NHÂN MÙA VỌNG MỞ ĐẦU NĂM THÁNH: THỬ TÌM HIỂU VỀ THẦN HỌC ĐỨC MẾN
Trong sứ điệp mở đầu nghi thức khai mạc Năm thánh tại Sở Kiện (24-11-2009), Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI tán dương ba nhân đức đối thần xuyên suốt lịch sử đạo công giáo ở Việt Nam, từ đời vua Lê Trang Tông tới nay gần 480 năm, được ghi dấu bằng 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam và 350 năm thiết lập hai Đại diện Tông Tòa Đàng trong và Đàng ngoài: ‘‘Lễ khai mạc Năm Thánh nhằm ngày lễ kính 117 vị thánh Tử đạo hiển vinh của đất nước. Việc nhớ lại chứng từ cao quý của các ngài sẽ giúp toàn thể dân Chúa tại Viêt Nam thúc đẩy đức mến, gia tăng đức cậy và củng cố đức tin mà đôi lúc bị thử thách bởi đời sống thường ngày.’’ Nhận định này lại càng có ý nghĩa vì mùa vọng của niên lịch phụng vụ nhằm mùa đông giá lạnh của hai miền Bắc - Trung:
Thấy ai đói rách thì thương,
Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Thương người như thể thương thân,
Người ta phải bước khó khăn đến nhà.
Đồng tiền bát gạo mang ra,
Rằng đây "cần kiệm" gọi là làm duyên.
Sứ điệp của Đức Bênêdictô XVI về ba nhân đức đối thần, nhất là đức mến trong sinh hoạt mục vụ của Giáo hội Việt Nam từ khởi nguyên đến nay là thời điểm thích hợp để tìm hiểu về thần học đức mến.
1) Vấn đề từ ngữ:
Cổ ngữ Hy lạp có 4 từ ngữ nói về tình yêu: philein, stergein, eran, agapan. Cổ ngữ Do Thái có động từ aheb và danh từ ahabab để chỉ tình yêu.
Stergein nói về tình cha mẹ đối với con cái. Kinh thánh không sử dụng thuật ngữ này.
Eran nói về tình yêu nam nữ. Platon sử dụng từ ngữ này với ý nghĩa trong sáng trong biện chứng tình yêu. Trong Cựu ước, sách Châm ngôn dùng từ Eran:
Hãy yêu mến khôn ngoan,
Khôn ngoan sẽ chở che bảo vệ. (Cn 4,6)
Trong tiếng latinh, caritas mang ý nghĩa cao quý hơn là amor. Theo Cicéron: ‘‘Khi nói về thần linh, cha mẹ, tổ quốc, những nhân vật lỗi lạc, ta nên dùng caritas. nếu là vợ chồng, con cái, anh chị em, từ ngữ amor thích hợp hơn’’ (Partitiones ora., 88).
Theo linh mục Reniero Cantalamessa (dòng Phanxicô), ‘‘Bài ca đức mến (hymne à la charité) của thánh Phaolô là thuật từ tôn giáo có nghĩa là ‘‘tình yêu’’ (amour). Đây chính là bài ngợi ca tình yêu (hymne à l’amour) nổi tiếng nhất và cao quý độc nhất vô nhị. Tên chung của tình yêu là eros, Τừ ngữ này chưa đủ để diễn đạt ý niệm Kinh thánh nên được thay bằng agapè nhằm diễn tả tình yêu thiêng liêng, hoặc đức mến (charité). Sự khác biệt chính yếu giữa hai tình yêu như sau: tình yêu theo nghĩa hẹp là tình yêu lứa đôi. Tình yêu thiêng liêng liên hệ đến mọi người. Tình yêu lứa đôi được diễn tả qua câu nói của Violetta trong nhạc kịch Traviata của Verdi: ‘‘Alfred, yêu em đi như tình yêu của em dành cho anh’’. Đức mến được thể hiện qua Tin mừng theo Thánh Gioan: ‘‘Thầy ban một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã thương yêu anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau’’ (Ga 13,34-35).
Hai tình yêu này không đối ngược nhau, ngược lại cả hai cùng triển nở: Tình yêu eros là khởi điểm; Tình yêu agapè là đích điểm. Trong Tân ước, từ ngữ agapè mang ý nghĩa tôn giáo, với 117 lần sử dụng, trong số thánh Phaolô sử dụng 75 lần, thánh Gioan: 25 lần (chỉ riêng Thư 1 của thánh Gioan: 18 lần).
Trong tiếng Việt, ‘‘tình yêu‘’ là ngôn ngữ dân gian, trong khi ‘‘đức mến’’ phối hợp Hán (đức) - Việt (mến) nhằm nói rằng yêu thương là nhân đức đối thần (vertu théologale). Thần học tín lý nói đến các nhân đức đối thần chủ yếu liên hệ đến Thiên Chúa (des vertus qui ont principalement Dieu pour objet).
Theo Huỳnh Tịnh Của,
Tình là lòng, tình ý; Yêu là mến thương.
Mến: thương, yêu.
Vì ngôn ngữ tình yêu dịu ngọt bao giờ cũng được diễn tả bằng tiếng mẹ đẻ. Đức mến thay vì đức ái nhằm thể hiện ý nghĩa này.
Trong ngôn ngữ nước ta, ‘‘Yêu’’ là động từ, ‘Tình yêu‘’ là danh từ.
2) Đức mến trong Cựu ước:
Cựu ước mời gọi các tín hữu yêu mến Thiên Chúa. Cả sách Xuất hành lẫn sách Giêrêmia đều dùng hình ảnh người chồng hoặc người cha để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa đối với dân Người. Thánh vịnh là bản tình ca ngợi khen Thiên Chúa trác tuyệt:
‘‘Con yêu mến Ngài, lạy Chúa là sức mạnh của con.’’ (Tv 18,2)
‘‘Hết mọi người hiếu trung với Chúa, hãy yêu mến Chúa đi '’ (Tv 31,24)
‘’Lòng tôi yêu mến Thiên Chúa, vì Chúa đã nghe tiếng tôi khẩn nài.’’ (Tv 116,1)
Danh hiệu Yahvé (Giavê): những ai yêu mến Thiên Chúa trong Thánh kinh là cổ văn Do thái (Tanakh) thuật lại Môsê nghe được từ ngữ này trên núi Horeb, trong sa mạc Sinai. Năm 2008, Giáo hội quyết định dùng danh hiệu ‘‘Thiên Chúa ‘’ thay vì ‘‘Yahvé’’.
Sách Đệ nhị luật quy định giới răn yêu Chúa. Sách được gọi là Đệ nhị luật (Deutéronome) vì theo tiếng Hy lạp, deuteronomos có nghĩa là bộ luật thứ hai. Sách chép lại những lời của Môsê phán cùng dân Do thái.
