VATICAN CITY (CNS) - Tin Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama được trao giải Nobel Hòa bình đã được người phát ngôn của Tòa thánh đón nhận với nhiều hy vọng.
Hôm nay ngày 9 tháng 10, Lm Dòng Tên Federico Lombardi cho các ký giả hay rằng bản tin về giải thưởng “đã được đón nhận tại Vatican với lời hy vọng khi xét tới lời cam kết của Tổng thống Obama, chứng tỏ ông muốn cổ võ hòa bình trên bình diện quốc tế và đặc biệt mới đây trong nỗ lực thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân.”
Trong một bản tuyên bố viết sẵn, linh mục phát ngôn viên nói: “Hy vọng rằng sự tưởng thưởng rất quan trọng này sẽ cống hiến lời khuyến khích lớn lao hơn thúc đẩy lòng nhiệt tâm tận tuỵ, tuy khó khăn nhưng cần thiết, cho tương lai của nhân loại hầu có thể mang lại những kết quả mong muốn.”
Tân đại sứ Hoa kỳ bên cạnh Tòa thánh Vatican, Miguel Diaz, cho Đài Phát thanh Vatican biết rằng tổng thống Hoa kỳ được công nhận vể những nỗ lực của ông trong hoạt động xây dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc và hủy diệt những võ khí hạt nhân trên khắp thế giới.
Được trao giải Hòa bình Nobel là một khuyến khích lớn lao để tổng thống tiếp tục hoạt động nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, theo lời ông tân đại sứ.
Ông nói rằng trong buổi trình ủy nhiệm thư làm tân đại sứ Mỹ cạnh Tòa thánh hôm 2 tháng 10, Đức giáo hoàng Benedict XVI có “nói rõ với tôi ngài thật biết ơn” vì Tổng thống Obama đã đặc biệt cam kết giải trừ thế giới khỏi các võ khí hạt nhân.
Các vị giám mục đang tham dự Thượng hội đồng các Giám mục về Phi châu cũng phản ứng về việc Obama được chọn để trao giải Hòa bình.
Tổng giám mục Wilton D. Gregory giáo phận Atlanta nói rằng rõ rệt đây “là một vinh dự bất ngờ đến với tổng thống” và ngài hy vọng rằng “vinh dự đó sẽ để lại một lời mời gọi ông đạt thành những điều cao cả.”
Tổng giám mục phát biểu với Thông tấn xã Catholic News Service: “Tôi hy vọng khi lãnh giải thưởng, tổng thống sẽ nhận thức và đáp ứng với thách đố lớn lao đặt ra trước mặt ông.”
“Thế giới đã gửi đi một tín hiệu, ít ra bằng giải Nobel này, rằng thế giới đặt cao vọng nơi ông và ước mong sao ông sẽ sống phù hợp với năng lực và những điều tích cực mà từ trước đến nay ông đã đặt trên sân khấu thế giới.”
Một vị khác đang tham dự thượng hội đồng, Tổng giám mục Charles G. Palmer-Buckle giáo phận Accra (nước Ghana, Phi châu), hôm 9 tháng 10 cho các ký giả biết rằng ngài ngây ngất và “tràn ngập niềm vui vì Obama được giải Nobel Hòa bình.”
Ngài nói: “Tôi muốn thế giới coi đây là một lời khích lệ, một động cơ thúc đẩy” để công nhận tài ba và tiềm lực của người châu Phi và những người nguồn gốc từ châu Phi.
“Người da đen cũng tài giỏi như bất cứ ai khác… và tôi nghĩ thế giới đang đi tới chỗ đối diện với sự kiện là nếu chúng tôi được khen ngợi, chúng tôi sẽ còn cống hiến thêm nhiều hơn nữa.”
Tổng giám mục nói với thông tấn xã CNS rằng Obama “hiển nhiên xứng đáng” được nhận giải thưởng này và vị lãnh đạo nước Mỹ hiện nay là một người gây được cảm hứng.
Ngài nhắc lại cuộc viếng thăm Ghana của Tổng thống Obama hồi tháng 7 vừa qua, và ngài đã cảm động biết bao khi thấy tổng thống khuyến khích dân chúng hãy đặt định mệnh vào chính bàn tay của họ.
“Ông ta nói với giới trẻ: đừng nhìn về châu Âu, đừng nhìn vào châu Mỹ để tìm ra những giải pháp cho các khó khăn của các bạn. Các bạn có thể, đúng vậy, các bạn có thể làm được. Và tôi nghĩ là chúng ta đã nhận làm và chúng ta sẽ thực hiện được.”
Uỷ ban trao giải Nobel của Na Uy tuyên bố hôm 9 tháng 10 rằng Tổng thống Hoa kỳ được chọn “vì những nỗ lực phi thường của ông nhằm củng cố nền ngoại giao quốc tế và sự hợp tác giữa các dân tộc.”
“Rất hiếm khi một người có tầm mức như Obama đã thu hút được sự chú ý của thế giới và đem lại cho nhân dân thế giới một niềm hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn.”
Phát biểu tại Bạch ốc buổi chiều cùng ngày, Obama nói rằng ông “sửng sốt và rất mực khiêm tốn về quyết định của Uỷ ban trao giải Nobel.”
“Hãy để tôi minh xác: Tôi không coi đây như là một sự công nhận những thành quả của riêng tôi, nhưng là một xác quyết về sự lãnh đạo của Hoa kỳ, nhân danh những khát vọng của nhân dân thuộc mọi quốc gia.”
