CHÚA NHẬT 24 Thường niên B (Is 50, 5-9a; Gc 2,14-18; Mc 8, 27-35)
Thiên Chúa, Ngài có đó, Ngài còn đó và mãi mãi vẫn là Ngài.
Từ thuở tạo thành, Thiên Chúa yêu con người và đã cho con người thay Ngài để cai quản vũ trụ tốt đẹp do chính tay Ngài tạo dựng. Ngài cho con người hưởng tất cả hạnh phúc của Ngài chỉ trừ một điều duy nhất là đừng sờ vào, đừng đụng vào cái cây ở giữa vườn mà Thánh Kinh ghi lại là “cây biết lành biết dữ”. Cái cây ấy là dấu chỉ, là lời mà Ngài đã dặn đi dặn lại cho con người nhưng rồi con người đã vi phạm, đã giơ tay ra hái nó. Và từ đó, con người đã đánh mất đi mối tình đẹp giữa Thiên Chúa và con người. Tưởng chừng với biết bao nhiêu kinh nghiệm của cuộc đời, của con người, con người sẽ trở về với Thiên Chúa nhưng không. Con người vẫn mãi mê với cái thế sự thăng trầm này để rồi không còn nhận ra Thiên Chúa nữa, hay có nhận ra thì cũng nhận ra với một hình ảnh dị dạng, hình ảnh bóp méo hay hình ảnh một Thiên Chúa do chính người đó tạo dựng chứ không còn là một Thiên Chúa tuyệt vời, một người Cha nhân hậu nữa.
Cứ đọc lại những trang Thánh Kinh, chúng ta sẽ thấy được một Thiên Chúa tuyệt vời như thế nào. Dẫu cho rằng con người trắc trở, con người quay lưng với Thiên Chúa đi chăng nữa nhưng Thiên Chúa chẳng bỏ rơi bao giờ. Bằng cách này hay cách khác, Thiên Chúa vẫn tiếp cận với con người qua những trung gian của Ngài như các ngôn sứ.
Thiên Chúa luôn hiện diện, luôn đồng hành với con người trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời nhưng liệu rằng con người có nhận ra sự hiện diện, sự đồng hành đó hay không ? Đặc biệt, trong những biến cố đau thương bi đát của cuộc đời.
Hôm nay, chúng ta nghe tâm sự của Isaia:
Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi,
còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.
Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn,
giơ má cho người ta giật râu.
Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.
Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,
vì thế, tôi đã không hổ thẹn,
vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.
Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.
Đấng tuyên bố rằng tôi công chính, Người ở kề bên.
Ai tranh tụng với tôi? Cùng nhau ta hầu toà!
Ai muốn kiện cáo tôi? Cứ thử đến đây coi!
Này, có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,
ai còn dám kết tội? (Is 50, 5-9a)
Trong cái cảnh bi đát của cuộc đời, Isaia vẫn tin vào Chúa và bám chặt cuộc đời của mình vào Chúa. Hình ảnh người tôi tớ trong Isaia đó chính là hình ảnh Chúa Giêsu - Con Một Thiên Chúa đã xuống thế làm người, chịu khổ hình, chịu chết … Dù rơi vào cái cảnh khốn cùng nhất của con người, nhục nhã, đau đớn bi đát nhất của con người nhưng Giêsu vẫn tin vào Thiên Chúa Cha, tin vào sự quan phòng của cha mình.
Thiên Chúa mãi mãi vẫn là thách thức của lòng tin của con người.
“Con ơi Thiên Chúa tốt lành,
Đất trời có Chúa định thành mới nên.
Trên trời mọi sự do Thiên,
Bên nhân bên quả gắn liền với nhau”.
Cụ Kh. đã nhìn Thiên Chúa từ câu hỏi về nguồn gốc vạn vật.
Hỡi im lặng thiêng liêng, ngập tràn, ứa vựa,
Ta lia gươm rạch ứa máu ngàn không,
Để muôn đời không có nữa, Mênh Mông
Vẫn ngăn cách Hồn Yêu cùng Đạo lý.