Sách Đệ nhị luật có đoạn viết về ‘‘Shema’’, có nghĩa là lắng nghe, như sau:
‘‘Nghe đây, hỡi Israël, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng dạ, hết sức anh em. Những lời tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc vào lòng. Anh em phải lặp lại những lời này cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà anh em, và lên cửa thành của anh em.’’ (Đnl 6.15)
Ngoài ý nghĩa giới răn, đức mến là ân sủng Thiên Chúa ban cho dân Người:
‘‘Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ cắt bì tâm hồn anh em và tâm hồn dòng dõi anh em, để anh em yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng dạ, ngõ hầu anh em được sống.’’ (Đnl 30,6)
Trong Cựu ước, tình yêu tha nhân, ‘‘thương người như thể thương thân’’ được nói trong sách Sáng thế dưới chủ đề huynh đệ. Trong câu chuyện giữa Caïn và Abel, từ ngữ ‘‘anh em’’ được dùng 7 lần (St 4,1-12). Sách Lêvi gồm 7 chương quy định những lề luât do Môsê đưa ra. Từ chương 17 đến 26 là các quy luật tôn giáo và xã hội, trong đó có câu: ‘‘Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình. Ta là Đức Chúa’’ (Lv 19,18).
Giới răn này được áp dụng cả cho những di dân: ‘‘Khi có ngoại kiều cư ngụ trong xứ các ngươi, các ngươi đừng bức hiếp họ. Các ngươi phải cư xử với họ như người bản xứ, như một người trong các ngươi; các ngươi phải yêu họ như chính mình, vì các ngươi đã từng là ngoại kiều trên đất Ai cập. Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi.’’ (Lv 20,33-34)
Giới răn yêu thương còn bao gồm cả kẻ thù:
‘‘Kẻ thù con có đói, hãy cho nó bánh ăn,
Nó có khát, hãy cho nước uống’’ (Cn 25,21).
Trong sách Hôsê, Chúa phán: ‘‘Vì Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các người nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu’’ (Hs 6,6).
Giới răn yêu Chúa và yêu tha nhân bàng bạc trong Cựu ước là tiền đề của đức mến trong Tân ước. Tài liệu về tương quan giữa Tân ước và Cựu ước do Ủy ban Giáo hoàng về Thánh kinh công bố năm 2001 quy định: ‘‘Việc lấy Tân ước để giải thích Kinh thánh Do Thái khởi đi từ tiền đề thần học theo đó Kinh thánh Do Thái cóuy lực là nhờ được linh ứng từ trời. Tiền đề này thiết yếu đi đến hệ luận là những điều được viết ra trong Cựu ước phải được hoàn thành trong Tân ước. Theo hệ luận này, việc Đức Kitô giáng sinh, tử nạn và phục sinh hoàn toàn có liên hệ đến những điều đã nói trong Cựu ước’’(điều 6).
Tổng mục Giáo lý của Hội thánh Công giáo (Compendium du Catéchisme de l’Église catholique) công bố theo Tự sắc (Motu Proprio) ngày 20-5-2005 qui định ‘‘Các tín hữu tôn kính Cựu ước như Lời Chúa đích thực. Các ghi chép làm chứng cho tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, chuẩn bị cho sự giáng lâm của Chúa Kitô.’’ Trong Tân ước, bốn Phúc âm là lời chứng về cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu có vị trí vô song trong Giáo hội.’’ ‘‘Cựu ước chuẩn bị cho Tân ước và Tân ước hoàn tất Cựu ước. Cả hai soi sáng lẫn cho nhau (l’Ancien Testament prépare le Nouveau et le Nouveau accomplit l’Ancien. Les deux s’éclairent mutuellement).
Sau đây, ta tìm hiểu Tân ước đã soi sáng những giáo huấn của Cựu ước về đức mến như thế nào ?
3) Đức mến trong Phúc âm nhất lãm:
Trong chương ‘‘Tám mối phúc thật’’, thánh sử Matthêu chép lại lời Chúa Giêsu như sau: ‘‘Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn’’ (Mt 5,17). Như vậy, lời hằng sống (Parole vive) đã kiện toàn ngôn ngữ Cựu ước (langue de l’Ecriure) như được trình bầy trong phần sau đây.
Ba Phúc âm nhất lãm: Matthêu, Maccô và Luca đều trình thuật việc Chúa Giêsu rao giảng hai giới răn quan trọng nhất, là yêu Chúa và yêu người. Ta thử đối chiếu giữa ba đoạn Phúc âm nhất lãm:
- Matthêu: ‘‘Khi nghe tin Đức Giêsu đã làm cho nhóm Xađốc phải câm miệng, thì những người Pharisêu họp nhau lại. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi để thử Đức Giêsu rằng: ‘‘Thưa Thầy, trong sách luật Môsê, điều răn nào là điều răn quan trọng nhất ?’’ Đức Giêsu đáp: Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy’’ (Mat 22,34-40).
- Maccô: ‘‘Có một người trong các kinh sư đã nghe Đức Giêsu và những người thuộc nhóm Xađốc tranh luận với nhau. Thấy Đức Giêsu đối đáp hay, ông đến gần người và hỏi: ‘’Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu ?’’ Đức Giêsu trả lời: ‘‘Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Israen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác hơn hai điều răn đó’’ (Mc, 12,28-31).
- Luca: ‘‘Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử người rằng: ‘‘Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?’’ Người đáp: ‘‘Trong luật Môsê đã viết gì ?’’ Ông ấy thưa: ‘‘Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình. Đức Giêsu bảo ông ta: ‘‘Ông trả lời đúng lắm, Cứ làm như vậy là sẽ được sống.’’
Đạo Thiên Chúa là đạo của tình yêu. Tình yêu của Đức Kitô chính là khuôn vàng thước ngọc cho chúng ta noi theo, vì ngài luôn làm theo thánh ý Thiên Chúa, yêu loài người đến độ hy sinh mạng sống. Thánh Phêrô đã tóm tắt cuộc đời Chúa Kitô trong câu nói: ‘‘Đức Giêsu xuất thân từ Nazarét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu và tấn phong cho Người. Đi tới đâu Người thi ân giáng phúc tới đó’’ (Cv 10,37). Điều răn thứ nhất là yêu Chúa trên hết mọi sự, vì ta chỉ thờ phượng một mình Ngài mà thôi. Giới răn thú hai là yêu mến người thân. Hẳn trong chúng ta cũng người thưa với Chúa như nhà luật sĩ: ’’Lạy Chúa, ai là người thân cận của con ?’’, để được Chúa Giêsu trả lời:
‘‘Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thấy Lêviđi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Samari kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy lên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: ‘‘Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.’’ Vậy trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp ?’’ (Lc 10,29-36).
Trong ‘‘tam nhân đồng hành’’, người thân là người ‘‘chạnh lòng thương‘’, đến gần săn sóc vết thương, đưa về quán trọ, đài thọ mọi chi phí giúp cho người bất hạnh sớm được bình phục. Như vậy, yêu người (nói chung) không chỉ yêu người thân cận, nhưng cũng có thể thương mến một người hoàn toàn xa lạ. Vì tình yêu chân chính không xây bờ dắp lũy, không suy hơn tính thiệt. Ta yêu người bằng con tim biết rung động, ‘‘vui với người vui, khóc với người khóc’’ (Rm 12,15), không bằng trí óc suy hơn tính thiệt. Yêu tha nhân là biến đức mến thành việc làm cụ thể, vì thương người như thể thương thân không chỉ là những ngôn từ suông.
