Hầu hết các tôn giáo cũng đều nghĩ rằng chết chưa phải là hết. Con người sau khi chết được đưa sang một thế giới khác để tiếp tục sống. Thế nên mới có câu: thác là thể phách, còn là tinh anh. Tức là người ta chỉ chết về phần thể xác, nhưng phần linh thiêng nơi con người sẽ còn sống mãi. Hoặc để hưởng hạnh phúc nếu khi còn sống người ta đã ăn ngay ở lành, hoặc để chịu phạt nếu ngược lại, người ta đã ăn ở độc ác. Chúng ta không cần đi sâu vào những quan niệm này. Chỉ biết rằng chẳng có tôn giáo nào nói đến việc con người chết đi rồi sẽ sống lại như đạo Công Giáo đã dạy. Nhất là trong bài sách Maccabê và bài Tin mừng của phụng vụ Chúa nhật XXXII thường niên – nói với chúng ta rất rõ về việc sống lại sau này.
Ngay cả đạo Do Thái cũng không dứt khoát về điểm này. Quan niệm của các sách Cựu ước về đời sau không đơn nhất và rõ rệt. Mặc dù vẫn tin có đời sau, nhưng đời sau đối với họ là đêm tối. Lý do vì đó là thế giới của sự chết, của âm phủ. Không những không có ánh sáng của Chúa ở nơi đó mà tại đây cũng chẳng còn ai kêu cầu danh Chúa. Người Do Thái không nghĩ rằng: sinh ký tử quy, sống gửi thác về. Và họ không có kim tự tháp như người Ai Cập, hoặc các lăng mộ như người Việt Nam. Họ không tin lắm ở giá trị đời sau.
Phụng vụ cho chúng ta nghe câu chuyện thời Hy lạp đô hộ Do Thái. Bấy giờ là khoảng năm 169 trước CN, vua Antiochus Ephiphane chiếm đóng Palestine. Ông bắt người Do Thái tuân giứ những tập tục, cũng như cách sống của người Hy Lạp đi ngược lại với lề luật Môisê. Ông truyền cho dân phải làm những điều cấm kỵ trong luật. Người Do Thái đã chống trả mạnh mẽ đường lối của nhà vua để trung thành với lề luật. Hình ảnh bảy anh em can đảm đón nhận cực hình trước mắt người mẹ không ngừng động viên con cái mình. Và tất cả họ đã chết vì đạo sau khi chịu những tra tấn hành hạ thật dã man, là minh chứng hùng hồn của niềm tin. Sự can đảm của các anh hùng tử đạo được nuôi dưỡng bởi niềm tin vào sự sống lại. Đó chính là niềm hy vọng được khắc ghi và bảo đảm trong lề luật và trong tâm khảm của mọi tín hữu. Sau này nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô đã biến hy vọng này thành hiện thực.
Chúng ta đang sống những ngày cuối cùng của năm phụng vụ, trong tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời. Lời tuyên xưng đức tin của chúng ta về sự sống lại và sống đời đời sẽ còn vang vọng mãi: “Tôi tin kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”. Nhưng thời Đức Giêsu, nhóm Xa-đốc, là một nhóm có ảnh hưởng về mặt tôn giáo, do việc họ phụ trách đền thờ Giêrusalem. Đức tin và đời sống tôn giáo của họ chỉ dựa trên năm cuốn đầu tiên của Kinh Thánh, tức là bộ Ngũ Thư mà ban bố Lề Luật. Họ không tin có sự sống lại, trong khi Đức Giêsu và nhóm Pha-ri-sêu chủ trương là có. Để tìm cách minh chứng quan điểm của mình, họ đặt ra cho Đức Giêsu một câu hỏi lố bịch; “Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?”. Câu hỏi này dựa trên “luật thế huynh”, luật về anh em chồng: nếu một người chết đi mà không có con nối dòng, thì anh em của người ấy phải lấy vợ góa của người này.
Đức Giêsu phủ nhận kiểu giải thích của các kinh sư về sự sống lại. Người nói: ở đời này người ta dựng vợ gả chồng để nối tiếp sự sống của mình cho đến muôn đời qua các thế hệ. Còn những ai “đáng sống lại từ cõi chết”, sẽ giống như các thiên thần và sống mãi mãi. Như vậy sẽ không cần có các liên hệ hôn nhân hoặc có con để nối dõi, không còn lệ thuộc những điều kiện của trần gian. Nhờ được liên kết với Thiên Chúa hằng sống, người ta sẽ được tham dự vào đời sống thần linh. Câu trả lời của Chúa Giêsu trước người Xa-đốc cho thấy cuộc sống đời sau không phải như hiện tại. Có nghĩa là con người đã thực sự được giải thoát khỏi nô lệ cho tội lỗi và sự chết, đồng thời thoát khỏi mọi giới hạn của thế giới này để trở nên bất tử, nên con cái tự do của Thiên Chúa.
