Roma, ngày 12 tháng 10 năm 2009 / 01:33 (CNA). - Tờ báo chính thức của Vatican, L'Osservatore Romano, đã gọi quyết định trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho TT Obama là một quyêt định 'hấp tấp' và hơn hết chỉ phản ảnh một lời mời gọi hãy lựa chọn hòa bình bằng giải pháp chính trị. Tư cách xứng đáng để hưởng giải thưởng cũng bị đặt nghi vấn vì quan điểm của ông về nhiều vấn đề đạo đức sinh học, đặc biệt là phá thai.
Bài báo chỉ cho thấy rằng "quyết định trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho TT Barack Obama đã làm mọi người ngạc nhiên, ngay cả vị tổng thống Mỹ."
"Trong suốt 90 năm qua," Tờ L'Osservatore ghi nhận, "giải thưởng chưa bao giờ được trao cho một tổng thống Mỹ đang tại vị - khi giải thưởng được trao cho Jimmy Carter năm 2002 vì các quyết định liên quan tới hòa bình thì ông đã rời chức vụ được một thời gian."
Có lẽ vì lý do này, tờ báo nói, "Các nhà phân tích gần như nhất trí là sự lựa chọn chỉ là một cách để gây áp lực lên chính quyền Obama để tiếp tục đường lối hoà bình."
L'Osservatore cũng đặt nghi vấn về những hành động của chính quyền Obama tại Iraq và Afghanistan, có vẻ như những quyết định là nhằm tìm một sự dung hoà giữa những lời tuyên bố chủ hoà trong mùa tranh cử và một chính sách thiết thực hơn, tức là tiếp tục đường lối chủ chiến cuả TT Bush.
Chính sách ngập ngừng vừa tiến vừa thóai này, tờ báo nhận xét, rất giống với các phương pháp tiếp cận cuả Obama về "những vấn đề đạo đức sinh học lớn, mà phá thai là quan trọng nhất". Cách tiếp cận cuả Obama đã tạo ra tranh cãi lớn giữa các người Công giáo trong nước Mỹ.
Tờ báo cũng nhắc lại sự việc Mẹ Teresa đã được vinh dự nhận giải thưởng Hòa bình năm 1979, và thêm "TT Obama nên nhớ rằng Mẹ Teresa là vị tiền bối cuả ông về giải thưởng vào năm 1979, Mẹ đã can đảm phát biểu khi nhận giải thưởng rằng cuộc chiến tranh tàn khốc nhất với số lượng nạn nhân lớn nhất chính là việc thực hành phá thai, đã được hợp pháp hoá và tạo điều kiện dễ dàng bởi các cơ cấu quốc tế. "
Nêu rõ ra một mâu thuẫn trong việc lựa chọn, tờ L'Osservatore lưu ý rằng ĐGH John Paul II đã là một ứng cử viên giải Nobel Hòa bình nhưng chưa bao giờ được chọn, thậm chí vào năm 2003 "sau khi ngài lên án chiến tranh Iraq."
"Các thành viên của Ủy ban đã coi Giáo hoàng Wojtyla là quá 'bảo thủ' trong nhiều lãnh vực khác, và họ sợ rằng trao giải cho ngài sẽ bị xem là thiên vị Giáo Hội Công Giáo hơn các tôn giáo khác. Nỗi lo ngại của họ rõ ràng đã không được đặt ra trong trường hợp Obama, là trường hợp còn gây nhiều tranh cãi hơn," Tờ báo cuả Vatican kết luận rằng quá trình lựa chọn đã bị sa lầy vì muốn đi đúng lề chính trị (being politically correct).
Tuy nhiên, bài báo kết luận "Dẫu vậy, như vị giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã nêu lên, chúng tôi không thể không hân hoan công nhận những nỗ lực của Tổng thống Obama trong cố gắng giải trừ vũ khí hạt nhân để hướng tới một chính sách hoà bình, hơn là tiếp tục khẳng định sức mạnh cuả Mỹ trên thế giới. "
Bài báo chỉ cho thấy rằng "quyết định trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho TT Barack Obama đã làm mọi người ngạc nhiên, ngay cả vị tổng thống Mỹ."
"Trong suốt 90 năm qua," Tờ L'Osservatore ghi nhận, "giải thưởng chưa bao giờ được trao cho một tổng thống Mỹ đang tại vị - khi giải thưởng được trao cho Jimmy Carter năm 2002 vì các quyết định liên quan tới hòa bình thì ông đã rời chức vụ được một thời gian."
Có lẽ vì lý do này, tờ báo nói, "Các nhà phân tích gần như nhất trí là sự lựa chọn chỉ là một cách để gây áp lực lên chính quyền Obama để tiếp tục đường lối hoà bình."
L'Osservatore cũng đặt nghi vấn về những hành động của chính quyền Obama tại Iraq và Afghanistan, có vẻ như những quyết định là nhằm tìm một sự dung hoà giữa những lời tuyên bố chủ hoà trong mùa tranh cử và một chính sách thiết thực hơn, tức là tiếp tục đường lối chủ chiến cuả TT Bush.
Chính sách ngập ngừng vừa tiến vừa thóai này, tờ báo nhận xét, rất giống với các phương pháp tiếp cận cuả Obama về "những vấn đề đạo đức sinh học lớn, mà phá thai là quan trọng nhất". Cách tiếp cận cuả Obama đã tạo ra tranh cãi lớn giữa các người Công giáo trong nước Mỹ.
Tờ báo cũng nhắc lại sự việc Mẹ Teresa đã được vinh dự nhận giải thưởng Hòa bình năm 1979, và thêm "TT Obama nên nhớ rằng Mẹ Teresa là vị tiền bối cuả ông về giải thưởng vào năm 1979, Mẹ đã can đảm phát biểu khi nhận giải thưởng rằng cuộc chiến tranh tàn khốc nhất với số lượng nạn nhân lớn nhất chính là việc thực hành phá thai, đã được hợp pháp hoá và tạo điều kiện dễ dàng bởi các cơ cấu quốc tế. "
Nêu rõ ra một mâu thuẫn trong việc lựa chọn, tờ L'Osservatore lưu ý rằng ĐGH John Paul II đã là một ứng cử viên giải Nobel Hòa bình nhưng chưa bao giờ được chọn, thậm chí vào năm 2003 "sau khi ngài lên án chiến tranh Iraq."
"Các thành viên của Ủy ban đã coi Giáo hoàng Wojtyla là quá 'bảo thủ' trong nhiều lãnh vực khác, và họ sợ rằng trao giải cho ngài sẽ bị xem là thiên vị Giáo Hội Công Giáo hơn các tôn giáo khác. Nỗi lo ngại của họ rõ ràng đã không được đặt ra trong trường hợp Obama, là trường hợp còn gây nhiều tranh cãi hơn," Tờ báo cuả Vatican kết luận rằng quá trình lựa chọn đã bị sa lầy vì muốn đi đúng lề chính trị (being politically correct).
Tuy nhiên, bài báo kết luận "Dẫu vậy, như vị giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã nêu lên, chúng tôi không thể không hân hoan công nhận những nỗ lực của Tổng thống Obama trong cố gắng giải trừ vũ khí hạt nhân để hướng tới một chính sách hoà bình, hơn là tiếp tục khẳng định sức mạnh cuả Mỹ trên thế giới. "