4) Đức mến trong thánh thư thánh Phaolô:
Đức mến là từ ngữ thông dụng nhất trong thần học thánh Phaolô. Trong văn bộ Phaolô (corpus paulinien), thánh nhân sử dụng 236 lần đức mến trên tổng số 320 lần trong Kinh thánh. Thuật từ này chuyển ngữ từ agapê trong cổ ngữ Hy lạp. Ngày nay, ta có xu hướng phân biệt giữa tình yêu dâng hiến (amour d’oblation) và tình yêu chiếm hữu (amour captatif). Thánh Phalô không sử dụng đức mến theo ý nghĩa éros.
Không có thánh thư nào mà thánh Phaolô không nói đến đức mến. Trong thư thứ 1 gửi Hội thánh Thêxalônica, thánh Phaolô viết:
‘‘Còn về tình huynh đệ, anh em không cần ai viết cho anh em, vì chính anh em đã được Thiên Chúa dạy phải thương yêu nhau’’ (1Tx 4,9).
Thư gửi tín hữu Êphêxô có đoạn viết: ‘‘Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử’’ (Ep 1,5).
Trong thư gửi tín hữu Rôma, thánh nhân viết: ‘‘Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta. Quả vậy, khi chúng ta không có sức mà làm được gì vì còn là người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta.’’ (Rm 5,8)
Chương 8 Thánh thư gửi tín hữu Rôma, thánh nhân ca tụng tình yêu của Thiên Chúa như sau: ‘‘Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ?’’ (Rm 8,35)
Thử thách trên đường trần giúp ta trưởng thành trong đức mến: ‘‘Sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Người là đầu. Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp vào nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái’’ (Ep 4,15-16).
Trong thư gửi tín hữu Philipphê, ngài viết: ‘‘Nếu quả thật sự liên kết với Đức Kitô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý tưởng như nhau’’ (Pl 2,1-2). Để có thể đạt được đồng tâm nhất trí, ‘‘trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân’’ (Cl 3,14-15).
Những trích đoạn trên đây là tiền đề đưa đến chung khúc ‘‘Bài ca đức mến’’ diễn tả đây đủ hai giới răn: yêu Chúa và yêu người từng được triển khai trong Phúc âm nhất lãm:
‘‘Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy diền chân thật. Đức mến tha thứ tât cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được’’ (1 Cr 13,4-12). ‘‘Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mền.’’ (1 Cr 13,13)
Trong bài ca đức mến, thánh nhân đưa ra biểu đồ phủ định - xác định (négation/affirmation), gồm 8 không và 7 có như sau:
- 8 điều không là: không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy điều gian ác.
- 7 điều có là: nhẫn nhục, hiền hậu, vui khi thấy điều chân thật, tha thứ, tin tưởng, hy vọng, chịu đựng.
Trong 8 điều không, thứ nhất là không ghen tương. 7 điều không kế tiếp nhằm xóa đi cái tôi vị kỷ, đáng ghét.
Trong 7 điều có, cần nhất là biết nhẫn nhục. Có nhẫn nhục thì mới hiền hậu. Hiền hậu đem lại niềm vui; có niềm vui mới sẵn lòng tha thứ, Có tha thứ là có tin tưởng, hy vọng và chịu đựng.
14 thánh thư của thánh Phaolô sắp theo thứ tự từ dài đến ngắn là giáo huấn xúc tích về đức mến, khuyên nhủ các tín hữu đông tây, kim cổ, trong số có tín hữu nước Việt hiện sống tâm tình Năm Thánh 2010.
5) Đức mến theo thánh Gioan:
Tuy văn phong có khác biệt nhưng tín lý giữa hai thánh tông đồ Phaolô và Gioan hoàn toàn đồng nhất. Đức mến là chủ đề đươc khai triền từ thánh thư thứ 1.
Thánh Gioan là môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến. Trong bữa tiệc ly, Gioan tựa đầu vào lòng Đức Giêsu (Ga 13,23). Thánh Gioan đứng cạnh thân mẫu của Người (Ga 19,26). Thánh Gioan đã tới mộ trước nhất. ‘‘Ông đã thấy và đã tin’’ (Ga 20,8). Thánh Gioan đã chứng kiến việc Chúa Giêsu hiện ra ở hồ Tibêria (Ga 21,7). ‘‘Người môn đệ đươc Chúa Giêsu thương mến’’ (danh hiệu của thánh Gioan). Chính vì tình thương mến này, trong bốn thánh sử, thánh Gioan là người duy nhất mang hồn thơ. Ngài viết lời tựa Phúc âm thứ tư theo thể thơ. Mặt khác, Phúc âm theo thánh Gioan cũng như thư thứ nhất của thánh nhân khai triển chủ đề tình yêu trong học thuyết công giáo.
Theo thánh nhân, ‘‘phàm ai yêu thương, thì đã được sinh ra từ Thiên Chúa, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không có lòng yêu thương là không nhận biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.’’ (1 Ga 4,7-8).
Trong câu kế tiếp, thánh nhân đã giải nghĩa tình yêu của Thiên Chúa: ‘‘Thiên Chúa đã sai Con Một đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nha.’’ (1 Ga 4,11).
Phúc âm theo thánh Gioan chép rằng: ‘‘Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này, là anh em có lòng yêu thương nhau’’ (Ga, 13,34-35). Giới răn này đã kết hợp giữa đức mến và tình huynh đệ (charité fraternelle).
6) Quyền tông huấn về Đức mến:
Trong tiếng Pháp, magistère (do tiếng latinh magister: thầy) là trách vụ giáo huấn của các vị giám mục và đức giáo hoàng, theo nhiệm vụ được Chúa Kitô giao cho các thánh tông đồ. Vì vậy, chúng tôi đề nghị chuyển ngữ magistère là quyền tông huấn. Có hai loại tông huấn: tông huấn thường và tông huấn đặc biệt về các vấn đề tín lý. Quyền này dựa trên giáo huấn của thánh Phaolô: ‘‘Hội thánh của Thiên Chúa hằng sống là cột trụ và điểm tựa của chân lý ‘’ (colonne et soutien de la vérité) (1 Tm 4,15). Hiến chế Lumen Gentium chỉ rõ ‘‘Hội thánh tiếp nhận từ các thánh tông đồ giới răn của Chúa Kitô và rao giảng chân lý cứu độ’’ (LG 17).
- Công đồng Trente (1542-1563):
Công đồng Trente là công đồng đại kết thứ 19 được Giáo hội công giáo công nhận. Công đồng do đức thánh cha Phaolô III triệu tập vào năm 1542 để đáp ứng thỉnh cầu của Martin Luther. Công đồng kéo dài 18 năm, với 25 khóa họp, trải qua 5 triều đại giáo hoàng, họp tại 3 thành phố. Công đồng Trente là một trong số các công đồng quan trọng, được công đồng Vatican II trích dẫn nhiều nhất. Phiên họp khoáng đại đầu tiên của công đồng diễn ra tại Nhà thờ lớn Trente (Ý) ngày 13-12-1545, tính đến ngày 13-12-2009 (ngày chúng tôi thuyết trình đề tài này tại Giáo Xứ Việt Nam tại Paris) là đúng 464 năm.