Đối diện với cái chết luôn là một nỗi âu lo, ám ảnh và đáng sợ đối với tâm thức con người. Quan niệm về cái chết và sự sống đời sau như thế nào đều ảnh hưởng đến cuộc sống và cách sống tại thế này. Phần đông, trong tâm thức và niềm tin bình dân của con người nói chung và của người Việt nam nói riêng, mô phỏng cuộc sống cõi âm cũng giống như ở dương thế vậy. Những người Xa-đốc khi chất vấn Đức Giêsu đưa ra lập luận về hôn nhân, họ cũng tưởng rằng đời sống mai hậu như cuộc sống hiện tại. Tất cả đều dựa trên kinh nghiệm từ cuộc sống hiện tại để suy đoán cuộc sống mai sau.
Những người Xa-đốc đã chứng kiến các phép lạ Đức Giêsu làm cho con gái ông Da-ia, con trai bà góa thành Ma-im, và cả La-da-rô được hoàn sinh. Thật ra những người này chỉ trở lại cuộc sống bình thường. Sự sống lại mà Đức Giêsu loan báo, khác hẳn. Sống lại là biến đổi sang một đời sống mới. Thân xác không còn lệ thuộc các điều kiện sinh lý tự nhiên.
Một số người ngày nay từ chối tin vào sự sống lại, vì họ không tin có Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu là người đầu tiên trong nhân loại đã từ cõi chết sống lại, thân xác Người biến đổi hoàn toàn. Đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta. Dĩ nhiên, ai cũng được sống lại vào ngày sau hết. Nhưng khi sống lại, số phận chúng ta sẽ ra sao. Sống lại để hưởng vinh quang với Thiên Chúa, hay để chịu ô nhục. Tùy thái độ chọn lựa của chúng ta hôm nay khi còn sống. Nếu không tôn trọng sự sống đời này, chỉ biết hủy diệt nó thì sẽ chẳng bao giờ có sự sống đời sau. Thánh Phaolô khuyên dạy các tín hữu Thessalonica trung thành với giáo huấn đã lãnh nhận, kiên tâm giữ vững niềm tin, luôn cậy dựa vào sự quan phòng che chở của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu Kitô. Trong mầu nhiệm hiệp thông, chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn và xin các linh hồn cầu bầu cùng Chúa cho ta cũng luôn trung thành với giáo huấn của Người.
Ngay cả đạo Do Thái cũng không dứt khoát về điểm này. Quan niệm của các sách Cựu ước về đời sau không đơn nhất và rõ rệt. Mặc dù vẫn tin có đời sau, nhưng đời sau đối với họ là đêm tối. Lý do vì đó là thế giới của sự chết, của âm phủ. Không những không có ánh sáng của Chúa ở nơi đó mà tại đây cũng chẳng còn ai kêu cầu danh Chúa. Người Do Thái không nghĩ rằng: sinh ký tử quy, sống gửi thác về. Và họ không có kim tự tháp như người Ai Cập, hoặc các lăng mộ như người Việt Nam. Họ không tin lắm ở giá trị đời sau.
Phụng vụ cho chúng ta nghe câu chuyện thời Hy lạp đô hộ Do Thái. Bấy giờ là khoảng năm 169 trước CN, vua Antiochus Ephiphane chiếm đóng Palestine. Ông bắt người Do Thái tuân giứ những tập tục, cũng như cách sống của người Hy Lạp đi ngược lại với lề luật Môisê. Ông truyền cho dân phải làm những điều cấm kỵ trong luật. Người Do Thái đã chống trả mạnh mẽ đường lối của nhà vua để trung thành với lề luật. Hình ảnh bảy anh em can đảm đón nhận cực hình trước mắt người mẹ không ngừng động viên con cái mình. Và tất cả họ đã chết vì đạo sau khi chịu những tra tấn hành hạ thật dã man, là minh chứng hùng hồn của niềm tin. Sự can đảm của các anh hùng tử đạo được nuôi dưỡng bởi niềm tin vào sự sống lại. Đó chính là niềm hy vọng được khắc ghi và bảo đảm trong lề luật và trong tâm khảm của mọi tín hữu. Sau này nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô đã biến hy vọng này thành hiện thực.