Hôm nay ngày 9 tháng 10, Lm Dòng Tên Federico Lombardi cho các ký giả hay rằng bản tin về giải thưởng “đã được đón nhận tại Vatican với lời hy vọng khi xét tới lời cam kết của Tổng thống Obama, chứng tỏ ông muốn cổ võ hòa bình trên bình diện quốc tế và đặc biệt mới đây trong nỗ lực thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân.”
Trong một bản tuyên bố viết sẵn, linh mục phát ngôn viên nói: “Hy vọng rằng sự tưởng thưởng rất quan trọng này sẽ cống hiến lời khuyến khích lớn lao hơn thúc đẩy lòng nhiệt tâm tận tuỵ, tuy khó khăn nhưng cần thiết, cho tương lai của nhân loại hầu có thể mang lại những kết quả mong muốn.”
Tân đại sứ Hoa kỳ bên cạnh Tòa thánh Vatican, Miguel Diaz, cho Đài Phát thanh Vatican biết rằng tổng thống Hoa kỳ được công nhận vể những nỗ lực của ông trong hoạt động xây dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc và hủy diệt những võ khí hạt nhân trên khắp thế giới.
Được trao giải Hòa bình Nobel là một khuyến khích lớn lao để tổng thống tiếp tục hoạt động nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, theo lời ông tân đại sứ.
Ông nói rằng trong buổi trình ủy nhiệm thư làm tân đại sứ Mỹ cạnh Tòa thánh hôm 2 tháng 10, Đức giáo hoàng Benedict XVI có “nói rõ với tôi ngài thật biết ơn” vì Tổng thống Obama đã đặc biệt cam kết giải trừ thế giới khỏi các võ khí hạt nhân.
Các vị giám mục đang tham dự Thượng hội đồng các Giám mục về Phi châu cũng phản ứng về việc Obama được chọn để trao giải Hòa bình.
Tổng giám mục Wilton D. Gregory giáo phận Atlanta nói rằng rõ rệt đây “là một vinh dự bất ngờ đến với tổng thống” và ngài hy vọng rằng “vinh dự đó sẽ để lại một lời mời gọi ông đạt thành những điều cao cả.”
Tổng giám mục phát biểu với Thông tấn xã Catholic News Service: “Tôi hy vọng khi lãnh giải thưởng, tổng thống sẽ nhận thức và đáp ứng với thách đố lớn lao đặt ra trước mặt ông.”
“Thế giới đã gửi đi một tín hiệu, ít ra bằng giải Nobel này, rằng thế giới đặt cao vọng nơi ông và ước mong sao ông sẽ sống phù hợp với năng lực và những điều tích cực mà từ trước đến nay ông đã đặt trên sân khấu thế giới.”
Một vị khác đang tham dự thượng hội đồng, Tổng giám mục Charles G. Palmer-Buckle giáo phận Accra (nước Ghana, Phi châu), hôm 9 tháng 10 cho các ký giả biết rằng ngài ngây ngất và “tràn ngập niềm vui vì Obama được giải Nobel Hòa bình.”
Ngài nói: “Tôi muốn thế giới coi đây là một lời khích lệ, một động cơ thúc đẩy” để công nhận tài ba và tiềm lực của người châu Phi và những người nguồn gốc từ châu Phi.
“Người da đen cũng tài giỏi như bất cứ ai khác… và tôi nghĩ thế giới đang đi tới chỗ đối diện với sự kiện là nếu chúng tôi được khen ngợi, chúng tôi sẽ còn cống hiến thêm nhiều hơn nữa.”
Tổng giám mục nói với thông tấn xã CNS rằng Obama “hiển nhiên xứng đáng” được nhận giải thưởng này và vị lãnh đạo nước Mỹ hiện nay là một người gây được cảm hứng.
Ngài nhắc lại cuộc viếng thăm Ghana của Tổng thống Obama hồi tháng 7 vừa qua, và ngài đã cảm động biết bao khi thấy tổng thống khuyến khích dân chúng hãy đặt định mệnh vào chính bàn tay của họ.
“Ông ta nói với giới trẻ: đừng nhìn về châu Âu, đừng nhìn vào châu Mỹ để tìm ra những giải pháp cho các khó khăn của các bạn. Các bạn có thể, đúng vậy, các bạn có thể làm được. Và tôi nghĩ là chúng ta đã nhận làm và chúng ta sẽ thực hiện được.”
Uỷ ban trao giải Nobel của Na Uy tuyên bố hôm 9 tháng 10 rằng Tổng thống Hoa kỳ được chọn “vì những nỗ lực phi thường của ông nhằm củng cố nền ngoại giao quốc tế và sự hợp tác giữa các dân tộc.”
“Rất hiếm khi một người có tầm mức như Obama đã thu hút được sự chú ý của thế giới và đem lại cho nhân dân thế giới một niềm hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn.”
Phát biểu tại Bạch ốc buổi chiều cùng ngày, Obama nói rằng ông “sửng sốt và rất mực khiêm tốn về quyết định của Uỷ ban trao giải Nobel.”
“Hãy để tôi minh xác: Tôi không coi đây như là một sự công nhận những thành quả của riêng tôi, nhưng là một xác quyết về sự lãnh đạo của Hoa kỳ, nhân danh những khát vọng của nhân dân thuộc mọi quốc gia.”