Theo công đồng Trente, đức mến không gì khác hơn là Chúa Thánh thần hành động trong ta. Chương 6 của sắc lệnh công đồng về thánh hóa (décret sur la justification), thường được gọi là biện chứng đời sống tình cảm đối thần (dialectique de la vie théologale affective), nhân đức này tiến triển không ngừng ơn thánh hóa (grâce sanctifiante) và đức mến (charité).
Theo các nghị phụ công đồng Trente, không ai đươc nên công chính nếu không được hưởng công nghiệp cuộc Tử nạn của Chúa Kitô. ‘‘Chúng ta tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy. Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tinh yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh thần mà Người ban cho chúng ta’’ (Rm 5,2-5).
- Công đồng Vaticanô II (1962-1965):
Đức Thánh Cha Gioan XXIII khai mạc công đồng Vaticanô II ngày 11-10-1962 sau 4 năm chuẩn bị. Có tất cả 80 hồng y, 7 thượng phụ, 2 594 tổng giám mục và giám mục, 97 bề trên dòng, 52 giáo dân, 101 quan sát viên ngoài công giáo, tổng cộng là 2932 vị. 17 vị giám mục miền Nam là những nghị phụ Việt Nam lần đầu tiên tham dự một công đồng đại kết.
Hai văn kiện công đồng quan trọng nhất đều đề cập đến đức mến:
Hiến chế Lumen Gentium : Trong phần kết luận, các nghị phụ cho rằng đức cậy chỉ trọn vẹn nếu đức mến nên trọn vẹn, như lời thánh Phaolô: ‘‘Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến’’ (1 Cr 13,13).
Theo điều 42 của Hiến chế, ‘‘Thiên Chúa là tình yêu, ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy’’ (1 Ga 4,16). ‘‘Vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà người ban cho chúng ta’’ (Rm 5,5). Chính vì vậy, ân sủng chủ yếu và tối cần chính là đức mến. ‘‘Đức mến như hạt giống tốt, tăng trưởng và trổ sinh hoa trái’’.
Điều 4 của hiến chế đề cập đến đức mến trong tương quan với các linh mục: ‘‘Theo hình ảnh của Linh mục Thượng phẩm muôn đời, là chủ chăn và giám mục chăm sóc linh hồn chúng con, trên hết, các vị chủ chăn của Chúa Kitô phải làm tròn chức vụ trong sự thánh thiện và lòng nhiệt thành, khiêm tốn và can đảm. Một sứ vụ chu toàn là phương cách thánh hóa lý tưởng. Được chọn trong sự viên mãn của chức linh mục, các ngài lãnh nhận ân sủng bí tích trong việc chu toàn nhiệm vụ đức mến nhờ lời cầu nguyện’’.
Hiến chế Gaudium et Spes: Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay là một trong các văn kiện quan trọng của công đồng Vaticanô II. Văn kiện này được 2 307 giám mục thông qua và được Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành ngày 8-12-1965, ngày cuối cùng của công đồng. Hiến chế bắt đâu bằng: Gaudium et Spes (Vui mừng và hy vọng), được dùng để đặt tên cho văn kiện lịch sử này. Hiến chế viết về tình yêu vợ chồng như sau: ‘‘Chúa Kitô ban dồi dào ơn phúc cho tình yêu muôn hình ấy, một tình yêu phát xuất từ nguồn mạch tình yêu Thiên Chúa và được tác thành theo gương kết hiệp của Chúa Kitô và Giáo Hội. Thực vậy, như xưa kia Thiên Chúa đến gặp gỡ dân Ngài bằng một giao ước yêu thương và trung thành, ngày nay Ðấng Cứu Thế, Bạn Trăm Năm của Giáo Hội, cũng đến với đôi vợ chồng qua Bí Tích Hôn Phối. Người còn ở lại với họ để hai vợ chồng cũng mãi mãi trung thành yêu thương nhau bằng sự tự hiến cho nhau như Người đã yêu thương Giáo Hội và đã nộp mình vì Giáo Hội. Tình yêu vợ chồng đích thực được kết nhập trong tình yêu Thiên Chúa, được hướng dẫn và thêm phong phú nhờ quyền năng cứu chuộc của Chúa Kitô và hoạt động cứu rỗi của Giáo Hội, để hai vợ chồng được dẫn dắt cách hữu hiệu đến cùng Thiên Chúa, cũng như được nâng đỡ và kiện cường trong nhiệm vụ cao cả làm cha mẹ. Bởi đó, vợ chồng Kitô hữu được củng cố và như được thánh hiến bằng một bí tích riêng để được lãnh nhận các bổn phận và phẩm giá của bậc sống họ; nhờ sức mạnh của bí tích này, họ được thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô mà chu toàn bổn phận hôn nhân và gia đình của họ, nhờ đó tất cả đời sống của họ được thấm nhuần đức tin, cậy, mến, và càng ngày họ càng tiến gần hơn tới sự trọn lành riêng biệt của họ và sự thánh hóa lẫn nhau; và bởi đấy, cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa.’’
Kết luận:
Trong phần mở đầu, chúng tôi đã nói đến sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đề cao ba nhân đức đối thần xuyên suốt lịch sử đạo công giáo ở Việt Nam. Trong phần kết luận chúng tôi lại xin trích dẫn huấn giáo của Đức Bênêdictô XVI, tác giả hai thông điệp đều nói về tình yêu: Caritas Deus Est (28-1-2006) và Caritas in veritate (7-7-2009). Trong bài buấn giáo ngày 27-11-2008, Đức Bênêdictô XVI đã nói đức tin mà không có đức mến không còn là đức tin thực sự, mà chỉ là đức tin chết. Tình yêu tha nhân mang ý nghĩa đặc biệt trong Kitô học. Chỉ những ai thương sót người anh em đau khổ, thiếu thốn mới thực hiện trọn vẹn tình yêu Thiên Chúa. Thái đô dửng dưng, khép kín trước đồng loại là đóng cửa không đón nhận Chúa Thánh Thần, quên lãng Chúa Kitô và phú nhận tình yêu thương nhân loại của Ngôi Cha. ‘‘Vì xưa Ta đói, các người đã cho ăn; Ta khát, các người đã cho uống; Ta là khách lạ, các người đã tiếp rước; ta trần truồng, các người đã cho mặc; Ta đau yếu, các người đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các người đến hỏi han’’ (Mt.25,35-36). ‘‘Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy’’ (Mt 25,45).
