LONDON - Luân Đôn đang tổ chức hội nghị thế giới về cà phê, một mặt hàng đang là nguồn ngoại tệ của Việt Nam.
Hội nghị cà phê do Ngân hàng thế giới (World Bank) và Hiệp hội cà phê quốc tế (International Coffee Organisation) tổ chức, với thành phần tham gia là đại diện các chính phủ, các nhóm phát triển và các nhóm doanh nghiệp.
Trong những nghị trình có việc tìm giải pháp cho vấn đề mà họ gọi là khủng hoảng cà phê.
Một trong những khó khăn là giá cà phê thấp ảnh hưởng đến cuộc sống của người trồng cà phê.
Chủ tịch hiệp hội cà phê Nestor Orosio cho rằng chính chất lượng thấp của cà phê thu hoạch được là nguyên nhân khiến giá thành giảm cho nên một phần của giải pháp là trồng ít cà phê đi.
Trong các nước trồng cà phê thì Việt Nam được nêu tên như là nước tăng diện tích cà phê lên 80 lần kể từ đầu thập niên 80.
Tuy nhiên theo một số chuyên gia nhận định, thì một trong những vấn đề tối quan trọng cho người trồng cà phê ở Việt Nam là thông tin về thị trường tiêu thụ.
Ở Việt Nam, theo lời giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia ngành canh nông từ đại học An Giang thì có thông tin nhưng ở dạng “thô” mà thôi:
- Các nguồn tin trên Internet, các trang Web của Việt Nam thì thông tin cũng tương đối nhanh. Đài phát thanh Tiếng nói Việt nam, hàng ngày lúc 5h15 sáng cũng có tin thị trường giá cả trong 10 phút. Nhưng phải nói là cũng có người nghe và người không nghe. Thực sự vấn đề cho giá, cho thông tin như thế, nhưng ai mua ? Mình vẫn chưa có chỗ thị trường nào chắc chắn để các doanh nghiệp dám bao tiêu sản phẩm cho nông dân bán hàng.
Trong khi đó, nhìn từ phía các nhà tiêu thụ nằm ở đầu cuối cùng của hệ thống mua bán, có thể chọn một ví dụ điển hình là Ba Lan.
Ba Lan là một nước trước đây từng mua nhiều cà phê thô từ Việt Nam xuất khẩu sang, nhưng hiện nay theo đánh giá của ông Wojciech Guzowski từ tập đoàn Product Promotion, thì hiện Việt Nam chỉ xuất vào Ba Lan khoảng 300 công-ten-nơ nhỏ mỗi năm, chiếm vị trí mờ nhạt bên cạnh Thái Lan, Lào, và Indonesia, trong khi cà phê châu Á chiếm đến 80 phần trăm lượng cà phê nhập khẩu vào Ba Lan, với số lượng 10 đến 12.000 tấn một năm.
- Cà phê từ Việt Nam rất quen thuộc ở Ba Lan. Có những lò sản xuất cà phê hỏi chúng tôi để mua cà phê nhập khẩu từ Việt Nam, nhưng mà chúng tôi không đủ sức cạnh tranh (thu mua) cho nên là phải nhận là sau một thời gian chúng tôi đã phải buông thị trường này.
- Như vậy các công ty lớn là trở ngại cho cà phê Việt Nam vào Ba Lan trực tiếp ?
- Có cà phê trực tiếp, ví dụ như công ty Robfost. Nhưng chúng tôi tự lượng sức mình và chuyển sang các nơi mà chúng tôi đủ mạnh để thu mua cà phê. Và do đó chúng tôi chuyển qua Thái Lan, nơi mà chúng tôi có thể mua được 50 phần trăm sản lượng của họ.
Trong lúc cà phê trong nước thiếu thông tin để xuất, thì nhà tiêu thụ cuối nguồn lại không thể vào nổi thị trường thu mua, đó là một trong số các vấn đề mà cà phê Việt Nam đang phải đối phó.
Một số chuyên gia kinh tế thế giới cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm các nước xuất khẩu cà phê, trong đó có tiến sĩ Đinh Xuân Quân, cố vấn của Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ đóng ở Jakarta, Indonesia là cựu chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, từng làm việc ở châu Phi và Việt Nam trong các dự án nông nghiệp.
Trong một cuộc nói chuyện với đài BBC, ông cho biết việc trồng cà phê được hỗ trợ bằng tín dụng lãi suất thấp đã từng được khuyến khích ở châu Phi và châu Mỹ La Tinh:
- Cái vấn đề nó có từ nhưng năm 70, 80, 90, thị trường cà phê ca-cao rất thấp. Một số cơ quan phát triển thế giới, kể cả ngân hàng thế giới đã tài trợ cho nhiều nước ở Phi châu, Mỹ la tinh làm những dự án về cà phê, dưới hình thức cho vay tiền nhẹ lãi trong 30 năm. Có một số dự án khá thành công trong những năm 80, 90, giá cà phê cao, khá thành công. Thế nhưng thị trường cà phê, nhất là robusta - mà Việt Nam sản xuất khá nhiều – sản xuất khá nhiều, do đó giá cả đã xuống khá nhiều.
- Đó là kinh nghiệm của các nước châu Phi, châu Mỹ La tinh mà hình như Việt Nam cũng đang gặp phải. Vậy giải pháp là gì ? Làm sao một nông dân, một người trồng cà phê ở cao nguyên Việt Nam cũng có thể biết được 3 hay 5 năm sau giá cà phê sẽ như thế nào để đầu tư ?
- Trước hết, ở nhiều nước Phi châu họ có các tin tức từ thị trường mua bán cà phê. (Có hai 2 loại cà phê khác nhau.) Một trong số đó là thị trường Luân Đôn, họ dính liền bằng vệ tinh, cho nên bên Luân Đôn giá cả sao là họ biết liền. Do đó một số người hay một số công ty hay gia đình lớn sản xuất cà phê họ biết giá cả và có thể tính trước giá cà phê lên xuống. Họ có thể tích trữ hay có thể bán ra. Ở Việt Nam tôi nghĩ những thông tin đó nông dân không được biết trực tiếp, chỉ biết qua người mua bán cà phê thôi, hoặc qua doanh nghiệp nhà nước thu mua cà phê. Do đó khi giá cả xuống họ bị lỗ, còn giá cả lên cũng không được lời bao nhiêu. Vấn đề là làm sao cung cấp cho thị trường đúng mức.
- Nhìn rộng ra không chỉ thị trường cà phê hay cây cà phê, mà một vấn đề ở đây có lẽ là tư duy sản xuất theo kiểu sản lượng. Tại sao Việt Nam cứ phải trồng cà phê mà không phát triển cơ cấu kinh tế theo những ngành khác để đỡ bị phụ thuộc hơn ?
- Tôi thấy mới đầu ở đây Việt Nam chỉ trồng cà phê và xuất khẩu cà phê. Tiến một bước nữa Việt Nam đã chế biến một số sản phẩm cà phê như cà phê làm uống liền, làm sẵn để xuất khẩu. Nhưng cái chính là hồi xưa người sản xuất được chừng 40-45%, người bán và marketing, chế biến cà phê được 60%. Bây giờ người sản xuất cà phê không có chế biến lợi tức xuống chỉ còn 10% trong khi lợi tức của người xuất khẩu, chế biến cà phê lên tới 70-80%...
Hội nghị cà phê do Ngân hàng thế giới (World Bank) và Hiệp hội cà phê quốc tế (International Coffee Organisation) tổ chức, với thành phần tham gia là đại diện các chính phủ, các nhóm phát triển và các nhóm doanh nghiệp.
Trong những nghị trình có việc tìm giải pháp cho vấn đề mà họ gọi là khủng hoảng cà phê.
Một trong những khó khăn là giá cà phê thấp ảnh hưởng đến cuộc sống của người trồng cà phê.
Chủ tịch hiệp hội cà phê Nestor Orosio cho rằng chính chất lượng thấp của cà phê thu hoạch được là nguyên nhân khiến giá thành giảm cho nên một phần của giải pháp là trồng ít cà phê đi.
Trong các nước trồng cà phê thì Việt Nam được nêu tên như là nước tăng diện tích cà phê lên 80 lần kể từ đầu thập niên 80.
Tuy nhiên theo một số chuyên gia nhận định, thì một trong những vấn đề tối quan trọng cho người trồng cà phê ở Việt Nam là thông tin về thị trường tiêu thụ.
Ở Việt Nam, theo lời giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia ngành canh nông từ đại học An Giang thì có thông tin nhưng ở dạng “thô” mà thôi:
- Các nguồn tin trên Internet, các trang Web của Việt Nam thì thông tin cũng tương đối nhanh. Đài phát thanh Tiếng nói Việt nam, hàng ngày lúc 5h15 sáng cũng có tin thị trường giá cả trong 10 phút. Nhưng phải nói là cũng có người nghe và người không nghe. Thực sự vấn đề cho giá, cho thông tin như thế, nhưng ai mua ? Mình vẫn chưa có chỗ thị trường nào chắc chắn để các doanh nghiệp dám bao tiêu sản phẩm cho nông dân bán hàng.
Trong khi đó, nhìn từ phía các nhà tiêu thụ nằm ở đầu cuối cùng của hệ thống mua bán, có thể chọn một ví dụ điển hình là Ba Lan.
Ba Lan là một nước trước đây từng mua nhiều cà phê thô từ Việt Nam xuất khẩu sang, nhưng hiện nay theo đánh giá của ông Wojciech Guzowski từ tập đoàn Product Promotion, thì hiện Việt Nam chỉ xuất vào Ba Lan khoảng 300 công-ten-nơ nhỏ mỗi năm, chiếm vị trí mờ nhạt bên cạnh Thái Lan, Lào, và Indonesia, trong khi cà phê châu Á chiếm đến 80 phần trăm lượng cà phê nhập khẩu vào Ba Lan, với số lượng 10 đến 12.000 tấn một năm.
- Cà phê từ Việt Nam rất quen thuộc ở Ba Lan. Có những lò sản xuất cà phê hỏi chúng tôi để mua cà phê nhập khẩu từ Việt Nam, nhưng mà chúng tôi không đủ sức cạnh tranh (thu mua) cho nên là phải nhận là sau một thời gian chúng tôi đã phải buông thị trường này.
- Như vậy các công ty lớn là trở ngại cho cà phê Việt Nam vào Ba Lan trực tiếp ?
- Có cà phê trực tiếp, ví dụ như công ty Robfost. Nhưng chúng tôi tự lượng sức mình và chuyển sang các nơi mà chúng tôi đủ mạnh để thu mua cà phê. Và do đó chúng tôi chuyển qua Thái Lan, nơi mà chúng tôi có thể mua được 50 phần trăm sản lượng của họ.
Trong lúc cà phê trong nước thiếu thông tin để xuất, thì nhà tiêu thụ cuối nguồn lại không thể vào nổi thị trường thu mua, đó là một trong số các vấn đề mà cà phê Việt Nam đang phải đối phó.
Một số chuyên gia kinh tế thế giới cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm các nước xuất khẩu cà phê, trong đó có tiến sĩ Đinh Xuân Quân, cố vấn của Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ đóng ở Jakarta, Indonesia là cựu chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, từng làm việc ở châu Phi và Việt Nam trong các dự án nông nghiệp.
Trong một cuộc nói chuyện với đài BBC, ông cho biết việc trồng cà phê được hỗ trợ bằng tín dụng lãi suất thấp đã từng được khuyến khích ở châu Phi và châu Mỹ La Tinh:
- Cái vấn đề nó có từ nhưng năm 70, 80, 90, thị trường cà phê ca-cao rất thấp. Một số cơ quan phát triển thế giới, kể cả ngân hàng thế giới đã tài trợ cho nhiều nước ở Phi châu, Mỹ la tinh làm những dự án về cà phê, dưới hình thức cho vay tiền nhẹ lãi trong 30 năm. Có một số dự án khá thành công trong những năm 80, 90, giá cà phê cao, khá thành công. Thế nhưng thị trường cà phê, nhất là robusta - mà Việt Nam sản xuất khá nhiều – sản xuất khá nhiều, do đó giá cả đã xuống khá nhiều.
- Đó là kinh nghiệm của các nước châu Phi, châu Mỹ La tinh mà hình như Việt Nam cũng đang gặp phải. Vậy giải pháp là gì ? Làm sao một nông dân, một người trồng cà phê ở cao nguyên Việt Nam cũng có thể biết được 3 hay 5 năm sau giá cà phê sẽ như thế nào để đầu tư ?
- Trước hết, ở nhiều nước Phi châu họ có các tin tức từ thị trường mua bán cà phê. (Có hai 2 loại cà phê khác nhau.) Một trong số đó là thị trường Luân Đôn, họ dính liền bằng vệ tinh, cho nên bên Luân Đôn giá cả sao là họ biết liền. Do đó một số người hay một số công ty hay gia đình lớn sản xuất cà phê họ biết giá cả và có thể tính trước giá cà phê lên xuống. Họ có thể tích trữ hay có thể bán ra. Ở Việt Nam tôi nghĩ những thông tin đó nông dân không được biết trực tiếp, chỉ biết qua người mua bán cà phê thôi, hoặc qua doanh nghiệp nhà nước thu mua cà phê. Do đó khi giá cả xuống họ bị lỗ, còn giá cả lên cũng không được lời bao nhiêu. Vấn đề là làm sao cung cấp cho thị trường đúng mức.
- Nhìn rộng ra không chỉ thị trường cà phê hay cây cà phê, mà một vấn đề ở đây có lẽ là tư duy sản xuất theo kiểu sản lượng. Tại sao Việt Nam cứ phải trồng cà phê mà không phát triển cơ cấu kinh tế theo những ngành khác để đỡ bị phụ thuộc hơn ?
- Tôi thấy mới đầu ở đây Việt Nam chỉ trồng cà phê và xuất khẩu cà phê. Tiến một bước nữa Việt Nam đã chế biến một số sản phẩm cà phê như cà phê làm uống liền, làm sẵn để xuất khẩu. Nhưng cái chính là hồi xưa người sản xuất được chừng 40-45%, người bán và marketing, chế biến cà phê được 60%. Bây giờ người sản xuất cà phê không có chế biến lợi tức xuống chỉ còn 10% trong khi lợi tức của người xuất khẩu, chế biến cà phê lên tới 70-80%...