Nhưng đau đớn! Ta vấp mồ thế kỷ
Chết nơi đây vì xét nghĩa Không Cùng
Đem trí người suy đoán nỗi Mông Lung
Của Thiên Chúa vẫn muôn đời bí mật.
Đó là một đoạn trong bài “Thể Chất” của Hồ Dzếch, gia nhập kitô giáo khoảng năm 1940. Nhà thơ này đã cúi đầu trước sự huyền nhiệm của Thiên Chúa.
Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của con người, Thiên Chúa vẫn chờ đợi sự đáp trả của con người về Ngài. Chúa Giêsu Kitô con Thiên Chúa làm người cũng chất vấn mỗi người chúng ta về lòng tin vào Thiên Chúa, về lòng tin vào Ngài.
Hôm nay, Chúa Giêsu thấy chất vấn các môn đệ cũng là chất vấn mỗi người chúng ta. Với mỗi người chúng ta, khi Chúa Giêsu hỏi chúng ta thì liệu rằng chúng ta có can đảm, có tin nhận và trả lời như Phêrô hay không hay là chúng ta cũng nói rằng Chúa Giêsu cũng chỉ là một ngôn sứ như Êlia, như Gioan Tẩy Giả …
Nhiều lần nhiều lúc trong đầu kitô hữu thì Giêsu Kitô như là Êlia hay Môsê thôi chứ chẳng hơn. Bi đát nhất của cuộc đời đó là người ta tự hoạ cho mình một Thiên Chúa, một Giêsu Kitô theo nét vẽ riêng của họ.
Trong tuần thường huấn nọ ở một nhà dòng kia. Vị thuyết giảng chia sẻ về hình ảnh của một Giêsu chịu đóng đinh, chịu đau khổ như Chúa Giêsu đã nói với Phêrô cũng như các môn đệ trong Tin mừng mà chúng ta vừa nghe. Vị thuyết giảng trình bày về một Giêsu theo mô tả của Thánh Kinh và một Giêsu lịch sử.
Sau khi trình bày thì nhiều người cứ chất vấn đi chất vấn lại về Giêsu ! Chất vấn đó là quyền tự do của con người nhưng khi đã là tu sĩ, linh mục thì không dừng ở chuyện chất vấn nữa mà là tin và hiểu thêm về diện mạo Chúa Giêsu. Chất vấn là vấn đề, là chuyện dành cho những người chưa tin. Tu sĩ, linh mục mà lại chất vấn đi chất vấn lại Giêsu thì nó làm sao ấy. Nếu như vậy thì niềm tin tu sĩ, linh mục ấy tuyên xưng nó làm sao ấy.
Mỗi người bắt gặp câu hỏi về Thiên Chúa một cách khác nhau. Câu hỏi có khi gay gắt, dồn dập, có khi dịu dàng êm nhẹ, có khi như ray rứt, có khi như ủi an. Có khi, thật lạ lùng, người ta đang đối đầu với câu hỏi về Thiên Chúa bằng cách chối phắt Ngài đi. Nhưng dù dưới hình thức này hay hình thức khác thì mỗi người đều bắt gặp câu hỏi ấy; vào một lúc nào đó trong đời, người ta như chợt thấy. Ai sẵn sàng đón nhận và ra công tìm kiếm thì thế nào cũng gặp được Thiên Chúa. Thiên Chúa không tiếc với ai cả, nhưng phải sẵn sàng đón nhận thì mới gặp được Ngài, còn nếu đã phủ nhận ngay từ đầu thì còn gặp thế nào được. Mở mắt ra và sẽ thấy. Mỗi người gặp được Ngài trong một cảnh ngộ khác nhau, vì mỗi người đã lên đường từ những khởi điểm khác nhau.
Đã hơn một lần, có người hỏi tôi rằng Chúa Giêsu là người da đen, da nâu hay da vàng ? Chúa Giêsu sinh ra chính xác là ngày nào ? Năm nào ?
Tôi trả lời ngay là không cần biết là Giêsu có da đen, da nâu, da vàng hay da đỏ miễn làm sao khi mở quyển Almanack thì bạn sẽ thấy rõ ràng rằng có một Giêsu sinh làm người tại hang đá Belem và sống cái làng Nagiaret nhỏ bé. Chúa Giêsu đã hiện diện rồi trong lịch sử nhưng ai tin vào đó là Đấng nhân danh Chúa mà đến, là Ngôi Hai con Thiên Chúa làm người ?