Chúng ta cùng nghe ‘‘Khi xưa Ta đói’’ của Linh mục Thành Tâm, cảm hứng theo Mt 25,35-36: http://ThanhCaVietNam.org/ThanhCaVN/#Play,3396
Paris, ngày 8 tháng 12 năm 2009
Trong sứ điệp mở đầu nghi thức khai mạc Năm thánh tại Sở Kiện (24-11-2009), Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI tán dương ba nhân đức đối thần xuyên suốt lịch sử đạo công giáo ở Việt Nam, từ đời vua Lê Trang Tông tới nay gần 480 năm, được ghi dấu bằng 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam và 350 năm thiết lập hai Đại diện Tông Tòa Đàng trong và Đàng ngoài: ‘‘Lễ khai mạc Năm Thánh nhằm ngày lễ kính 117 vị thánh Tử đạo hiển vinh của đất nước. Việc nhớ lại chứng từ cao quý của các ngài sẽ giúp toàn thể dân Chúa tại Viêt Nam thúc đẩy đức mến, gia tăng đức cậy và củng cố đức tin mà đôi lúc bị thử thách bởi đời sống thường ngày.’’ Nhận định này lại càng có ý nghĩa vì mùa vọng của niên lịch phụng vụ nhằm mùa đông giá lạnh của hai miền Bắc - Trung:
Thấy ai đói rách thì thương,
Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Thương người như thể thương thân,
Người ta phải bước khó khăn đến nhà.
Đồng tiền bát gạo mang ra,
Rằng đây "cần kiệm" gọi là làm duyên.
Sứ điệp của Đức Bênêdictô XVI về ba nhân đức đối thần, nhất là đức mến trong sinh hoạt mục vụ của Giáo hội Việt Nam từ khởi nguyên đến nay là thời điểm thích hợp để tìm hiểu về thần học đức mến.
1) Vấn đề từ ngữ:
Cổ ngữ Hy lạp có 4 từ ngữ nói về tình yêu: philein, stergein, eran, agapan. Cổ ngữ Do Thái có động từ aheb và danh từ ahabab để chỉ tình yêu.
Stergein nói về tình cha mẹ đối với con cái. Kinh thánh không sử dụng thuật ngữ này.
Eran nói về tình yêu nam nữ. Platon sử dụng từ ngữ này với ý nghĩa trong sáng trong biện chứng tình yêu. Trong Cựu ước, sách Châm ngôn dùng từ Eran:
Hãy yêu mến khôn ngoan,
Khôn ngoan sẽ chở che bảo vệ. (Cn 4,6)
Trong tiếng latinh, caritas mang ý nghĩa cao quý hơn là amor. Theo Cicéron: ‘‘Khi nói về thần linh, cha mẹ, tổ quốc, những nhân vật lỗi lạc, ta nên dùng caritas. nếu là vợ chồng, con cái, anh chị em, từ ngữ amor thích hợp hơn’’ (Partitiones ora., 88).
Theo linh mục Reniero Cantalamessa (dòng Phanxicô), ‘‘Bài ca đức mến (hymne à la charité) của thánh Phaolô là thuật từ tôn giáo có nghĩa là ‘‘tình yêu’’ (amour). Đây chính là bài ngợi ca tình yêu (hymne à l’amour) nổi tiếng nhất và cao quý độc nhất vô nhị. Tên chung của tình yêu là eros, Τừ ngữ này chưa đủ để diễn đạt ý niệm Kinh thánh nên được thay bằng agapè nhằm diễn tả tình yêu thiêng liêng, hoặc đức mến (charité). Sự khác biệt chính yếu giữa hai tình yêu như sau: tình yêu theo nghĩa hẹp là tình yêu lứa đôi. Tình yêu thiêng liêng liên hệ đến mọi người. Tình yêu lứa đôi được diễn tả qua câu nói của Violetta trong nhạc kịch Traviata của Verdi: ‘‘Alfred, yêu em đi như tình yêu của em dành cho anh’’. Đức mến được thể hiện qua Tin mừng theo Thánh Gioan: ‘‘Thầy ban một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã thương yêu anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau’’ (Ga 13,34-35).
Hai tình yêu này không đối ngược nhau, ngược lại cả hai cùng triển nở: Tình yêu eros là khởi điểm; Tình yêu agapè là đích điểm. Trong Tân ước, từ ngữ agapè mang ý nghĩa tôn giáo, với 117 lần sử dụng, trong số thánh Phaolô sử dụng 75 lần, thánh Gioan: 25 lần (chỉ riêng Thư 1 của thánh Gioan: 18 lần).
Trong tiếng Việt, ‘‘tình yêu‘’ là ngôn ngữ dân gian, trong khi ‘‘đức mến’’ phối hợp Hán (đức) - Việt (mến) nhằm nói rằng yêu thương là nhân đức đối thần (vertu théologale). Thần học tín lý nói đến các nhân đức đối thần chủ yếu liên hệ đến Thiên Chúa (des vertus qui ont principalement Dieu pour objet).
Theo Huỳnh Tịnh Của,
Tình là lòng, tình ý; Yêu là mến thương.
Mến: thương, yêu.
Vì ngôn ngữ tình yêu dịu ngọt bao giờ cũng được diễn tả bằng tiếng mẹ đẻ. Đức mến thay vì đức ái nhằm thể hiện ý nghĩa này.
Trong ngôn ngữ nước ta, ‘‘Yêu’’ là động từ, ‘Tình yêu‘’ là danh từ.
2) Đức mến trong Cựu ước:
Cựu ước mời gọi các tín hữu yêu mến Thiên Chúa. Cả sách Xuất hành lẫn sách Giêrêmia đều dùng hình ảnh người chồng hoặc người cha để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa đối với dân Người. Thánh vịnh là bản tình ca ngợi khen Thiên Chúa trác tuyệt:
‘‘Con yêu mến Ngài, lạy Chúa là sức mạnh của con.’’ (Tv 18,2)
‘‘Hết mọi người hiếu trung với Chúa, hãy yêu mến Chúa đi '’ (Tv 31,24)
‘’Lòng tôi yêu mến Thiên Chúa, vì Chúa đã nghe tiếng tôi khẩn nài.’’ (Tv 116,1)
Danh hiệu Yahvé (Giavê): những ai yêu mến Thiên Chúa trong Thánh kinh là cổ văn Do thái (Tanakh) thuật lại Môsê nghe được từ ngữ này trên núi Horeb, trong sa mạc Sinai. Năm 2008, Giáo hội quyết định dùng danh hiệu ‘‘Thiên Chúa ‘’ thay vì ‘‘Yahvé’’.
Sách Đệ nhị luật quy định giới răn yêu Chúa. Sách được gọi là Đệ nhị luật (Deutéronome) vì theo tiếng Hy lạp, deuteronomos có nghĩa là bộ luật thứ hai. Sách chép lại những lời của Môsê phán cùng dân Do thái.
