "....Thật vậy, con biết rằng Ngài là Thiên Chúa từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, và hối tiếc vì đã giáng họa."(4:2)
Giô-na biết là Thiên Chúa sẵn sàng khoan dung hơn là kéo dài cơn giận để giáng phạt, và ông ta lại muốn dân Ni-ni-ve bị phạt vì những điều ác họ đã làm đối với dân Israël. Tổ phụ dân Do Thái đã viết để lại câu chuyện về lòng khoan dung của Thiên Chúa mà họ không hiểu được. Họ muốn nhắc nhớ con cháu là nếu họ mắc lỗi với Thiên Chúa (và họ đã nhiều lần mắc phải!), nhưng biết ăn năn hối cải, Thiên Chúa sẽ thương xót họ. Chính Thiên Chúa cũng hối hận và không trừng phạt họ. Đó là điều Thiên Chúa đã làm đối với dân thành Ni-ni-vê, và Ngài cũng đã làm đối với chúng ta mỗi khi chúng ta ăn ăn hối cải trở lại xin Thiên Chúa thương xót chúng ta.
Thánh Phaolô tỏ vẻ dể dãi đối với vấn đề hôn nhân, anh chị em nghĩ sao?" "Vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có". Chúng ta cần phải hiểu ý thư thánh Phaolô theo thời gian lúc đó. Những Kitô hữu đầu tiên tin rằng, họ đang sống gần ngày tận thế, và Chúa Giêsu sắp trở lại khải hoàn. Với ý nghĩ như vậy, nên thánh Phaolô nhấn mạnh đến việc phục vụ Thiên Chúa ngay lúc bấy giờ và hãy để những chuyện xác thịt thế gian qua một bên. Rồi từ ngày đó đến nay, trải qua nhiều thế hệ, vấn đề ngày tận thế phai nhạt dần. Nhưng chúng ta vẫn phải lưu ý đến tư tưởng của Thánh Phaolô thời đó, là Chúa Kitô sẽ trở lại ngay, và chúng ta nên nghĩ đến ý định là phải phục vụ Thiên Chúa trước tiên, bất kể ơn gọi đến với chúng ta ở đâu
"Thời gian chẳng còn bao lâu..." diễn tả thật hợp với Phúc âm thánh Mác-cô. Chúa Giêsu vừa chịu phép rửa ở sông Giô-đăn (1:9-11), vừa bị cám dỗ trong sa mạc (1:12-13). Bây giờ thánh Mác-cô nhắc đến việc Chúa Giêsu đi giảng ở Galilê. Chúa Giêsu tiếp tục công việc của Ngài. Và Phúc âm của thánh Mác-cô rất ngắn gọn, cho thấy dường như Chúa Giêsu không có nhiều thời gian. Ngài lo đến việc đi Jerusalem nên đã tuyển chọn những môn đệ đi theo ngài, nghĩa là vác thánh giá đi theo Ngài lên nơi chịu nạn. Phúc âm thánh Mác-cô là lời mời gọi chúng ta đi theo Chúa Giêsu với hy vọng vì " nước trời đã đến".
Dân Do Thái đã bao nhiêu lần bị đô hộ, và họ đang trông đợi Thiên Chúa đến với họ để lập nên một quốc gia mới. Bây giờ họ mong điều đó được thực hiện nơi Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu rao giảng, mời gọi dân chúng không nên đặt hy vọng vào những giá trị trần thế. Chúa Giêsu khuyên họ nên chấp nhận lề luật của Thiên Chúa trong cuộc sống. Điều thứ nhất chứng tỏ quyền lực của Thiên Chúa đã đến chính là lòng thương xót, sự tha thứ, và một đời sống mới theo đời sống của Chúa Giêsu trong tình thương và trong phục vụ.
Thánh Mác-cô nhanh chóng tiếp nối Phúc âm bằng lời Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ đầu tiên. Trong các Phúc âm khác thì chuyện Chúa Giêsu gọi các môn đệ kéo dài. Nhưng Mác-cô viết ngắn gọn bằng cách chỉ cho biết là Chúa Giêsu gọi họ, và các ông đang đánh cá liền bỏ thuyền và lưới đi theo Ngài. Thật sự các môn đệ tin cậy vào Chúa Giêsu một cách mau lẹ mà không do dự.
Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang suy sụp. Có rất nhiều lý do cho việc suy sụp này. Không ít kẻ gian lận, lừa bịp làm nhiều người mất việc làm, mất rất nhiều tiền bạc họ đã dành dụm. Bởi thế, khi nói đến sự tin tưởng, và giao tương lai sự sống của mình cho người khác, chúng ta cảm thấy ngại ngùng. Chúng ta muốn tìm hiểu sự thật trước đã. Tôi phải hy sinh những gì? Họ có cam đoan gì không? Tôi sẽ được những lợi tức gì? Họ có thể cho tôi biết là chắc chắn tôi sẽ không bị hao mất gì không? Đây là những câu hỏi tôi muốn được trả lời trước khi tôi gặp người vừa ngang qua như Chúa Giêsu vừa gọi tôi "hãy theo thầy. .. ‘’
Theo Phúc âm này thì những người đi theo Chúa Giêsu sẽ xem xét những việc Ngài làm, những lời Ngài nói. Chúa Giêsu sẽ hứa với chúng ta những thành quả mỹ mãn, lợi tức dồi dào và một cuộc sống an toàn. Không thật vậy đâu. Những người nghe lời Chúa Giêsu mời gọi đi theo Ngài sẽ phải bỏ mình, sẽ mất mọi thứ để được đi theo Ngài.
Chúa Giêsu không để mất nhiều thì giờ. Ngài chịu phép rửa, chịu cám dỗ rồi đi mời gọi các môn đệ. Các ông gặp Ngài một cách bất ngờ, và chính Ngài đưa ngay việc làm cho các ông. Đối với chúng ta, điều gì khiến chúng ta mãn nguyện? Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ và chúng ta. Ngài chỉ muốn chúng ta đặt hết niềm tin vào Ngài. Chúa Giêsu đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa: "Nước trời đã đến". Nếu chúng ta trả lời "vâng" và chúng ta tin cậy vào Chúa Giêsu thì chúng ta hãy bỏ những gì đã làm chúng ta xao lãng. Và chúng ta đáp lại lời mời gọi của Ngài để "ăn năn và tin cậy" và phó dâng mọi sự cho Ngài.
Thánh Mác-cô đã đánh trúng vào tâm hồn chúng ta. Chúng ta biết là phải quyết định mau lẹ để theo Chúa Giêsu. Chúng ta đã nghe Ngài nói "hãy theo Thầy" từng ngày trong cuộc sống. Chúng ta phải chọn lựa. Vậy mỗi khi nghe lời Chúa gọi, chúng ta có quên đi không? Chúng ta có muốn giúp đỡ người đang cần chúng ta không? Chúng ta có giúp người nghèo nhiều hơn là sắm sửa cho chúng ta không? Chúng ta có nhận thấy được những bất công hay lầm lỡ của chúng ta? Trong tất cả những trường hợp này và biết bao những trường hợp khác, chúng ta đều nghe một lời mời gọi mà Chúa Giêsu đã nói với các ông đánh cá, và cũng như các ông, chúng ta đã bỏ hết mọi sự để theo Ngài chưa.
Lm. Jude Siciliano, OP, chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Nếu anh chị em muốn tìm tính khôi hài trong Kinh Thánh hãy đọc sách Giô-na. Hôm nay sách thánh trình bày câu chuyện hài của ngôn sứ Giô-na. Ngôn sứ này được xem như là ngôn sứ hạng nhất. Thiên Chúa giao việc cho ngôn sứ và ông đã thực hiện ngay. Ông đi rao giảng cho dân thành Ni-ni-vê, họ liền ăn năn hối cải, và như thế là ngôn sứ đã hoàn thành được công việc mà Chúa đã giao. Thế là hết chuyện. Nhưng không phải vậy. Câu chuyện vui được thể hiện chung quanh công tác của ngôn sứ, nhờ đó chúng ta có thể thấy được lòng thương xót của Chúa.
Sách Giô-na rất đặc biệt. Không như những sách của các ngôn sứ khác, nó không chứa các lời giảng của ông. Thay vào đó, nó lại trình bày ơn Chúa mời gọi ông và ông đã đáp lại như thế nào. Khởi đầu, ông Giô-na đã từ chối lời Chúa, không đi giảng cho dân Assyria ở thành Ni-ni-vê. Người Assyria là kẻ đô hộ, cai trị, và bị dân địa phương thù ghét. Ông Giô-na không muốn dính líu gì với những người Assyria đó. Giô-na biết là nếu ông rao giảng cho họ thì họ sẽ hưởng được ơn tha thứ của Chúa, mà Giô-na lại không thể chấp nhận điều này. Vì vậy Giô-na chạy xuống tàu đi trốn. Chúng ta biết là tàu bị sóng gió và ông ta bị ném xuống biển và bị cá nuốt. Ba ngày sau " ĐỨC CHÚA bảo con cá, nó liền mửa ông Giô-na ra trên đất liền."(2:11). Đó là cách mà Giô-na đến thành Ni-ni-vê. Đoạn sách thánh đọc hôm nay là lần thứ hai Chúa bảo Giô-na đi giảng cho dân Ni-ni-vê. (Bài đọc bỏ đoạn "Lời Đức Chúa đến với Giô-na LẦN THỨ HAI")
Thiên Chúa chỉ làm những gì mà Ngài muốn: Ngài muốn cho dân chúng khắp mọi nơi biết lòng thương xót của Ngài, cho người tốt cũng như người xấu, những người không muốn nghe lời Ngài. Những người Assyria xấu ở Ni-ni-vê có làm gì đâu để được hưởng lòng thương xót của Chúa? Họ chẳng làm gì cả. Và đây chính là câu chuyện về lòng nhân từ của Thiên Chúa. Nó không dựa vào việc chúng ta có đáng được hay không. Nếu chúng ta đáng được hưởng thì không còn lòng thương xót Chúa nữa.