Về diện mạo, về hình ảnh của một Giêsu lịch sử hay một Giêsu ký ức cũng cần tìm hiểu, cần đào sâu để mở rộng kiến thức để trình bày lại cho những người chưa hiểu hay những người chưa tin. Vấn đề cần ở đây là làm sao ta cũng phải tuyên xưng lòng tin vào Giêsu Kitô như Phêrô giữa nhiều và nhiều người không tin ở thời Chúa Giêsu. Vấn đề đã rõ, giữa biết bao nhiêu người không tin, giữa nhiều sự chất vất nhưng Phêrô đã vượt qua chuyện không tin và Phêrô đã tuyên xưng lòng tin của mình.
Thật sự ra mà nói không đơn giản để mà tuyên xưng được như Phêrô đâu. Có những lúc ta cũng mạnh mẽ tuyên xưng như Phêrô ấy nhưng có những lúc ta chối Chúa bây bẩy thôi.
Nếu chúng ta can đảm tuyên xưng một Giêsu là Đấng Kitô của đời mình như Phêrô thì chúng ta phải sống, phải thể hiện lòng tin ấy như Phêrô cách triệt để chứ không phải là nói suông. Lối sống của người có đức tin chúng ta vừa nghe Thánh Giacôbê mời gọi: Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì? Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết. Đàng khác, có người sẽ bảo: "Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin (Gc 2, 14-19)
Nguyện xin Chúa Giêsu Kitô, đấng đang hiện diện trong cuộc đời ta, đang có đứng trước mặt ta ban thêm lòng tin cho chúng ta để ta cũng mạnh dạn tuyên xưng lòng tin ấy vào Giêsu Kitô như Phêrô tông đồ hôm nay vậy. Và cũng xin Chúa ban thêm cho ta lòng mến để chúng ta diễn tả, chúng ta sống lòng tin ấy bằng đời sống thường nhật của chúng ta.
Thiên Chúa, Ngài có đó, Ngài còn đó và mãi mãi vẫn là Ngài.
Từ thuở tạo thành, Thiên Chúa yêu con người và đã cho con người thay Ngài để cai quản vũ trụ tốt đẹp do chính tay Ngài tạo dựng. Ngài cho con người hưởng tất cả hạnh phúc của Ngài chỉ trừ một điều duy nhất là đừng sờ vào, đừng đụng vào cái cây ở giữa vườn mà Thánh Kinh ghi lại là “cây biết lành biết dữ”. Cái cây ấy là dấu chỉ, là lời mà Ngài đã dặn đi dặn lại cho con người nhưng rồi con người đã vi phạm, đã giơ tay ra hái nó. Và từ đó, con người đã đánh mất đi mối tình đẹp giữa Thiên Chúa và con người. Tưởng chừng với biết bao nhiêu kinh nghiệm của cuộc đời, của con người, con người sẽ trở về với Thiên Chúa nhưng không. Con người vẫn mãi mê với cái thế sự thăng trầm này để rồi không còn nhận ra Thiên Chúa nữa, hay có nhận ra thì cũng nhận ra với một hình ảnh dị dạng, hình ảnh bóp méo hay hình ảnh một Thiên Chúa do chính người đó tạo dựng chứ không còn là một Thiên Chúa tuyệt vời, một người Cha nhân hậu nữa.
Cứ đọc lại những trang Thánh Kinh, chúng ta sẽ thấy được một Thiên Chúa tuyệt vời như thế nào. Dẫu cho rằng con người trắc trở, con người quay lưng với Thiên Chúa đi chăng nữa nhưng Thiên Chúa chẳng bỏ rơi bao giờ. Bằng cách này hay cách khác, Thiên Chúa vẫn tiếp cận với con người qua những trung gian của Ngài như các ngôn sứ.