Sách Đệ nhị luật có đoạn viết về ‘‘Shema’’, có nghĩa là lắng nghe, như sau:
‘‘Nghe đây, hỡi Israël, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng dạ, hết sức anh em. Những lời tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc vào lòng. Anh em phải lặp lại những lời này cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà anh em, và lên cửa thành của anh em.’’ (Đnl 6.15)
Ngoài ý nghĩa giới răn, đức mến là ân sủng Thiên Chúa ban cho dân Người:
‘‘Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ cắt bì tâm hồn anh em và tâm hồn dòng dõi anh em, để anh em yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng dạ, ngõ hầu anh em được sống.’’ (Đnl 30,6)
Trong Cựu ước, tình yêu tha nhân, ‘‘thương người như thể thương thân’’ được nói trong sách Sáng thế dưới chủ đề huynh đệ. Trong câu chuyện giữa Caïn và Abel, từ ngữ ‘‘anh em’’ được dùng 7 lần (St 4,1-12). Sách Lêvi gồm 7 chương quy định những lề luât do Môsê đưa ra. Từ chương 17 đến 26 là các quy luật tôn giáo và xã hội, trong đó có câu: ‘‘Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình. Ta là Đức Chúa’’ (Lv 19,18).
Giới răn này được áp dụng cả cho những di dân: ‘‘Khi có ngoại kiều cư ngụ trong xứ các ngươi, các ngươi đừng bức hiếp họ. Các ngươi phải cư xử với họ như người bản xứ, như một người trong các ngươi; các ngươi phải yêu họ như chính mình, vì các ngươi đã từng là ngoại kiều trên đất Ai cập. Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi.’’ (Lv 20,33-34)
Giới răn yêu thương còn bao gồm cả kẻ thù:
‘‘Kẻ thù con có đói, hãy cho nó bánh ăn,
Nó có khát, hãy cho nước uống’’ (Cn 25,21).
Trong sách Hôsê, Chúa phán: ‘‘Vì Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các người nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu’’ (Hs 6,6).
Giới răn yêu Chúa và yêu tha nhân bàng bạc trong Cựu ước là tiền đề của đức mến trong Tân ước. Tài liệu về tương quan giữa Tân ước và Cựu ước do Ủy ban Giáo hoàng về Thánh kinh công bố năm 2001 quy định: ‘‘Việc lấy Tân ước để giải thích Kinh thánh Do Thái khởi đi từ tiền đề thần học theo đó Kinh thánh Do Thái cóuy lực là nhờ được linh ứng từ trời. Tiền đề này thiết yếu đi đến hệ luận là những điều được viết ra trong Cựu ước phải được hoàn thành trong Tân ước. Theo hệ luận này, việc Đức Kitô giáng sinh, tử nạn và phục sinh hoàn toàn có liên hệ đến những điều đã nói trong Cựu ước’’(điều 6).
Tổng mục Giáo lý của Hội thánh Công giáo (Compendium du Catéchisme de l’Église catholique) công bố theo Tự sắc (Motu Proprio) ngày 20-5-2005 qui định ‘‘Các tín hữu tôn kính Cựu ước như Lời Chúa đích thực. Các ghi chép làm chứng cho tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, chuẩn bị cho sự giáng lâm của Chúa Kitô.’’ Trong Tân ước, bốn Phúc âm là lời chứng về cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu có vị trí vô song trong Giáo hội.’’ ‘‘Cựu ước chuẩn bị cho Tân ước và Tân ước hoàn tất Cựu ước. Cả hai soi sáng lẫn cho nhau (l’Ancien Testament prépare le Nouveau et le Nouveau accomplit l’Ancien. Les deux s’éclairent mutuellement).
Sau đây, ta tìm hiểu Tân ước đã soi sáng những giáo huấn của Cựu ước về đức mến như thế nào ?
3) Đức mến trong Phúc âm nhất lãm:
Trong chương ‘‘Tám mối phúc thật’’, thánh sử Matthêu chép lại lời Chúa Giêsu như sau: ‘‘Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn’’ (Mt 5,17). Như vậy, lời hằng sống (Parole vive) đã kiện toàn ngôn ngữ Cựu ước (langue de l’Ecriure) như được trình bầy trong phần sau đây.
Ba Phúc âm nhất lãm: Matthêu, Maccô và Luca đều trình thuật việc Chúa Giêsu rao giảng hai giới răn quan trọng nhất, là yêu Chúa và yêu người. Ta thử đối chiếu giữa ba đoạn Phúc âm nhất lãm:
- Matthêu: ‘‘Khi nghe tin Đức Giêsu đã làm cho nhóm Xađốc phải câm miệng, thì những người Pharisêu họp nhau lại. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi để thử Đức Giêsu rằng: ‘‘Thưa Thầy, trong sách luật Môsê, điều răn nào là điều răn quan trọng nhất ?’’ Đức Giêsu đáp: Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy’’ (Mat 22,34-40).
- Maccô: ‘‘Có một người trong các kinh sư đã nghe Đức Giêsu và những người thuộc nhóm Xađốc tranh luận với nhau. Thấy Đức Giêsu đối đáp hay, ông đến gần người và hỏi: ‘’Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu ?’’ Đức Giêsu trả lời: ‘‘Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Israen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác hơn hai điều răn đó’’ (Mc, 12,28-31).
- Luca: ‘‘Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử người rằng: ‘‘Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?’’ Người đáp: ‘‘Trong luật Môsê đã viết gì ?’’ Ông ấy thưa: ‘‘Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình. Đức Giêsu bảo ông ta: ‘‘Ông trả lời đúng lắm, Cứ làm như vậy là sẽ được sống.’’
Đạo Thiên Chúa là đạo của tình yêu. Tình yêu của Đức Kitô chính là khuôn vàng thước ngọc cho chúng ta noi theo, vì ngài luôn làm theo thánh ý Thiên Chúa, yêu loài người đến độ hy sinh mạng sống. Thánh Phêrô đã tóm tắt cuộc đời Chúa Kitô trong câu nói: ‘‘Đức Giêsu xuất thân từ Nazarét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu và tấn phong cho Người. Đi tới đâu Người thi ân giáng phúc tới đó’’ (Cv 10,37). Điều răn thứ nhất là yêu Chúa trên hết mọi sự, vì ta chỉ thờ phượng một mình Ngài mà thôi. Giới răn thú hai là yêu mến người thân. Hẳn trong chúng ta cũng người thưa với Chúa như nhà luật sĩ: ’’Lạy Chúa, ai là người thân cận của con ?’’, để được Chúa Giêsu trả lời:
‘‘Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thấy Lêviđi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Samari kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy lên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: ‘‘Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.’’ Vậy trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp ?’’ (Lc 10,29-36).
Trong ‘‘tam nhân đồng hành’’, người thân là người ‘‘chạnh lòng thương‘’, đến gần săn sóc vết thương, đưa về quán trọ, đài thọ mọi chi phí giúp cho người bất hạnh sớm được bình phục. Như vậy, yêu người (nói chung) không chỉ yêu người thân cận, nhưng cũng có thể thương mến một người hoàn toàn xa lạ. Vì tình yêu chân chính không xây bờ dắp lũy, không suy hơn tính thiệt. Ta yêu người bằng con tim biết rung động, ‘‘vui với người vui, khóc với người khóc’’ (Rm 12,15), không bằng trí óc suy hơn tính thiệt. Yêu tha nhân là biến đức mến thành việc làm cụ thể, vì thương người như thể thương thân không chỉ là những ngôn từ suông.