Dân thành Ni-ni-vê nghe lời rao giảng của Giô-na, và họ đã ăn năn hối cải. Nhưng không phải chỉ có họ mới ăn năn thôi. Mà chính Chúa cũng ăn năn nữa. Thật là chuyện lạ đối với chúng ta! Nhưng trong Cựu Ước Thiên Chúa ăn năn gấp 2 lần con người. ‘’ĐỨC CHÚA hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất’’, rồi Ngài gây nên lụt Đại hồng thủy (St 6:6). Nhưng có nhiều lần Chúa hối hận và không trừng phạt như trong đoạn sách thánh đọc hôm nay. Thánh Kinh cho thấy dân Do Thái, cầu xin Thiên Chúa hồi tâm, thay lòng, để họ không bị trừng phat. Ngôn sứ Giô-na biết là nếu ông rao giảng cho dân thành Ni-ni-vê thì họ sẽ ăn năn hối cải, và Thiên Chúa cũng vậy. Ông nói với Chúa "....Thật vậy, con biết rằng Ngài là Thiên Chúa từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, và hối tiếc vì đã giáng họa."(4:2)
Giô-na biết là Thiên Chúa sẵn sàng khoan dung hơn là kéo dài cơn giận để giáng phạt, và ông ta lại muốn dân Ni-ni-ve bị phạt vì những điều ác họ đã làm đối với dân Israël. Tổ phụ dân Do Thái đã viết để lại câu chuyện về lòng khoan dung của Thiên Chúa mà họ không hiểu được. Họ muốn nhắc nhớ con cháu là nếu họ mắc lỗi với Thiên Chúa (và họ đã nhiều lần mắc phải!), nhưng biết ăn năn hối cải, Thiên Chúa sẽ thương xót họ. Chính Thiên Chúa cũng hối hận và không trừng phạt họ. Đó là điều Thiên Chúa đã làm đối với dân thành Ni-ni-vê, và Ngài cũng đã làm đối với chúng ta mỗi khi chúng ta ăn ăn hối cải trở lại xin Thiên Chúa thương xót chúng ta.
Thánh Phaolô tỏ vẻ dể dãi đối với vấn đề hôn nhân, anh chị em nghĩ sao?" "Vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có". Chúng ta cần phải hiểu ý thư thánh Phaolô theo thời gian lúc đó. Những Kitô hữu đầu tiên tin rằng, họ đang sống gần ngày tận thế, và Chúa Giêsu sắp trở lại khải hoàn. Với ý nghĩ như vậy, nên thánh Phaolô nhấn mạnh đến việc phục vụ Thiên Chúa ngay lúc bấy giờ và hãy để những chuyện xác thịt thế gian qua một bên. Rồi từ ngày đó đến nay, trải qua nhiều thế hệ, vấn đề ngày tận thế phai nhạt dần. Nhưng chúng ta vẫn phải lưu ý đến tư tưởng của Thánh Phaolô thời đó, là Chúa Kitô sẽ trở lại ngay, và chúng ta nên nghĩ đến ý định là phải phục vụ Thiên Chúa trước tiên, bất kể ơn gọi đến với chúng ta ở đâu
"Thời gian chẳng còn bao lâu..." diễn tả thật hợp với Phúc âm thánh Mác-cô. Chúa Giêsu vừa chịu phép rửa ở sông Giô-đăn (1:9-11), vừa bị cám dỗ trong sa mạc (1:12-13). Bây giờ thánh Mác-cô nhắc đến việc Chúa Giêsu đi giảng ở Galilê. Chúa Giêsu tiếp tục công việc của Ngài. Và Phúc âm của thánh Mác-cô rất ngắn gọn, cho thấy dường như Chúa Giêsu không có nhiều thời gian. Ngài lo đến việc đi Jerusalem nên đã tuyển chọn những môn đệ đi theo ngài, nghĩa là vác thánh giá đi theo Ngài lên nơi chịu nạn. Phúc âm thánh Mác-cô là lời mời gọi chúng ta đi theo Chúa Giêsu với hy vọng vì " nước trời đã đến".