Thiên Chúa luôn hiện diện, luôn đồng hành với con người trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời nhưng liệu rằng con người có nhận ra sự hiện diện, sự đồng hành đó hay không ? Đặc biệt, trong những biến cố đau thương bi đát của cuộc đời.
Hôm nay, chúng ta nghe tâm sự của Isaia:
Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi,
còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.
Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn,
giơ má cho người ta giật râu.
Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.
Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,
vì thế, tôi đã không hổ thẹn,
vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.
Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.
Đấng tuyên bố rằng tôi công chính, Người ở kề bên.
Ai tranh tụng với tôi? Cùng nhau ta hầu toà!
Ai muốn kiện cáo tôi? Cứ thử đến đây coi!
Này, có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,
ai còn dám kết tội? (Is 50, 5-9a)
Trong cái cảnh bi đát của cuộc đời, Isaia vẫn tin vào Chúa và bám chặt cuộc đời của mình vào Chúa. Hình ảnh người tôi tớ trong Isaia đó chính là hình ảnh Chúa Giêsu - Con Một Thiên Chúa đã xuống thế làm người, chịu khổ hình, chịu chết … Dù rơi vào cái cảnh khốn cùng nhất của con người, nhục nhã, đau đớn bi đát nhất của con người nhưng Giêsu vẫn tin vào Thiên Chúa Cha, tin vào sự quan phòng của cha mình.
Thiên Chúa mãi mãi vẫn là thách thức của lòng tin của con người.
“Con ơi Thiên Chúa tốt lành,
Đất trời có Chúa định thành mới nên.
Trên trời mọi sự do Thiên,
Bên nhân bên quả gắn liền với nhau”.
Cụ Kh. đã nhìn Thiên Chúa từ câu hỏi về nguồn gốc vạn vật.
Hỡi im lặng thiêng liêng, ngập tràn, ứa vựa,
Ta lia gươm rạch ứa máu ngàn không,
Để muôn đời không có nữa, Mênh Mông
Vẫn ngăn cách Hồn Yêu cùng Đạo lý.
Nhưng đau đớn! Ta vấp mồ thế kỷ
Chết nơi đây vì xét nghĩa Không Cùng
Đem trí người suy đoán nỗi Mông Lung
Của Thiên Chúa vẫn muôn đời bí mật.
Đó là một đoạn trong bài “Thể Chất” của Hồ Dzếch, gia nhập kitô giáo khoảng năm 1940. Nhà thơ này đã cúi đầu trước sự huyền nhiệm của Thiên Chúa.
Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của con người, Thiên Chúa vẫn chờ đợi sự đáp trả của con người về Ngài. Chúa Giêsu Kitô con Thiên Chúa làm người cũng chất vấn mỗi người chúng ta về lòng tin vào Thiên Chúa, về lòng tin vào Ngài.
Hôm nay, Chúa Giêsu thấy chất vấn các môn đệ cũng là chất vấn mỗi người chúng ta. Với mỗi người chúng ta, khi Chúa Giêsu hỏi chúng ta thì liệu rằng chúng ta có can đảm, có tin nhận và trả lời như Phêrô hay không hay là chúng ta cũng nói rằng Chúa Giêsu cũng chỉ là một ngôn sứ như Êlia, như Gioan Tẩy Giả …
Nhiều lần nhiều lúc trong đầu kitô hữu thì Giêsu Kitô như là Êlia hay Môsê thôi chứ chẳng hơn. Bi đát nhất của cuộc đời đó là người ta tự hoạ cho mình một Thiên Chúa, một Giêsu Kitô theo nét vẽ riêng của họ.
Trong tuần thường huấn nọ ở một nhà dòng kia. Vị thuyết giảng chia sẻ về hình ảnh của một Giêsu chịu đóng đinh, chịu đau khổ như Chúa Giêsu đã nói với Phêrô cũng như các môn đệ trong Tin mừng mà chúng ta vừa nghe. Vị thuyết giảng trình bày về một Giêsu theo mô tả của Thánh Kinh và một Giêsu lịch sử.
Sau khi trình bày thì nhiều người cứ chất vấn đi chất vấn lại về Giêsu ! Chất vấn đó là quyền tự do của con người nhưng khi đã là tu sĩ, linh mục thì không dừng ở chuyện chất vấn nữa mà là tin và hiểu thêm về diện mạo Chúa Giêsu. Chất vấn là vấn đề, là chuyện dành cho những người chưa tin. Tu sĩ, linh mục mà lại chất vấn đi chất vấn lại Giêsu thì nó làm sao ấy. Nếu như vậy thì niềm tin tu sĩ, linh mục ấy tuyên xưng nó làm sao ấy.
Mỗi người bắt gặp câu hỏi về Thiên Chúa một cách khác nhau. Câu hỏi có khi gay gắt, dồn dập, có khi dịu dàng êm nhẹ, có khi như ray rứt, có khi như ủi an. Có khi, thật lạ lùng, người ta đang đối đầu với câu hỏi về Thiên Chúa bằng cách chối phắt Ngài đi. Nhưng dù dưới hình thức này hay hình thức khác thì mỗi người đều bắt gặp câu hỏi ấy; vào một lúc nào đó trong đời, người ta như chợt thấy. Ai sẵn sàng đón nhận và ra công tìm kiếm thì thế nào cũng gặp được Thiên Chúa. Thiên Chúa không tiếc với ai cả, nhưng phải sẵn sàng đón nhận thì mới gặp được Ngài, còn nếu đã phủ nhận ngay từ đầu thì còn gặp thế nào được. Mở mắt ra và sẽ thấy. Mỗi người gặp được Ngài trong một cảnh ngộ khác nhau, vì mỗi người đã lên đường từ những khởi điểm khác nhau.
Đã hơn một lần, có người hỏi tôi rằng Chúa Giêsu là người da đen, da nâu hay da vàng ? Chúa Giêsu sinh ra chính xác là ngày nào ? Năm nào ?
Tôi trả lời ngay là không cần biết là Giêsu có da đen, da nâu, da vàng hay da đỏ miễn làm sao khi mở quyển Almanack thì bạn sẽ thấy rõ ràng rằng có một Giêsu sinh làm người tại hang đá Belem và sống cái làng Nagiaret nhỏ bé. Chúa Giêsu đã hiện diện rồi trong lịch sử nhưng ai tin vào đó là Đấng nhân danh Chúa mà đến, là Ngôi Hai con Thiên Chúa làm người ?
Về diện mạo, về hình ảnh của một Giêsu lịch sử hay một Giêsu ký ức cũng cần tìm hiểu, cần đào sâu để mở rộng kiến thức để trình bày lại cho những người chưa hiểu hay những người chưa tin. Vấn đề cần ở đây là làm sao ta cũng phải tuyên xưng lòng tin vào Giêsu Kitô như Phêrô giữa nhiều và nhiều người không tin ở thời Chúa Giêsu. Vấn đề đã rõ, giữa biết bao nhiêu người không tin, giữa nhiều sự chất vất nhưng Phêrô đã vượt qua chuyện không tin và Phêrô đã tuyên xưng lòng tin của mình.
Thật sự ra mà nói không đơn giản để mà tuyên xưng được như Phêrô đâu. Có những lúc ta cũng mạnh mẽ tuyên xưng như Phêrô ấy nhưng có những lúc ta chối Chúa bây bẩy thôi.
Nếu chúng ta can đảm tuyên xưng một Giêsu là Đấng Kitô của đời mình như Phêrô thì chúng ta phải sống, phải thể hiện lòng tin ấy như Phêrô cách triệt để chứ không phải là nói suông. Lối sống của người có đức tin chúng ta vừa nghe Thánh Giacôbê mời gọi: Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì? Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết. Đàng khác, có người sẽ bảo: "Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin (Gc 2, 14-19)
Nguyện xin Chúa Giêsu Kitô, đấng đang hiện diện trong cuộc đời ta, đang có đứng trước mặt ta ban thêm lòng tin cho chúng ta để ta cũng mạnh dạn tuyên xưng lòng tin ấy vào Giêsu Kitô như Phêrô tông đồ hôm nay vậy. Và cũng xin Chúa ban thêm cho ta lòng mến để chúng ta diễn tả, chúng ta sống lòng tin ấy bằng đời sống thường nhật của chúng ta.