Giữ đạo ngày hôm nay quá “phẻ”
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM (2010)
Dưới ánh sáng của Lời Chúa, và qua chứng từ cuộc sống thánh thiện của bao vị thánh nhân trong suốt gần 2000 năm lịch sử lử hành của Giáo Hội, chúng ta có thể khẳng quyết rằng: cuộc hành trình nên thánh của mọi người đều phải đi qua con đường “tử đạo”, con đường mà trích sách Khải huyền đã định nghĩa là: “từ đau khổ lớn lao mà đến và đã giặt áo mình trong Máu Con Chiên”; cũng là con đường mà Sách Khôn Ngoan hôm nay nói tới: “Người đã tinh luyện họ như người ta luyện vàng trong lò lửa, và đón nhận họ như của lễ toàn thiêu” (BĐ1); và cũng chính là con đường yêu thương đến độ như thư gởi giáo đoàn Rôma trong Bài đọc 2 hôm nay nhắc đến: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Chúa Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh”.
Và như thế, chúng ta cũng có thể nói được rằng: Tử Đạo chính là thái độ, là hành vi, là cung cách ứng xử của những ai quyết chọn Đức Kitô và bước theo Ngài cách quyết liệt như chính Đức Kitô tuyên bố trong trích đoạn Tin Mừng Luca: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27)
Và điều đó đã được cụ thể hoá nơi chứng từ cuộc sống và cuộc tử đạo của 117 Chứng Nhân anh hùng tử đạo Việt nam mà chúng ta có thể đọc thấy qua một số chứng từ cụ thể:
- Thánh Phêrô Cao đã tâm nguyện: “Xin cho con chịu đau khổ vì danh Đức Ki-tô, được đón nhận ngành lá tử đạo về tới bến thiên đàng”
- Thánh Phêrô Quí với những dòng thơ gởi cho mẹ hiền:
“Dù trăng trói, gông cùm tù rạc
Chén ngục hình xiềng tỏa chi nề
Miễn vui lòng cam chịu một bề
Cho trọn đạo trung thần hiếu tử”
- Thánh Phaolô Tịnh can đảm thưa với quan án: “Thân xác tôi ở trong tay quan, quan muốn làm khổ thế nào tùy ý. Nhưng linh hồn là của Chúa, không có gì khiến tôi hy sinh nó được”
- Thánh Phaolô Khoan đã hát lên lời nguyện hiến tế cuộc đời: “Vinh danh chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa là Chúa Cả trời đất, chúng con xin dâng mạng sống cho Ngài”
- Thánh Anrê Kim Thông: “Thà tôi bị lưu đày và phải chết vì Chúa, chứ tôi không chối đạo”…
Tất cả những lời chứng can đảm và trung thành với tình yêu Chúa Kitô đó không bao giờ là một sự “bột phát hờn căm khi chạm phải bước đường cùng” như tiếng hô của một Nguyễn Văn Trỗi, trước khi bị xử bắn: “đã đảo đế quốc Mỹ...”, hay là tiếng kêu thất vọng oán thán rũa đời, cất lên khi đã đến gần cửa chết như lời chửi đổng mang chất thơ của thi sĩ Cao Bá Quát:
Ba hồi trống giục mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời
Khi tìm về lịch sử của các vị Chứng Nhân Tử Đạo Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng: Họ khác nhau về giới lớp, về thân phận xã hội, về trình độ tri thức, về chức vụ giữa cộng đoàn...nhưng họ đều giống nhau: thuộc trọn về Chúa Kitô và coi cái chết nhẹ như lông hồng, bởi chưng họ đều xác tín về cuộc phục sinh vinh thắng ở bên kia ngưỡng cửa sự chết như chứng từ sau đây:
Thầy Mậu đại diện cho anh em nói với quan: "Thưa quan, chúng tôi mong ước tìm về bên Chúa như nai mong tìm thấy suối vậy". Ông Án Khảm vui vẻ nói với mọi người: "Cha con chúng tôi hôm nay vào nước Thiên Đàng đây". Linh mục Hạnh cũng tươi tĩnh đi chào mọi người: "Anh em ở lại nhé ! Chúng tôi đi về Thiên Đàng đây". Ông Cỏn thấy người anh em sụi sùi nước mắt, ông nói: "Sao anh lại khóc, lẽ ra phải mừng cho tôi chứ ?".