4) Đức mến trong thánh thư thánh Phaolô:
Đức mến là từ ngữ thông dụng nhất trong thần học thánh Phaolô. Trong văn bộ Phaolô (corpus paulinien), thánh nhân sử dụng 236 lần đức mến trên tổng số 320 lần trong Kinh thánh. Thuật từ này chuyển ngữ từ agapê trong cổ ngữ Hy lạp. Ngày nay, ta có xu hướng phân biệt giữa tình yêu dâng hiến (amour d’oblation) và tình yêu chiếm hữu (amour captatif). Thánh Phalô không sử dụng đức mến theo ý nghĩa éros.
Không có thánh thư nào mà thánh Phaolô không nói đến đức mến. Trong thư thứ 1 gửi Hội thánh Thêxalônica, thánh Phaolô viết:
‘‘Còn về tình huynh đệ, anh em không cần ai viết cho anh em, vì chính anh em đã được Thiên Chúa dạy phải thương yêu nhau’’ (1Tx 4,9).
Thư gửi tín hữu Êphêxô có đoạn viết: ‘‘Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử’’ (Ep 1,5).
Trong thư gửi tín hữu Rôma, thánh nhân viết: ‘‘Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta. Quả vậy, khi chúng ta không có sức mà làm được gì vì còn là người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta.’’ (Rm 5,8)
Chương 8 Thánh thư gửi tín hữu Rôma, thánh nhân ca tụng tình yêu của Thiên Chúa như sau: ‘‘Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ?’’ (Rm 8,35)
Thử thách trên đường trần giúp ta trưởng thành trong đức mến: ‘‘Sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Người là đầu. Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp vào nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái’’ (Ep 4,15-16).
Trong thư gửi tín hữu Philipphê, ngài viết: ‘‘Nếu quả thật sự liên kết với Đức Kitô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý tưởng như nhau’’ (Pl 2,1-2). Để có thể đạt được đồng tâm nhất trí, ‘‘trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân’’ (Cl 3,14-15).
Những trích đoạn trên đây là tiền đề đưa đến chung khúc ‘‘Bài ca đức mến’’ diễn tả đây đủ hai giới răn: yêu Chúa và yêu người từng được triển khai trong Phúc âm nhất lãm:
‘‘Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy diền chân thật. Đức mến tha thứ tât cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được’’ (1 Cr 13,4-12). ‘‘Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mền.’’ (1 Cr 13,13)
Trong bài ca đức mến, thánh nhân đưa ra biểu đồ phủ định - xác định (négation/affirmation), gồm 8 không và 7 có như sau:
- 8 điều không là: không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy điều gian ác.
- 7 điều có là: nhẫn nhục, hiền hậu, vui khi thấy điều chân thật, tha thứ, tin tưởng, hy vọng, chịu đựng.
Trong 8 điều không, thứ nhất là không ghen tương. 7 điều không kế tiếp nhằm xóa đi cái tôi vị kỷ, đáng ghét.
Trong 7 điều có, cần nhất là biết nhẫn nhục. Có nhẫn nhục thì mới hiền hậu. Hiền hậu đem lại niềm vui; có niềm vui mới sẵn lòng tha thứ, Có tha thứ là có tin tưởng, hy vọng và chịu đựng.
14 thánh thư của thánh Phaolô sắp theo thứ tự từ dài đến ngắn là giáo huấn xúc tích về đức mến, khuyên nhủ các tín hữu đông tây, kim cổ, trong số có tín hữu nước Việt hiện sống tâm tình Năm Thánh 2010.
5) Đức mến theo thánh Gioan:
Tuy văn phong có khác biệt nhưng tín lý giữa hai thánh tông đồ Phaolô và Gioan hoàn toàn đồng nhất. Đức mến là chủ đề đươc khai triền từ thánh thư thứ 1.
Thánh Gioan là môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến. Trong bữa tiệc ly, Gioan tựa đầu vào lòng Đức Giêsu (Ga 13,23). Thánh Gioan đứng cạnh thân mẫu của Người (Ga 19,26). Thánh Gioan đã tới mộ trước nhất. ‘‘Ông đã thấy và đã tin’’ (Ga 20,8). Thánh Gioan đã chứng kiến việc Chúa Giêsu hiện ra ở hồ Tibêria (Ga 21,7). ‘‘Người môn đệ đươc Chúa Giêsu thương mến’’ (danh hiệu của thánh Gioan). Chính vì tình thương mến này, trong bốn thánh sử, thánh Gioan là người duy nhất mang hồn thơ. Ngài viết lời tựa Phúc âm thứ tư theo thể thơ. Mặt khác, Phúc âm theo thánh Gioan cũng như thư thứ nhất của thánh nhân khai triển chủ đề tình yêu trong học thuyết công giáo.
Theo thánh nhân, ‘‘phàm ai yêu thương, thì đã được sinh ra từ Thiên Chúa, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không có lòng yêu thương là không nhận biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.’’ (1 Ga 4,7-8).
Trong câu kế tiếp, thánh nhân đã giải nghĩa tình yêu của Thiên Chúa: ‘‘Thiên Chúa đã sai Con Một đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nha.’’ (1 Ga 4,11).
Phúc âm theo thánh Gioan chép rằng: ‘‘Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này, là anh em có lòng yêu thương nhau’’ (Ga, 13,34-35). Giới răn này đã kết hợp giữa đức mến và tình huynh đệ (charité fraternelle).
6) Quyền tông huấn về Đức mến:
Trong tiếng Pháp, magistère (do tiếng latinh magister: thầy) là trách vụ giáo huấn của các vị giám mục và đức giáo hoàng, theo nhiệm vụ được Chúa Kitô giao cho các thánh tông đồ. Vì vậy, chúng tôi đề nghị chuyển ngữ magistère là quyền tông huấn. Có hai loại tông huấn: tông huấn thường và tông huấn đặc biệt về các vấn đề tín lý. Quyền này dựa trên giáo huấn của thánh Phaolô: ‘‘Hội thánh của Thiên Chúa hằng sống là cột trụ và điểm tựa của chân lý ‘’ (colonne et soutien de la vérité) (1 Tm 4,15). Hiến chế Lumen Gentium chỉ rõ ‘‘Hội thánh tiếp nhận từ các thánh tông đồ giới răn của Chúa Kitô và rao giảng chân lý cứu độ’’ (LG 17).
- Công đồng Trente (1542-1563):
Công đồng Trente là công đồng đại kết thứ 19 được Giáo hội công giáo công nhận. Công đồng do đức thánh cha Phaolô III triệu tập vào năm 1542 để đáp ứng thỉnh cầu của Martin Luther. Công đồng kéo dài 18 năm, với 25 khóa họp, trải qua 5 triều đại giáo hoàng, họp tại 3 thành phố. Công đồng Trente là một trong số các công đồng quan trọng, được công đồng Vatican II trích dẫn nhiều nhất. Phiên họp khoáng đại đầu tiên của công đồng diễn ra tại Nhà thờ lớn Trente (Ý) ngày 13-12-1545, tính đến ngày 13-12-2009 (ngày chúng tôi thuyết trình đề tài này tại Giáo Xứ Việt Nam tại Paris) là đúng 464 năm.
