Đức Tổng Giám Mục Thái Lan xin các nhà lãnh đạo tôn giáo giúp ngăn chặn nội chiến
Bangkok, Thái Lan, 18 tháng 5 năm 2010 (CNA) - "Phải có một sự can thiệp của các nhà lãnh đạo tôn giáo mới có thể giúp đưa ra một giải pháp hòa bình tại Thái Lan, trước khi thảm họa về một cuộc nội chiến có thể xảy ra", vị Chủ tịch Hội đồng Giám mục Thái Lan nói.
Đức Tổng Giám mục Louis Chamniern (Tổng Giáo phận Thare và Nonseng) nói với hãng tin Fides rằng, các nhà lãnh đạo của các cộng đồng tôn giáo khác nhau trong cả nước, từ Phật giáo, Kitô giáo và Hồi giáo cùng với "sự tin tưởng, tín nhiệm và lòng tự trọng của dân chúng bây giờ mới có thể hữu ích cho việc giải quyết bế tắc và phòng tránh gia tăng bạo lực."
Cách đây một tháng, các lãnh đạo tôn giáo đã gặp gỡ nhau, cùng bày tỏ sẽ yểm trợ công khai cho các sáng kiến chung trong việc đối thoại và hoà giải.
Theo Bản tin AP, năm ngày xung đột chính trị của quốc gia đã làm chết ít nhất 37 người. Các nhà hoạt động chống chính phủ, được gọi là phe "Áo Đỏ", cho rằng liên minh cầm quyền của chính phủ là bất hợp pháp.
Theo CBC News, hôm Thứ Hai, hàng ngàn "Áo Đỏ" đã bất chấp lệnh của chính phủ yêu cầu rời khỏi các trại tập kết của họ ở Bangkok. Họ cố thủ phía sau rào chắn tạm thời của mình.
"Cách duy nhất để đối thoại là: chúng ta cần phải hạ vũ khí và từ bỏ giải pháp bạo lực về cuộc khủng hoảng này". Đức Tổng Giám mục Chamniern quan ngại với Hãng Fides, "Tôi lo sợ rằng đất nước đang bắt đầu một cuộc nội chiến, nếu nó không dừng lại thì sẽ trở thành một thảm họa".
"Cả hai phe xác định, họ muốn giành chiến thắng và tìm cách bảo vệ lợi ích của họ, mà không xem xét phần còn lại của dân số Thái Lan và lợi ích chung", Đức Tổng giám mục nói tiếp.
"Chính phủ thì cáo buộc các lãnh đạo của phe Áo Đỏ biểu tình là 'kẻ thù của hoàng gia' và 'là kẻ phản bội', nhưng với tôi, điều này có vẻ không đúng và có thể đây là cách để làm mất uy tín các cuộc biểu tình trong con mắt quốc dân".
Ngài khuyên nhánh Hành pháp của chính phủ Thái Lan cần thể hiện sự kiên nhẫn hơn để tìm ra con đường đối thoại mới.
"Vào thời điểm này, người dân tin tưởng các nhà lãnh đạo tôn giáo hơn so với các nhà lãnh đạo chính trị. Chúng tôi sẽ sẵn sàng đi ra trận địa, bắt đầu hành động vì lợi ích của đất nước và để ngăn chặn đổ máu thêm."
Ở giai đoạn lịch sử bi thảm này của Thái Lan, Đức Tổng giám mục cho biết, người dân được khuyến khích kiềm chế.
“Đã có quá nhiều sự sợ hãi. Vùng đất của Nụ cười dường như đã trở thành một Vùng đất đau thương. Hôm nay tất cả chúng ta cùng nhau chịu đau khổ, giờ đây, giống như đang trong một đường hầm mà chưa nhìn thấy lối thoát".
Đức Tổng giám mục cho biết, người Công giáo vẫn tiếp tục cầu nguyện hàng ngày và trong các Thánh Lễ Chủ Nhật cho hòa bình tại Thái Lan.
"Hôm nay, chúng tôi xin sự giúp đỡ và lời cầu nguyện của Giáo Hội Hoàn Vũ để mang lại hòa bình và hòa giải cho đất nước thân yêu của chúng tôi," Ngài nói với Hãng Fides.
Bangkok, Thái Lan, 18 tháng 5 năm 2010 (CNA) - "Phải có một sự can thiệp của các nhà lãnh đạo tôn giáo mới có thể giúp đưa ra một giải pháp hòa bình tại Thái Lan, trước khi thảm họa về một cuộc nội chiến có thể xảy ra", vị Chủ tịch Hội đồng Giám mục Thái Lan nói.
Đức Tổng Giám mục Louis Chamniern (Tổng Giáo phận Thare và Nonseng) nói với hãng tin Fides rằng, các nhà lãnh đạo của các cộng đồng tôn giáo khác nhau trong cả nước, từ Phật giáo, Kitô giáo và Hồi giáo cùng với "sự tin tưởng, tín nhiệm và lòng tự trọng của dân chúng bây giờ mới có thể hữu ích cho việc giải quyết bế tắc và phòng tránh gia tăng bạo lực."
Cách đây một tháng, các lãnh đạo tôn giáo đã gặp gỡ nhau, cùng bày tỏ sẽ yểm trợ công khai cho các sáng kiến chung trong việc đối thoại và hoà giải.
Theo Bản tin AP, năm ngày xung đột chính trị của quốc gia đã làm chết ít nhất 37 người. Các nhà hoạt động chống chính phủ, được gọi là phe "Áo Đỏ", cho rằng liên minh cầm quyền của chính phủ là bất hợp pháp.
Theo CBC News, hôm Thứ Hai, hàng ngàn "Áo Đỏ" đã bất chấp lệnh của chính phủ yêu cầu rời khỏi các trại tập kết của họ ở Bangkok. Họ cố thủ phía sau rào chắn tạm thời của mình.
"Cách duy nhất để đối thoại là: chúng ta cần phải hạ vũ khí và từ bỏ giải pháp bạo lực về cuộc khủng hoảng này". Đức Tổng Giám mục Chamniern quan ngại với Hãng Fides, "Tôi lo sợ rằng đất nước đang bắt đầu một cuộc nội chiến, nếu nó không dừng lại thì sẽ trở thành một thảm họa".
"Cả hai phe xác định, họ muốn giành chiến thắng và tìm cách bảo vệ lợi ích của họ, mà không xem xét phần còn lại của dân số Thái Lan và lợi ích chung", Đức Tổng giám mục nói tiếp.
"Chính phủ thì cáo buộc các lãnh đạo của phe Áo Đỏ biểu tình là 'kẻ thù của hoàng gia' và 'là kẻ phản bội', nhưng với tôi, điều này có vẻ không đúng và có thể đây là cách để làm mất uy tín các cuộc biểu tình trong con mắt quốc dân".
Ngài khuyên nhánh Hành pháp của chính phủ Thái Lan cần thể hiện sự kiên nhẫn hơn để tìm ra con đường đối thoại mới.
"Vào thời điểm này, người dân tin tưởng các nhà lãnh đạo tôn giáo hơn so với các nhà lãnh đạo chính trị. Chúng tôi sẽ sẵn sàng đi ra trận địa, bắt đầu hành động vì lợi ích của đất nước và để ngăn chặn đổ máu thêm."
Ở giai đoạn lịch sử bi thảm này của Thái Lan, Đức Tổng giám mục cho biết, người dân được khuyến khích kiềm chế.
“Đã có quá nhiều sự sợ hãi. Vùng đất của Nụ cười dường như đã trở thành một Vùng đất đau thương. Hôm nay tất cả chúng ta cùng nhau chịu đau khổ, giờ đây, giống như đang trong một đường hầm mà chưa nhìn thấy lối thoát".
Đức Tổng giám mục cho biết, người Công giáo vẫn tiếp tục cầu nguyện hàng ngày và trong các Thánh Lễ Chủ Nhật cho hòa bình tại Thái Lan.
"Hôm nay, chúng tôi xin sự giúp đỡ và lời cầu nguyện của Giáo Hội Hoàn Vũ để mang lại hòa bình và hòa giải cho đất nước thân yêu của chúng tôi," Ngài nói với Hãng Fides.