Dân Do Thái đã bao nhiêu lần bị đô hộ, và họ đang trông đợi Thiên Chúa đến với họ để lập nên một quốc gia mới. Bây giờ họ mong điều đó được thực hiện nơi Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu rao giảng, mời gọi dân chúng không nên đặt hy vọng vào những giá trị trần thế. Chúa Giêsu khuyên họ nên chấp nhận lề luật của Thiên Chúa trong cuộc sống. Điều thứ nhất chứng tỏ quyền lực của Thiên Chúa đã đến chính là lòng thương xót, sự tha thứ, và một đời sống mới theo đời sống của Chúa Giêsu trong tình thương và trong phục vụ.
Thánh Mác-cô nhanh chóng tiếp nối Phúc âm bằng lời Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ đầu tiên. Trong các Phúc âm khác thì chuyện Chúa Giêsu gọi các môn đệ kéo dài. Nhưng Mác-cô viết ngắn gọn bằng cách chỉ cho biết là Chúa Giêsu gọi họ, và các ông đang đánh cá liền bỏ thuyền và lưới đi theo Ngài. Thật sự các môn đệ tin cậy vào Chúa Giêsu một cách mau lẹ mà không do dự.
Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang suy sụp. Có rất nhiều lý do cho việc suy sụp này. Không ít kẻ gian lận, lừa bịp làm nhiều người mất việc làm, mất rất nhiều tiền bạc họ đã dành dụm. Bởi thế, khi nói đến sự tin tưởng, và giao tương lai sự sống của mình cho người khác, chúng ta cảm thấy ngại ngùng. Chúng ta muốn tìm hiểu sự thật trước đã. Tôi phải hy sinh những gì? Họ có cam đoan gì không? Tôi sẽ được những lợi tức gì? Họ có thể cho tôi biết là chắc chắn tôi sẽ không bị hao mất gì không? Đây là những câu hỏi tôi muốn được trả lời trước khi tôi gặp người vừa ngang qua như Chúa Giêsu vừa gọi tôi "hãy theo thầy. .. ‘’
Theo Phúc âm này thì những người đi theo Chúa Giêsu sẽ xem xét những việc Ngài làm, những lời Ngài nói. Chúa Giêsu sẽ hứa với chúng ta những thành quả mỹ mãn, lợi tức dồi dào và một cuộc sống an toàn. Không thật vậy đâu. Những người nghe lời Chúa Giêsu mời gọi đi theo Ngài sẽ phải bỏ mình, sẽ mất mọi thứ để được đi theo Ngài.
Chúa Giêsu không để mất nhiều thì giờ. Ngài chịu phép rửa, chịu cám dỗ rồi đi mời gọi các môn đệ. Các ông gặp Ngài một cách bất ngờ, và chính Ngài đưa ngay việc làm cho các ông. Đối với chúng ta, điều gì khiến chúng ta mãn nguyện? Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ và chúng ta. Ngài chỉ muốn chúng ta đặt hết niềm tin vào Ngài. Chúa Giêsu đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa: "Nước trời đã đến". Nếu chúng ta trả lời "vâng" và chúng ta tin cậy vào Chúa Giêsu thì chúng ta hãy bỏ những gì đã làm chúng ta xao lãng. Và chúng ta đáp lại lời mời gọi của Ngài để "ăn năn và tin cậy" và phó dâng mọi sự cho Ngài.
Thánh Mác-cô đã đánh trúng vào tâm hồn chúng ta. Chúng ta biết là phải quyết định mau lẹ để theo Chúa Giêsu. Chúng ta đã nghe Ngài nói "hãy theo Thầy" từng ngày trong cuộc sống. Chúng ta phải chọn lựa. Vậy mỗi khi nghe lời Chúa gọi, chúng ta có quên đi không? Chúng ta có muốn giúp đỡ người đang cần chúng ta không? Chúng ta có giúp người nghèo nhiều hơn là sắm sửa cho chúng ta không? Chúng ta có nhận thấy được những bất công hay lầm lỡ của chúng ta? Trong tất cả những trường hợp này và biết bao những trường hợp khác, chúng ta đều nghe một lời mời gọi mà Chúa Giêsu đã nói với các ông đánh cá, và cũng như các ông, chúng ta đã bỏ hết mọi sự để theo Ngài chưa.
Lm. Jude Siciliano, OP, chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP