Thiên Chúa đã ban Nước Trời cho chúng ta (CN 19 TN/C)
(Lc 12,32-48)
Trong bài Tin Mừng ngày chúa nhật vừa qua, chúng ta đã nghe câu chuyện một đại điền chủ giàu có. Ông đã thu hoạch được một vụ mùa quá thành công, đến nỗi ông ta đã phải phá kho lẫm cũ để xây dựng một cái khác to hơn, hầu có đủ khả năng chứa thóc lúa mới thu hoạch. Và ông ta hoàn toàn yên tâm đặt hết mọi tin tưởng vào của cải của mình. Nhưng Đức Giêsu đã cảnh báo cho chúng ta biết rằng thế giới và mọi thứ của cải đời này không có giá trị bền vững. Thế giới và các của cải vật chất chỉ có giá trị như một phương tiện giúp con người vươn tới một thực tại có giá trị bền vững và bất biến khác. Vì thế, thật là khờ dại và vô nghĩa, khi con người ra sức tìm kiếm và thu tích mọi của cải đời này bằng tất cả mọi giá. Bởi vì, khi con người chết, nhắm mắt lìa đời thì những ký cóp vất vả kia hoàn toàn vô ích.
Trong chúa nhật hôm nay, Đức Giêsu còn răn dạy chúng ta một cách rõ ràng hơn nữa. Người đã bắt đầu bằng những lời: «Hỡi đoàn chiên bé nhỏ, các con đừng sợ, vì Cha các con đã vui lòng ban Nước của Người cho các con». Dĩ nhiên, ở đây, chúng ta lại tìm gặp được một cách thuyết giáo rất quen thuộc trong Phúc Âm: Đức Giêsu thường nhắc lại câu: «Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ngươi, Nước Thiên Chúa sắp đến gần, Nước Thiên Chúa đã đến…», và Người mời gọi mọi người hãy quay về với nội tâm lòng mình, hầu họ có thể khám phá ra được ở đó Nước Thiên Chúa.
Hôm nay, Đức Giêsu còn tiến xa hơn, khi Người nói là Nước Thiên Chúa đã được ban cho chúng ta. Vâng, Người không chỉ nói là Nước Thiên Chúa đang đến gần hay đã ở giữa các con mà thôi, nhưng Người còn quả quyết là Nước Thiên Chúa đã được ban cho các con, Nước Thiên Chúa thuộc về các con và là của các con.
Có lẽ cũng chính vì thế mà bài Tin Mừng hôm nay chứa đựng nhiều tính cách khác thường. Nó tạo ra một bầu không khí vừa rõ ràng lại vừa hỗn độn; có điều hoàn toàn khả tri, dễ hiểu, nhưng bên cạnh đó lại có điều hoàn toàn bí nhiệm, bất khả tri. Quả thật, chúng ta đang đứng trước một tổng hợp của những lời hứa, những lời khuyên dạy và cả những lời ngụ ngôn, của những so sánh; và sự tương quan giữa các điều khác biệt đó cũng nhẹ nhàng, tương tự như khi đề cập tới một sự hiện diện vừa hiện tại vừa tương lai, vừa cụ thể vừa nặc danh vậy.
Nhưng người ta cũng không ngạc nhiên khi nghe lại bài thuyết giáo của Đức Giêsu vừa rõ ràng vừa khó hiểu như thế. Xưa kia, các khán thính giả của Người cũng đã không tránh khỏi cảnh chưng hửng và ngạc nhiên tương tự. Chính Phêrô cũng đã phải hỏi Chúa: «Thưa Thầy, Thầy nói dụ ngôn đó cho chúng con hay cho tất cả mọi người?», vì ông đã không hiểu rõ được là Thầy các ông muốn nói điều đó với ai. Nếu vậy, tại sao sự thể lại khác đối với chúng ta được? Hay chúng ta cho là Đức Giêsu đã dành một bài thuyết giáo riêng cho từng loại người khác nhau? Không! toàn bộ những lời dạy của Chúa trong Phúc Âm đều cần thiết cho từng người. Nhưng qua các suy tư của mình, chúng ta chỉ có thể cố gắng thấu hiểu được phần nào mà mầu nhiệm của Người cho phép.
Vừa rồi chúng ta đã nói rằng Thiên Chúa Cha đã ban Nước của Người cho chúng ta. Đó chính là thực tại cơ bản của tất cả các giáo huấn của Đức Giêsu; còn những gì khác chỉ là các hiệu quả phát xuất từ thực tại cơ bản đó hết. Và cái hiệu quả đầu tiên thì rất mạnh mẽ; tuy nhiên lại là hiệu quả được nối liền trực tiếp với sứ điệp mà chúng ta đã nghe trong ngày chúa nhật vừa qua. Nếu Nước Thiên Chúa là một thực tại bền vững và nếu Chúa Cha lại ban cho chúng ta chính Nước của Người ngay giữa cuộc sống tạm thời và chóng quá đời này, thì thật là một điều vô lý và khờ dại, khi chúng ta không biết yêu quý và ra sức tìm kiếm Nước đó. «Kho tàng của các con ở đâu, thì lòng các con cũng ở đó» (Lc 12,34). Thật vậy, thu tích những của cải hay hư nát, sẽ làm thiệt hại cho những của cải quý báu không hề hư nát; và đó chính là điều khờ dại và vô lý. Đó là điều mà tất cả chúng ta đều xác tín. Tuy nhiên, sự xác tín một mình thì hoàn toàn chưa đủ. Chắc chắn rằng mỗi người tín hữu không thể lập tức đi bán tất cả những gì mình có và đem phân phát tiền bạc cho người nghèo khó. Nhưng cũng không phải vì thế mà người tín hữu cũng không thể lấy cớ là không thực hiện theo văn từ ngay lập tức được, nên sao nhãng những điều Đức Giêsu đã dạy.
Vậy, cần phải xử trí thế nào? Chính Chúa sẽ trả lời câu hỏi đó trong những lời giáo huấn tiếp theo sau của Người.
Trước hết, Người nói về sự tỉnh thức. Để các khán thính giả xưa kia của Người nắm bắt được vấn đề, Đức Giêsu đã đem so sánh sự tỉnh thức đó với hai trường hợp cụ thể của cuộc sống đời thường:
• Trường hợp thứ nhất là các người đầy tớ phải tỉnh thức chờ đợi ông chủ của mình sẽ từ tiệc cưới trở về bất cứ lúc nào, hầu có thể phục vụ ông;
• Trường hợp thứ hai là người ta phải luôn tỉnh thức canh chừng kẻ trộm, vì nó luôn đến một cách hoàn toàn bất ngờ, hầu có thể hành động cách an toàn được.
Một điều quá rõ ràng là ở đây chúng ta đang nói về sự trở lại của Đức Kitô trong tương lai, nhưng là một tương lai có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì thế người ta cần phải tỉnh thức, bởi vì sự trở lại của Đức Kitô trong tương lai, vào thời sau hết đó, hoàn toàn mang tính cách định mệnh và dứt khoát, và những ai không tỉnh thức để sẵn sàng tiếp rước Người, sẽ bị loại trừ ra khỏi Nước Thiên Chúa và không được tham dự vào vinh quang vĩnh cửu của Người.
Đúng vậy. Nhưng tại sao Đức Giêsu đã nói với chúng ta trong đầu bài Tin Mừng hôm nay là: «Cha các con đã vui lòng ban Nước của Người cho các con» và sau đó người ta lại có thể bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa được?
Đức Giêsu nói cho chúng ta về một sự trở lại thình lình, hoàn toàn bất ngờ của Người, nên chúng ta luôn cần phải ở trong tình trạng sẵn sàng, và những ai biết sống tỉnh thức như thế, thì chính Người sẽ phục vụ họ. Chúng ta nên biết rằng tương lai thực sự đã bắt đầu; nghĩa là một người tín hữu luôn biết sống trong tình trạng tỉnh thức thì sẽ cảm nhận được sự chăm sóc lo lắng đầy yêu thương của Thiên Chúa.
«Ông chủ sẽ thắt lưng, cho đầy tớ ngồi vào bàn và đi phục vụ họ». Đó chính là điều Đức Giêsu đã làm trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, khi Người quì rửa chân cho các môn đệ. Nhưng ở đây, chúng ta còn luôn phải ân cần tỉnh thức đến sự hiện diện của Chúa, Người luôn có mặt và Người không ngừng phục vụ chúng ta. Thực ra, sự phục vụ của Người thỉnh thoảng rất thình lình, tương tự như kẻ trộm trong câu chuyện dụ ngôn, nhưng nếu chúng ta không thực sự tỉnh thức và sẵn sàng thì chúng ta càng ngạc nhiên hơn nữa. Những ai biết tỉnh thức thì sẽ không phải quá ngạc nhiên bối rối trước sự tình cờ. Nói cách khác, một điều bất ngờ sẽ không làm người đó ngạc nhiên, vì chính điều tình cờ đó cũng đã được chờ đợi.
Vậy, cách thức thứ nhất để biết loại bỏ sự bảo đảm tạm thời của vật chất và sống trong sự bảo đảm bền vững mà Thiên Chúa ban cho, đó là chúng ta phải luôn biết tỉnh thức. Bởi vì chính sự tỉnh thức giúp chúng ta cảm nhận được sự hiện diện đầy chăm sóc lo lắng của Chúa đối với chúng ta, và «Người đến phục vụ từng người một». Chính nhờ thế, những người giàu có vật chất tưởng chừng như là những thứ của cải thiết yếu, bất khả thiếu, lại từ từ đánh mất đi sự quan trọng của chúng.
Qua câu chuyện của bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu muốn nói lên hai thái độ đối với những của cải của Nước Trời: Có thể là một sự sử dụng tốt hay một sự sử dụng xấu. Sự sử dụng tốt: đó là không giữ lại cho riêng mình bất cứ điều gì cả; phải phân phát tất cả; không có thái độ chiếm hữu của cải Nước Trời làm của riêng như đối với của cải trần thế.
Vâng, không giữ lại cho mình bất cứ điều gì, nhưng là đem phân phát cho mọi người, đó chính là thái độ duy nhất khả thi và đúng đắn một cách thực tiễn. Khi Đức Giêsu đã trình bày người quản lý xấu, là kẻ «đã đánh đập tôi nam tớ nữ, ăn uống say sưa», phải chăng Người đã không nói lên một thái độ thường xảy ra nơi những Kitô hữu, những người lợi dụng tính cách thành viên của mình trong cộng đoàn và tự cho mình là trổi vượt hơn kẻ khác, để lấn át và điều khiển họ, và hành xử sự điều khiển đó một cách tinh vi đến nỗi họ không còn bị lương tâm cắn rứt, vì tự cho mình đã dung hòa được ý chí muốn thống trị kẻ khác và thiện ý trong họ. Dĩ nhiên, điều đó cũng có thể làm cho người ta nghĩ đến những lạm dụng quyền bính trong Giáo Hội, khi một vị nào đó có sứ mệnh rao giảng Lời Chúa và ban các phép Bí tích, tức phục vụ Cộng Đoàn về đàng thiêng liêng, lại chỉ lo gây ảnh hưởng và thiết đặt quyền bính cá nhân riêng của mình. Bên cạnh đó cũng có những người phê bình và tỏ vẻ coi khinh kẻ khác, khi họ nhận thấy những người này không sống đạo theo kiểu cách của họ. Nhưng đó là những quan niệm Pharisêu, tức những người chỉ lợi dụng ơn Chúa ban cho để phục vụ quyền lợi cá nhân và việc thống trị kẻ khác.
Còn tất cả chúng ta, khi chúng ta đóng chặt tai mình lại và không muốn nghe những gì Đức Giêsu nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay, thì hình phạt dành cho chúng ta không phải là nhỏ, và nếu chúng ta đã được lãnh nhận nhiều thì chúng ta cũng sẽ bị đòi lại nhiều. Vâng, Thiên Chúa càng ban cho chúng ta càng nhiều thì tiếp đến chúng ta càng phải biết san sẻ cho kẻ khác. Qua điều đó, chúng ta đã khám phá thấy rằng Đức Kitô đã công bố cho chúng ta một giáo huấn vừa mạch lạc lại vừa mang tính cách đòi hỏi khắt khao.