Vâng,Tử đạo là thế đó. Chứng Nhân là thế đó. Tình yêu đến cùng dành cho Đức Kitô là thế đó. Và dĩ nhiên, sự thánh thiện Kitô giáo là thế đó.
Trông người lại nghĩ đến ta. Ngày nay, chuyện “Bách Hại” tàn khốc như một pháp lệnh, một chủ trương công khai của thời Tự Đức Minh Mạng đã qua rồi. Những gông cùm, trăng trói, lửa đốt, voi dày; những tùng xẻo bá đao, treo cổ, đâm chém, lưu đày biệt xứ, phân sáp, giam cầm…cũng không còn thể hiện đường hoàng như án phạt đứng đắn dành cho những ai xưng mình là Kitô hữu, là thuộc trọn về Giáo Hội…Mà đâu đâu, trên đất nước chúng ta cũng thấy đông vui lễ lạc, các nhà thờ luôn chật kín giáo dân trong những ngày Chúa Nhật-lễ trọng. Trong khi đó, hiến pháp của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt nam lại rành rành điều khoản “tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng” của đồng bào…
Và như thế, giữ đạo ngày hôm nay quá “phẻ”.
Vì có ai, có thế lực nào bắt buộc tôi đạp lên Thánh Giá Đức Kitô đâu ?
Vì có chính quyền nào ra sắc lệnh buộc tôi phải bỏ đạo Chúa Kitô đâu ?
Vì có chủ trương nào áp lực tôi khước từ những giá trị của Phúc Âm, những lời dạy của
Kinh Thánh, những tín điều của Giáo Hội đâu ?...
Xin đừng vội chủ quan. Có thể chúng ta đang bị ru ngủ trước cái vẻ hào nhoáng của lễ lạc bên ngoài, của những ngôi nhà thờ to lớn, của những Trung Tâm Mục vụ tiện nghi…mà chúng ta không nhận ra một cuộc “Bách Hại Mới” đầy nguy hiểm và độc địa đang tác động, đang gặm nhắm niềm tin của Dân Chúa Việt Nam hôm nay.
Đó là cuộc bách hại của sự ham mê tiền bạc và sự giàu sang.
Đó là cuộc bách hại của sự kiếm tìm hưởng thụ tiện nghi và sung sướng vật chất.
Đó là cuộc bách hại của sự lười biếng làm việc lành phúc đức và hy sinh hãm mình.
Đó là cuộc bách hại của sự hèn nhát tuyên xưng đức tin và thể hiện vai trò ngôn sứ.
Đó là sự bách hại của nảo trạng chủ nghĩa cá nhân và tự do phóng túng.
Đó là sự bách hại của những thoả hiệp đen tối với các thế lực chính trị và đương quyền để mong sống an nhàn thư thái.
Đó là sự bách hại của chủ trương tương đối hoá các nghiêm lệnh luân lý ngàn đời của Thiên Chúa và Giáo Hội trong các lãnh vưc hôn nhân-gia đình hay công bằng xã hội…
Đứng trước những cuộc “bách hại mới” đó, phải chăng rất nhiều người trong chúng ta đã “chối đạo”, đã “đạp lên thánh giá Chúa Kitô”, đã “vứt bỏ Tin Mừng”…bằng cách:
- khi chúng ta sống ích kỷ nhỏ nhen không bao giờ biết cho đi và phục vụ.
- khi chúng ta tìm kiếm bạc tiền và chức quyền danh vọng bằng mọi thủ đoạn bất lương.
- khi chúng ta yếu nhược trước những bất công và lãnh đạm thờ ơ trước những khổ đau nghèo đói của anh chị em đồng loại.
- khi chúng ta vứt bỏ lời thề ước của hôn nhân để tự do luyến ái ngoại tình.
- khi những người mẹ giết con bằng hành vi phá thai, nạo thai.
- khi những thanh niên nam nữ Công Giáo vứt bỏ các nguyên tắc luân lý của hôn nhân, tính dục, vứt bỏ đức trong sạch, nết na, để yêu cuồng sống vội, đam mê buông thả.
- khi chúng ta coi trọng những cuộc nhậu nhẹt say sưa, những mánh mung lợi nhuận hơn là những cuộc họp mừng Chúa Nhật.
- khi chúng ta chia rẽ, hận thù và phá đỗ mối giây hiệp nhất, hiệp thông trong cộng đoàn.
- Khi chúng ta hèn nhát tìm kiếm sự thoả hiệp và đầu hàng với các thế lực độc tài, đen tối vì không dám đứng lên tranh đấu cho sự thật, tự do, lẽ công bằng và những quyền căn bản của con người…
Trong tinh thần của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam khi “nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học lịch sử…tri ân các bậc tiền nhân, các ân nhân và chứng nhân đã gieo vãi và vun tỷồng hạt giống đức tin trên quê hương đất nước nầy, đồng thời ý thức giá trị cao quý của hồng ân đức tin để sống và làm chứng cho Tin Mừng, tích cực xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô trong môi trường Chúa sai chúng ta đến…”. (Thư HĐGMVN gởi cộng đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh), thì việc mừng kính các Thánh Tử Đạo hôm nay phải là một lời đoan hứa mới, một quyết tâm mới trước Anh Linh Tiên Tổ: quyết tâm thành một Kitô hữu sẵn sàng thuộc về Đức Kitô và Tin Mừng trên mọi nẽo đường cuộc sống; một kitô hữu can đảm thực thi những lời dạy Phúc Âm, những việc đạo đức hằng ngày, những bổn phận trong gia đình, những ứng xử khoan dung, yêu thương và tha thứ, như quyết tâm đơn sơ, chân chất của người nông dân Nam Bộ, thánh Tử đạo Phaolô Hạnh: “Làm Kitô Hữu cho đến chết”. Amen.
.
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM (2010)
Dưới ánh sáng của Lời Chúa, và qua chứng từ cuộc sống thánh thiện của bao vị thánh nhân trong suốt gần 2000 năm lịch sử lử hành của Giáo Hội, chúng ta có thể khẳng quyết rằng: cuộc hành trình nên thánh của mọi người đều phải đi qua con đường “tử đạo”, con đường mà trích sách Khải huyền đã định nghĩa là: “từ đau khổ lớn lao mà đến và đã giặt áo mình trong Máu Con Chiên”; cũng là con đường mà Sách Khôn Ngoan hôm nay nói tới: “Người đã tinh luyện họ như người ta luyện vàng trong lò lửa, và đón nhận họ như của lễ toàn thiêu” (BĐ1); và cũng chính là con đường yêu thương đến độ như thư gởi giáo đoàn Rôma trong Bài đọc 2 hôm nay nhắc đến: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Chúa Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh”.