Theo công đồng Trente, đức mến không gì khác hơn là Chúa Thánh thần hành động trong ta. Chương 6 của sắc lệnh công đồng về thánh hóa (décret sur la justification), thường được gọi là biện chứng đời sống tình cảm đối thần (dialectique de la vie théologale affective), nhân đức này tiến triển không ngừng ơn thánh hóa (grâce sanctifiante) và đức mến (charité).
Theo các nghị phụ công đồng Trente, không ai đươc nên công chính nếu không được hưởng công nghiệp cuộc Tử nạn của Chúa Kitô. ‘‘Chúng ta tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy. Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tinh yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh thần mà Người ban cho chúng ta’’ (Rm 5,2-5).
- Công đồng Vaticanô II (1962-1965):
Đức Thánh Cha Gioan XXIII khai mạc công đồng Vaticanô II ngày 11-10-1962 sau 4 năm chuẩn bị. Có tất cả 80 hồng y, 7 thượng phụ, 2 594 tổng giám mục và giám mục, 97 bề trên dòng, 52 giáo dân, 101 quan sát viên ngoài công giáo, tổng cộng là 2932 vị. 17 vị giám mục miền Nam là những nghị phụ Việt Nam lần đầu tiên tham dự một công đồng đại kết.
Hai văn kiện công đồng quan trọng nhất đều đề cập đến đức mến:
Hiến chế Lumen Gentium : Trong phần kết luận, các nghị phụ cho rằng đức cậy chỉ trọn vẹn nếu đức mến nên trọn vẹn, như lời thánh Phaolô: ‘‘Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến’’ (1 Cr 13,13).
Theo điều 42 của Hiến chế, ‘‘Thiên Chúa là tình yêu, ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy’’ (1 Ga 4,16). ‘‘Vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà người ban cho chúng ta’’ (Rm 5,5). Chính vì vậy, ân sủng chủ yếu và tối cần chính là đức mến. ‘‘Đức mến như hạt giống tốt, tăng trưởng và trổ sinh hoa trái’’.
Điều 4 của hiến chế đề cập đến đức mến trong tương quan với các linh mục: ‘‘Theo hình ảnh của Linh mục Thượng phẩm muôn đời, là chủ chăn và giám mục chăm sóc linh hồn chúng con, trên hết, các vị chủ chăn của Chúa Kitô phải làm tròn chức vụ trong sự thánh thiện và lòng nhiệt thành, khiêm tốn và can đảm. Một sứ vụ chu toàn là phương cách thánh hóa lý tưởng. Được chọn trong sự viên mãn của chức linh mục, các ngài lãnh nhận ân sủng bí tích trong việc chu toàn nhiệm vụ đức mến nhờ lời cầu nguyện’’.
Hiến chế Gaudium et Spes: Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay là một trong các văn kiện quan trọng của công đồng Vaticanô II. Văn kiện này được 2 307 giám mục thông qua và được Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành ngày 8-12-1965, ngày cuối cùng của công đồng. Hiến chế bắt đâu bằng: Gaudium et Spes (Vui mừng và hy vọng), được dùng để đặt tên cho văn kiện lịch sử này. Hiến chế viết về tình yêu vợ chồng như sau: ‘‘Chúa Kitô ban dồi dào ơn phúc cho tình yêu muôn hình ấy, một tình yêu phát xuất từ nguồn mạch tình yêu Thiên Chúa và được tác thành theo gương kết hiệp của Chúa Kitô và Giáo Hội. Thực vậy, như xưa kia Thiên Chúa đến gặp gỡ dân Ngài bằng một giao ước yêu thương và trung thành, ngày nay Ðấng Cứu Thế, Bạn Trăm Năm của Giáo Hội, cũng đến với đôi vợ chồng qua Bí Tích Hôn Phối. Người còn ở lại với họ để hai vợ chồng cũng mãi mãi trung thành yêu thương nhau bằng sự tự hiến cho nhau như Người đã yêu thương Giáo Hội và đã nộp mình vì Giáo Hội. Tình yêu vợ chồng đích thực được kết nhập trong tình yêu Thiên Chúa, được hướng dẫn và thêm phong phú nhờ quyền năng cứu chuộc của Chúa Kitô và hoạt động cứu rỗi của Giáo Hội, để hai vợ chồng được dẫn dắt cách hữu hiệu đến cùng Thiên Chúa, cũng như được nâng đỡ và kiện cường trong nhiệm vụ cao cả làm cha mẹ. Bởi đó, vợ chồng Kitô hữu được củng cố và như được thánh hiến bằng một bí tích riêng để được lãnh nhận các bổn phận và phẩm giá của bậc sống họ; nhờ sức mạnh của bí tích này, họ được thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô mà chu toàn bổn phận hôn nhân và gia đình của họ, nhờ đó tất cả đời sống của họ được thấm nhuần đức tin, cậy, mến, và càng ngày họ càng tiến gần hơn tới sự trọn lành riêng biệt của họ và sự thánh hóa lẫn nhau; và bởi đấy, cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa.’’
Kết luận:
Trong phần mở đầu, chúng tôi đã nói đến sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đề cao ba nhân đức đối thần xuyên suốt lịch sử đạo công giáo ở Việt Nam. Trong phần kết luận chúng tôi lại xin trích dẫn huấn giáo của Đức Bênêdictô XVI, tác giả hai thông điệp đều nói về tình yêu: Caritas Deus Est (28-1-2006) và Caritas in veritate (7-7-2009). Trong bài buấn giáo ngày 27-11-2008, Đức Bênêdictô XVI đã nói đức tin mà không có đức mến không còn là đức tin thực sự, mà chỉ là đức tin chết. Tình yêu tha nhân mang ý nghĩa đặc biệt trong Kitô học. Chỉ những ai thương sót người anh em đau khổ, thiếu thốn mới thực hiện trọn vẹn tình yêu Thiên Chúa. Thái đô dửng dưng, khép kín trước đồng loại là đóng cửa không đón nhận Chúa Thánh Thần, quên lãng Chúa Kitô và phú nhận tình yêu thương nhân loại của Ngôi Cha. ‘‘Vì xưa Ta đói, các người đã cho ăn; Ta khát, các người đã cho uống; Ta là khách lạ, các người đã tiếp rước; ta trần truồng, các người đã cho mặc; Ta đau yếu, các người đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các người đến hỏi han’’ (Mt.25,35-36). ‘‘Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy’’ (Mt 25,45).
Chúng ta cùng nghe ‘‘Khi xưa Ta đói’’ của Linh mục Thành Tâm, cảm hứng theo Mt 25,35-36: http://ThanhCaVietNam.org/ThanhCaVN/#Play,3396
Paris, ngày 8 tháng 12 năm 2009