Nếu chúng ta quan tâm để ý, nếu chúng ta biết tỉnh thức, chúng ta sẽ nhận thức được sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng hằng phục vụ chúng ta; Và nơi Người chúng ta sẽ lãnh nhận được dồi dào mọi kho tàng châu báu, nhưng dĩ nhiên đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải đưa phân phát kho tàng đó cho kẻ khác. Chúng ta không được phung phí ơn Chúa đã được ban cho chúng ta; nếu không, chính ơn Chúa sẽ quay lại chống chúng ta và tiêu diệt chúng ta. Vì bấy giờ chúng ta sẽ đụng chạm tới chính Nước Thiên Chúa, tức Nước của đức tin, của sự phó thác, của sự an bình, của sự phong phú hay của ý chí ngay lành. Dĩ nhiên, nếu Nước Thiên Chúa được ban cho chúng ta, chúng ta cũng có quyền từ chối, nhưng bấy giờ chúng ta cũng đừng ngạc nhiên về sự phi lý và vô ích của cuộc sống. Còn nếu chúng ta chấp nhận Nước Thiên Chúa, chúng ta cần phải hoàn toàn từ bỏ chính bản thân mình và từ bỏ tất cả những gì chúng ta chiếm hữu, để phó thác chính chúng ta cho Thiên Chúa. Đó chính là đời sống đức tin. Đức Kitô sẽ đến phục vụ chúng ta theo mức độ thực tiễn mà chúng ta mở ra cho Người.
Trên đây, chúng ta đã thử trình bày về những yếu tố khác nhau của mầu nhiệm mà hôm nay Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Chúng ta hãy để cho mầu nhiệm đó thấm sâu vào trong cuộc sống và vào trong linh hồn chúng ta. Chứ chính chúng ta không nên vội vàng can thiệp vào, sự thận trọng trong lãnh vực này đòi hỏi một sự vâng phục gắt gao và tuyệt đối: Các con hãy làm như người đầy tớ đang chờ đợi ông chủ trở về… anh ta biết anh ta phải làm những gì và anh ta thực hiện điều đó đúng theo sự đòi hòi của nó.
(Lc 12,32-48)
Trong bài Tin Mừng ngày chúa nhật vừa qua, chúng ta đã nghe câu chuyện một đại điền chủ giàu có. Ông đã thu hoạch được một vụ mùa quá thành công, đến nỗi ông ta đã phải phá kho lẫm cũ để xây dựng một cái khác to hơn, hầu có đủ khả năng chứa thóc lúa mới thu hoạch. Và ông ta hoàn toàn yên tâm đặt hết mọi tin tưởng vào của cải của mình. Nhưng Đức Giêsu đã cảnh báo cho chúng ta biết rằng thế giới và mọi thứ của cải đời này không có giá trị bền vững. Thế giới và các của cải vật chất chỉ có giá trị như một phương tiện giúp con người vươn tới một thực tại có giá trị bền vững và bất biến khác. Vì thế, thật là khờ dại và vô nghĩa, khi con người ra sức tìm kiếm và thu tích mọi của cải đời này bằng tất cả mọi giá. Bởi vì, khi con người chết, nhắm mắt lìa đời thì những ký cóp vất vả kia hoàn toàn vô ích.
Trong chúa nhật hôm nay, Đức Giêsu còn răn dạy chúng ta một cách rõ ràng hơn nữa. Người đã bắt đầu bằng những lời: «Hỡi đoàn chiên bé nhỏ, các con đừng sợ, vì Cha các con đã vui lòng ban Nước của Người cho các con». Dĩ nhiên, ở đây, chúng ta lại tìm gặp được một cách thuyết giáo rất quen thuộc trong Phúc Âm: Đức Giêsu thường nhắc lại câu: «Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ngươi, Nước Thiên Chúa sắp đến gần, Nước Thiên Chúa đã đến…», và Người mời gọi mọi người hãy quay về với nội tâm lòng mình, hầu họ có thể khám phá ra được ở đó Nước Thiên Chúa.
Hôm nay, Đức Giêsu còn tiến xa hơn, khi Người nói là Nước Thiên Chúa đã được ban cho chúng ta. Vâng, Người không chỉ nói là Nước Thiên Chúa đang đến gần hay đã ở giữa các con mà thôi, nhưng Người còn quả quyết là Nước Thiên Chúa đã được ban cho các con, Nước Thiên Chúa thuộc về các con và là của các con.
Có lẽ cũng chính vì thế mà bài Tin Mừng hôm nay chứa đựng nhiều tính cách khác thường. Nó tạo ra một bầu không khí vừa rõ ràng lại vừa hỗn độn; có điều hoàn toàn khả tri, dễ hiểu, nhưng bên cạnh đó lại có điều hoàn toàn bí nhiệm, bất khả tri. Quả thật, chúng ta đang đứng trước một tổng hợp của những lời hứa, những lời khuyên dạy và cả những lời ngụ ngôn, của những so sánh; và sự tương quan giữa các điều khác biệt đó cũng nhẹ nhàng, tương tự như khi đề cập tới một sự hiện diện vừa hiện tại vừa tương lai, vừa cụ thể vừa nặc danh vậy.
Nhưng người ta cũng không ngạc nhiên khi nghe lại bài thuyết giáo của Đức Giêsu vừa rõ ràng vừa khó hiểu như thế. Xưa kia, các khán thính giả của Người cũng đã không tránh khỏi cảnh chưng hửng và ngạc nhiên tương tự. Chính Phêrô cũng đã phải hỏi Chúa: «Thưa Thầy, Thầy nói dụ ngôn đó cho chúng con hay cho tất cả mọi người?», vì ông đã không hiểu rõ được là Thầy các ông muốn nói điều đó với ai. Nếu vậy, tại sao sự thể lại khác đối với chúng ta được? Hay chúng ta cho là Đức Giêsu đã dành một bài thuyết giáo riêng cho từng loại người khác nhau? Không! toàn bộ những lời dạy của Chúa trong Phúc Âm đều cần thiết cho từng người. Nhưng qua các suy tư của mình, chúng ta chỉ có thể cố gắng thấu hiểu được phần nào mà mầu nhiệm của Người cho phép.
Vừa rồi chúng ta đã nói rằng Thiên Chúa Cha đã ban Nước của Người cho chúng ta. Đó chính là thực tại cơ bản của tất cả các giáo huấn của Đức Giêsu; còn những gì khác chỉ là các hiệu quả phát xuất từ thực tại cơ bản đó hết. Và cái hiệu quả đầu tiên thì rất mạnh mẽ; tuy nhiên lại là hiệu quả được nối liền trực tiếp với sứ điệp mà chúng ta đã nghe trong ngày chúa nhật vừa qua. Nếu Nước Thiên Chúa là một thực tại bền vững và nếu Chúa Cha lại ban cho chúng ta chính Nước của Người ngay giữa cuộc sống tạm thời và chóng quá đời này, thì thật là một điều vô lý và khờ dại, khi chúng ta không biết yêu quý và ra sức tìm kiếm Nước đó. «Kho tàng của các con ở đâu, thì lòng các con cũng ở đó» (Lc 12,34). Thật vậy, thu tích những của cải hay hư nát, sẽ làm thiệt hại cho những của cải quý báu không hề hư nát; và đó chính là điều khờ dại và vô lý. Đó là điều mà tất cả chúng ta đều xác tín. Tuy nhiên, sự xác tín một mình thì hoàn toàn chưa đủ. Chắc chắn rằng mỗi người tín hữu không thể lập tức đi bán tất cả những gì mình có và đem phân phát tiền bạc cho người nghèo khó. Nhưng cũng không phải vì thế mà người tín hữu cũng không thể lấy cớ là không thực hiện theo văn từ ngay lập tức được, nên sao nhãng những điều Đức Giêsu đã dạy.
Vậy, cần phải xử trí thế nào? Chính Chúa sẽ trả lời câu hỏi đó trong những lời giáo huấn tiếp theo sau của Người.