Và như thế, chúng ta cũng có thể nói được rằng: Tử Đạo chính là thái độ, là hành vi, là cung cách ứng xử của những ai quyết chọn Đức Kitô và bước theo Ngài cách quyết liệt như chính Đức Kitô tuyên bố trong trích đoạn Tin Mừng Luca: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27)
Và điều đó đã được cụ thể hoá nơi chứng từ cuộc sống và cuộc tử đạo của 117 Chứng Nhân anh hùng tử đạo Việt nam mà chúng ta có thể đọc thấy qua một số chứng từ cụ thể:
- Thánh Phêrô Cao đã tâm nguyện: “Xin cho con chịu đau khổ vì danh Đức Ki-tô, được đón nhận ngành lá tử đạo về tới bến thiên đàng”
- Thánh Phêrô Quí với những dòng thơ gởi cho mẹ hiền:
“Dù trăng trói, gông cùm tù rạc
Chén ngục hình xiềng tỏa chi nề
Miễn vui lòng cam chịu một bề
Cho trọn đạo trung thần hiếu tử”
- Thánh Phaolô Tịnh can đảm thưa với quan án: “Thân xác tôi ở trong tay quan, quan muốn làm khổ thế nào tùy ý. Nhưng linh hồn là của Chúa, không có gì khiến tôi hy sinh nó được”
- Thánh Phaolô Khoan đã hát lên lời nguyện hiến tế cuộc đời: “Vinh danh chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa là Chúa Cả trời đất, chúng con xin dâng mạng sống cho Ngài”
- Thánh Anrê Kim Thông: “Thà tôi bị lưu đày và phải chết vì Chúa, chứ tôi không chối đạo”…
Tất cả những lời chứng can đảm và trung thành với tình yêu Chúa Kitô đó không bao giờ là một sự “bột phát hờn căm khi chạm phải bước đường cùng” như tiếng hô của một Nguyễn Văn Trỗi, trước khi bị xử bắn: “đã đảo đế quốc Mỹ...”, hay là tiếng kêu thất vọng oán thán rũa đời, cất lên khi đã đến gần cửa chết như lời chửi đổng mang chất thơ của thi sĩ Cao Bá Quát:
Ba hồi trống giục mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời
Khi tìm về lịch sử của các vị Chứng Nhân Tử Đạo Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng: Họ khác nhau về giới lớp, về thân phận xã hội, về trình độ tri thức, về chức vụ giữa cộng đoàn...nhưng họ đều giống nhau: thuộc trọn về Chúa Kitô và coi cái chết nhẹ như lông hồng, bởi chưng họ đều xác tín về cuộc phục sinh vinh thắng ở bên kia ngưỡng cửa sự chết như chứng từ sau đây:
Thầy Mậu đại diện cho anh em nói với quan: "Thưa quan, chúng tôi mong ước tìm về bên Chúa như nai mong tìm thấy suối vậy". Ông Án Khảm vui vẻ nói với mọi người: "Cha con chúng tôi hôm nay vào nước Thiên Đàng đây". Linh mục Hạnh cũng tươi tĩnh đi chào mọi người: "Anh em ở lại nhé ! Chúng tôi đi về Thiên Đàng đây". Ông Cỏn thấy người anh em sụi sùi nước mắt, ông nói: "Sao anh lại khóc, lẽ ra phải mừng cho tôi chứ ?".
Vâng,Tử đạo là thế đó. Chứng Nhân là thế đó. Tình yêu đến cùng dành cho Đức Kitô là thế đó. Và dĩ nhiên, sự thánh thiện Kitô giáo là thế đó.
Trông người lại nghĩ đến ta. Ngày nay, chuyện “Bách Hại” tàn khốc như một pháp lệnh, một chủ trương công khai của thời Tự Đức Minh Mạng đã qua rồi. Những gông cùm, trăng trói, lửa đốt, voi dày; những tùng xẻo bá đao, treo cổ, đâm chém, lưu đày biệt xứ, phân sáp, giam cầm…cũng không còn thể hiện đường hoàng như án phạt đứng đắn dành cho những ai xưng mình là Kitô hữu, là thuộc trọn về Giáo Hội…Mà đâu đâu, trên đất nước chúng ta cũng thấy đông vui lễ lạc, các nhà thờ luôn chật kín giáo dân trong những ngày Chúa Nhật-lễ trọng. Trong khi đó, hiến pháp của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt nam lại rành rành điều khoản “tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng” của đồng bào…
Và như thế, giữ đạo ngày hôm nay quá “phẻ”.
Vì có ai, có thế lực nào bắt buộc tôi đạp lên Thánh Giá Đức Kitô đâu ?
Vì có chính quyền nào ra sắc lệnh buộc tôi phải bỏ đạo Chúa Kitô đâu ?
Vì có chủ trương nào áp lực tôi khước từ những giá trị của Phúc Âm, những lời dạy của
Kinh Thánh, những tín điều của Giáo Hội đâu ?...
Xin đừng vội chủ quan. Có thể chúng ta đang bị ru ngủ trước cái vẻ hào nhoáng của lễ lạc bên ngoài, của những ngôi nhà thờ to lớn, của những Trung Tâm Mục vụ tiện nghi…mà chúng ta không nhận ra một cuộc “Bách Hại Mới” đầy nguy hiểm và độc địa đang tác động, đang gặm nhắm niềm tin của Dân Chúa Việt Nam hôm nay.
Đó là cuộc bách hại của sự ham mê tiền bạc và sự giàu sang.
Đó là cuộc bách hại của sự kiếm tìm hưởng thụ tiện nghi và sung sướng vật chất.
Đó là cuộc bách hại của sự lười biếng làm việc lành phúc đức và hy sinh hãm mình.
Đó là cuộc bách hại của sự hèn nhát tuyên xưng đức tin và thể hiện vai trò ngôn sứ.
Đó là sự bách hại của nảo trạng chủ nghĩa cá nhân và tự do phóng túng.
Đó là sự bách hại của những thoả hiệp đen tối với các thế lực chính trị và đương quyền để mong sống an nhàn thư thái.
Đó là sự bách hại của chủ trương tương đối hoá các nghiêm lệnh luân lý ngàn đời của Thiên Chúa và Giáo Hội trong các lãnh vưc hôn nhân-gia đình hay công bằng xã hội…
Đứng trước những cuộc “bách hại mới” đó, phải chăng rất nhiều người trong chúng ta đã “chối đạo”, đã “đạp lên thánh giá Chúa Kitô”, đã “vứt bỏ Tin Mừng”…bằng cách:
- khi chúng ta sống ích kỷ nhỏ nhen không bao giờ biết cho đi và phục vụ.
- khi chúng ta tìm kiếm bạc tiền và chức quyền danh vọng bằng mọi thủ đoạn bất lương.
- khi chúng ta yếu nhược trước những bất công và lãnh đạm thờ ơ trước những khổ đau nghèo đói của anh chị em đồng loại.
- khi chúng ta vứt bỏ lời thề ước của hôn nhân để tự do luyến ái ngoại tình.
- khi những người mẹ giết con bằng hành vi phá thai, nạo thai.
- khi những thanh niên nam nữ Công Giáo vứt bỏ các nguyên tắc luân lý của hôn nhân, tính dục, vứt bỏ đức trong sạch, nết na, để yêu cuồng sống vội, đam mê buông thả.
- khi chúng ta coi trọng những cuộc nhậu nhẹt say sưa, những mánh mung lợi nhuận hơn là những cuộc họp mừng Chúa Nhật.
- khi chúng ta chia rẽ, hận thù và phá đỗ mối giây hiệp nhất, hiệp thông trong cộng đoàn.
- Khi chúng ta hèn nhát tìm kiếm sự thoả hiệp và đầu hàng với các thế lực độc tài, đen tối vì không dám đứng lên tranh đấu cho sự thật, tự do, lẽ công bằng và những quyền căn bản của con người…
Trong tinh thần của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam khi “nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học lịch sử…tri ân các bậc tiền nhân, các ân nhân và chứng nhân đã gieo vãi và vun tỷồng hạt giống đức tin trên quê hương đất nước nầy, đồng thời ý thức giá trị cao quý của hồng ân đức tin để sống và làm chứng cho Tin Mừng, tích cực xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô trong môi trường Chúa sai chúng ta đến…”. (Thư HĐGMVN gởi cộng đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh), thì việc mừng kính các Thánh Tử Đạo hôm nay phải là một lời đoan hứa mới, một quyết tâm mới trước Anh Linh Tiên Tổ: quyết tâm thành một Kitô hữu sẵn sàng thuộc về Đức Kitô và Tin Mừng trên mọi nẽo đường cuộc sống; một kitô hữu can đảm thực thi những lời dạy Phúc Âm, những việc đạo đức hằng ngày, những bổn phận trong gia đình, những ứng xử khoan dung, yêu thương và tha thứ, như quyết tâm đơn sơ, chân chất của người nông dân Nam Bộ, thánh Tử đạo Phaolô Hạnh: “Làm Kitô Hữu cho đến chết”. Amen.
.