Chúng ta đang sống những ngày cuối cùng của năm phụng vụ, trong tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời. Lời tuyên xưng đức tin của chúng ta về sự sống lại và sống đời đời sẽ còn vang vọng mãi: “Tôi tin kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”. Nhưng thời Đức Giêsu, nhóm Xa-đốc, là một nhóm có ảnh hưởng về mặt tôn giáo, do việc họ phụ trách đền thờ Giêrusalem. Đức tin và đời sống tôn giáo của họ chỉ dựa trên năm cuốn đầu tiên của Kinh Thánh, tức là bộ Ngũ Thư mà ban bố Lề Luật. Họ không tin có sự sống lại, trong khi Đức Giêsu và nhóm Pha-ri-sêu chủ trương là có. Để tìm cách minh chứng quan điểm của mình, họ đặt ra cho Đức Giêsu một câu hỏi lố bịch; “Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?”. Câu hỏi này dựa trên “luật thế huynh”, luật về anh em chồng: nếu một người chết đi mà không có con nối dòng, thì anh em của người ấy phải lấy vợ góa của người này.
Đức Giêsu phủ nhận kiểu giải thích của các kinh sư về sự sống lại. Người nói: ở đời này người ta dựng vợ gả chồng để nối tiếp sự sống của mình cho đến muôn đời qua các thế hệ. Còn những ai “đáng sống lại từ cõi chết”, sẽ giống như các thiên thần và sống mãi mãi. Như vậy sẽ không cần có các liên hệ hôn nhân hoặc có con để nối dõi, không còn lệ thuộc những điều kiện của trần gian. Nhờ được liên kết với Thiên Chúa hằng sống, người ta sẽ được tham dự vào đời sống thần linh. Câu trả lời của Chúa Giêsu trước người Xa-đốc cho thấy cuộc sống đời sau không phải như hiện tại. Có nghĩa là con người đã thực sự được giải thoát khỏi nô lệ cho tội lỗi và sự chết, đồng thời thoát khỏi mọi giới hạn của thế giới này để trở nên bất tử, nên con cái tự do của Thiên Chúa.
Đối diện với cái chết luôn là một nỗi âu lo, ám ảnh và đáng sợ đối với tâm thức con người. Quan niệm về cái chết và sự sống đời sau như thế nào đều ảnh hưởng đến cuộc sống và cách sống tại thế này. Phần đông, trong tâm thức và niềm tin bình dân của con người nói chung và của người Việt nam nói riêng, mô phỏng cuộc sống cõi âm cũng giống như ở dương thế vậy. Những người Xa-đốc khi chất vấn Đức Giêsu đưa ra lập luận về hôn nhân, họ cũng tưởng rằng đời sống mai hậu như cuộc sống hiện tại. Tất cả đều dựa trên kinh nghiệm từ cuộc sống hiện tại để suy đoán cuộc sống mai sau.
Những người Xa-đốc đã chứng kiến các phép lạ Đức Giêsu làm cho con gái ông Da-ia, con trai bà góa thành Ma-im, và cả La-da-rô được hoàn sinh. Thật ra những người này chỉ trở lại cuộc sống bình thường. Sự sống lại mà Đức Giêsu loan báo, khác hẳn. Sống lại là biến đổi sang một đời sống mới. Thân xác không còn lệ thuộc các điều kiện sinh lý tự nhiên.
Một số người ngày nay từ chối tin vào sự sống lại, vì họ không tin có Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu là người đầu tiên trong nhân loại đã từ cõi chết sống lại, thân xác Người biến đổi hoàn toàn. Đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta. Dĩ nhiên, ai cũng được sống lại vào ngày sau hết. Nhưng khi sống lại, số phận chúng ta sẽ ra sao. Sống lại để hưởng vinh quang với Thiên Chúa, hay để chịu ô nhục. Tùy thái độ chọn lựa của chúng ta hôm nay khi còn sống. Nếu không tôn trọng sự sống đời này, chỉ biết hủy diệt nó thì sẽ chẳng bao giờ có sự sống đời sau. Thánh Phaolô khuyên dạy các tín hữu Thessalonica trung thành với giáo huấn đã lãnh nhận, kiên tâm giữ vững niềm tin, luôn cậy dựa vào sự quan phòng che chở của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu Kitô. Trong mầu nhiệm hiệp thông, chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn và xin các linh hồn cầu bầu cùng Chúa cho ta cũng luôn trung thành với giáo huấn của Người.