Trước hết, Người nói về sự tỉnh thức. Để các khán thính giả xưa kia của Người nắm bắt được vấn đề, Đức Giêsu đã đem so sánh sự tỉnh thức đó với hai trường hợp cụ thể của cuộc sống đời thường:
• Trường hợp thứ nhất là các người đầy tớ phải tỉnh thức chờ đợi ông chủ của mình sẽ từ tiệc cưới trở về bất cứ lúc nào, hầu có thể phục vụ ông;
• Trường hợp thứ hai là người ta phải luôn tỉnh thức canh chừng kẻ trộm, vì nó luôn đến một cách hoàn toàn bất ngờ, hầu có thể hành động cách an toàn được.
Một điều quá rõ ràng là ở đây chúng ta đang nói về sự trở lại của Đức Kitô trong tương lai, nhưng là một tương lai có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì thế người ta cần phải tỉnh thức, bởi vì sự trở lại của Đức Kitô trong tương lai, vào thời sau hết đó, hoàn toàn mang tính cách định mệnh và dứt khoát, và những ai không tỉnh thức để sẵn sàng tiếp rước Người, sẽ bị loại trừ ra khỏi Nước Thiên Chúa và không được tham dự vào vinh quang vĩnh cửu của Người.
Đúng vậy. Nhưng tại sao Đức Giêsu đã nói với chúng ta trong đầu bài Tin Mừng hôm nay là: «Cha các con đã vui lòng ban Nước của Người cho các con» và sau đó người ta lại có thể bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa được?
Đức Giêsu nói cho chúng ta về một sự trở lại thình lình, hoàn toàn bất ngờ của Người, nên chúng ta luôn cần phải ở trong tình trạng sẵn sàng, và những ai biết sống tỉnh thức như thế, thì chính Người sẽ phục vụ họ. Chúng ta nên biết rằng tương lai thực sự đã bắt đầu; nghĩa là một người tín hữu luôn biết sống trong tình trạng tỉnh thức thì sẽ cảm nhận được sự chăm sóc lo lắng đầy yêu thương của Thiên Chúa.
«Ông chủ sẽ thắt lưng, cho đầy tớ ngồi vào bàn và đi phục vụ họ». Đó chính là điều Đức Giêsu đã làm trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, khi Người quì rửa chân cho các môn đệ. Nhưng ở đây, chúng ta còn luôn phải ân cần tỉnh thức đến sự hiện diện của Chúa, Người luôn có mặt và Người không ngừng phục vụ chúng ta. Thực ra, sự phục vụ của Người thỉnh thoảng rất thình lình, tương tự như kẻ trộm trong câu chuyện dụ ngôn, nhưng nếu chúng ta không thực sự tỉnh thức và sẵn sàng thì chúng ta càng ngạc nhiên hơn nữa. Những ai biết tỉnh thức thì sẽ không phải quá ngạc nhiên bối rối trước sự tình cờ. Nói cách khác, một điều bất ngờ sẽ không làm người đó ngạc nhiên, vì chính điều tình cờ đó cũng đã được chờ đợi.
Vậy, cách thức thứ nhất để biết loại bỏ sự bảo đảm tạm thời của vật chất và sống trong sự bảo đảm bền vững mà Thiên Chúa ban cho, đó là chúng ta phải luôn biết tỉnh thức. Bởi vì chính sự tỉnh thức giúp chúng ta cảm nhận được sự hiện diện đầy chăm sóc lo lắng của Chúa đối với chúng ta, và «Người đến phục vụ từng người một». Chính nhờ thế, những người giàu có vật chất tưởng chừng như là những thứ của cải thiết yếu, bất khả thiếu, lại từ từ đánh mất đi sự quan trọng của chúng.
Qua câu chuyện của bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu muốn nói lên hai thái độ đối với những của cải của Nước Trời: Có thể là một sự sử dụng tốt hay một sự sử dụng xấu. Sự sử dụng tốt: đó là không giữ lại cho riêng mình bất cứ điều gì cả; phải phân phát tất cả; không có thái độ chiếm hữu của cải Nước Trời làm của riêng như đối với của cải trần thế.
Vâng, không giữ lại cho mình bất cứ điều gì, nhưng là đem phân phát cho mọi người, đó chính là thái độ duy nhất khả thi và đúng đắn một cách thực tiễn. Khi Đức Giêsu đã trình bày người quản lý xấu, là kẻ «đã đánh đập tôi nam tớ nữ, ăn uống say sưa», phải chăng Người đã không nói lên một thái độ thường xảy ra nơi những Kitô hữu, những người lợi dụng tính cách thành viên của mình trong cộng đoàn và tự cho mình là trổi vượt hơn kẻ khác, để lấn át và điều khiển họ, và hành xử sự điều khiển đó một cách tinh vi đến nỗi họ không còn bị lương tâm cắn rứt, vì tự cho mình đã dung hòa được ý chí muốn thống trị kẻ khác và thiện ý trong họ. Dĩ nhiên, điều đó cũng có thể làm cho người ta nghĩ đến những lạm dụng quyền bính trong Giáo Hội, khi một vị nào đó có sứ mệnh rao giảng Lời Chúa và ban các phép Bí tích, tức phục vụ Cộng Đoàn về đàng thiêng liêng, lại chỉ lo gây ảnh hưởng và thiết đặt quyền bính cá nhân riêng của mình. Bên cạnh đó cũng có những người phê bình và tỏ vẻ coi khinh kẻ khác, khi họ nhận thấy những người này không sống đạo theo kiểu cách của họ. Nhưng đó là những quan niệm Pharisêu, tức những người chỉ lợi dụng ơn Chúa ban cho để phục vụ quyền lợi cá nhân và việc thống trị kẻ khác.
Còn tất cả chúng ta, khi chúng ta đóng chặt tai mình lại và không muốn nghe những gì Đức Giêsu nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay, thì hình phạt dành cho chúng ta không phải là nhỏ, và nếu chúng ta đã được lãnh nhận nhiều thì chúng ta cũng sẽ bị đòi lại nhiều. Vâng, Thiên Chúa càng ban cho chúng ta càng nhiều thì tiếp đến chúng ta càng phải biết san sẻ cho kẻ khác. Qua điều đó, chúng ta đã khám phá thấy rằng Đức Kitô đã công bố cho chúng ta một giáo huấn vừa mạch lạc lại vừa mang tính cách đòi hỏi khắt khao.
Nếu chúng ta quan tâm để ý, nếu chúng ta biết tỉnh thức, chúng ta sẽ nhận thức được sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng hằng phục vụ chúng ta; Và nơi Người chúng ta sẽ lãnh nhận được dồi dào mọi kho tàng châu báu, nhưng dĩ nhiên đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải đưa phân phát kho tàng đó cho kẻ khác. Chúng ta không được phung phí ơn Chúa đã được ban cho chúng ta; nếu không, chính ơn Chúa sẽ quay lại chống chúng ta và tiêu diệt chúng ta. Vì bấy giờ chúng ta sẽ đụng chạm tới chính Nước Thiên Chúa, tức Nước của đức tin, của sự phó thác, của sự an bình, của sự phong phú hay của ý chí ngay lành. Dĩ nhiên, nếu Nước Thiên Chúa được ban cho chúng ta, chúng ta cũng có quyền từ chối, nhưng bấy giờ chúng ta cũng đừng ngạc nhiên về sự phi lý và vô ích của cuộc sống. Còn nếu chúng ta chấp nhận Nước Thiên Chúa, chúng ta cần phải hoàn toàn từ bỏ chính bản thân mình và từ bỏ tất cả những gì chúng ta chiếm hữu, để phó thác chính chúng ta cho Thiên Chúa. Đó chính là đời sống đức tin. Đức Kitô sẽ đến phục vụ chúng ta theo mức độ thực tiễn mà chúng ta mở ra cho Người.
Trên đây, chúng ta đã thử trình bày về những yếu tố khác nhau của mầu nhiệm mà hôm nay Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Chúng ta hãy để cho mầu nhiệm đó thấm sâu vào trong cuộc sống và vào trong linh hồn chúng ta. Chứ chính chúng ta không nên vội vàng can thiệp vào, sự thận trọng trong lãnh vực này đòi hỏi một sự vâng phục gắt gao và tuyệt đối: Các con hãy làm như người đầy tớ đang chờ đợi ông chủ trở về… anh ta biết anh ta phải làm những gì và anh ta thực hiện điều đó đúng theo sự đòi hòi của nó.