HUẾ, Việt Nam – Một nam tu viện không chỉ mở cửa đón hàng trăm thí sinh từ khắp nơi về dự thi tuyển sinh vào các trường đại học đóng tại thành phố cố đô Huế, mà còn cám ơn các thí sinh đã đến lưu trú trong tu viện và coi công việc hàng năm này như là chương trình mục vụ của nhà dòng.
Linh mục Antôn Huỳnh Đầy, Tổng phụ trách Dòng Thánh Tâm Thánh, đã chủ tế Thánh lễ đặc biệt trước đợt thi thứ hai diễn ra vào tối mồng 8/7. Cha Đầy nói với khoảng 600 thí sinh: “Cám ơn các bạn đã đến lưu trú trong tu viện chúng tôi, nhờ vậy mà các tu sĩ Dòng Thánh Tâm có cơ hội thực hiện sứ vụ giáo dục trong hoàn cảnh ngày nay”.
Vị Bề Trên 57 tuổi, giải thích rằng, từ năm 1975 nhà nước đã quản lý tất cả các trường sở của dòng, kể cả tu viện nhà mẹ ở Phường Đúc, nơi đặt viên đá đầu tiên trong ngày thành lập Dòng năm 1925. “Mục vụ mùa thi cho các thí sinh đại học cũng nằm trong sứ vụ giáo dục giới trẻ và truyền giáo theo ý Đấng Sáng Lập của chúng tôi. Việc làm của chúng tôi không chỉ chung tay vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ mà còn là việc làm sáng danh Chúa nữa. Chúng tôi hy vọng năm tới sẽ phục vụ các bạn tốt hơn năm nay”, cha Đầy nói.
Cha Đầy cho biết nếu không vì lý do bận công tác mục vụ quan trọng của Giáo phận thì Đức Tổng giám mục Têphanô hoặc Đức cha Phụ tá Phanxicô Xaviê sẽ chủ sự Thánh lễ này. Tuy vậy, hai Đức Cha hứa sẽ hiệp thông cầu nguyện và gửi lời chúc phúc tốt lành và sự thành công cho các thí sinh.
Cùng đồng tế với Cha Huỳnh Đầy tại nguyện đường của nhà Dòng, còn có Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, đặc trách sinh viên Công Giáo của Tổng giáo phận Huế; Cha Đaminh Phạm Văn Dũng, giám đốc Học viện Dòng Thánh Tâm, trưởng ban tổ chức chương trình mục vụ mùa thi 2011; Cha Gioan Hoan Nguyễn Hữu Vịnh và Quý Cha Khách.
Cha đặc trách sinh viên đã giảng trong Thánh lễ, dựa theo Tin Mừng Mt 10, 16-2, ngài đã chỉ ra những vấn nạn từ thực tế trong xã hội ngày nay đến thái độ tin tưởng và tri ân vào Chúa cũng như Giáo Hội. Qua bài giảng, ngài cũng cho thấy những nỗ lực về phía Giáo Hội là phục vụ con người, cụ thể qua công tác mục vụ sinh viên Công Giáo tại Huế.
Tuy nhiên, cha Tuyến cũng mời gọi chính các bạn trẻ cũng phải nỗ lực cộng tác với Giáo Hội để chính bản thân mình được thăng tiến hơn. Ngài nói: “việc làm của chúng tôi cũng chỉ là góp một phần nhỏ vào với công cuộc đào tạo con người mà vai trò chính yếu và nặng nề nhất vẫn là của chính phụ huynh trong mỗi gia đình và của quý cha quản xứ”.
Vị linh mục chánh xứ Phú Hậu lưu ý các thí sinh thể hiện tinh thần kitô giáo trong thi cử và trong học tập, đó là sự trung thực, tự tin và thể hiện bằng chính năng lực thật của mình, giả như có thất bại thì cái thất bại của lần này sẽ là mẹ của thành công của lần sau. Cha nói thêm rằng: “chúng ta hãy biết chuẩn bị tương lai với tư cách một người có Đức Tin và tránh tinh thần duy thế gian”.
Thầy Giuse Tống Văn Ổn, người điều hành mục vụ mùa thi 2011, cho biết kể từ năm 2005, mỗi năm có từ 600-800 thí sinh đăng ký và đến gõ cổng tu viện, các tu sĩ cung cấp miễn phí chỗ nghỉ, nước uống tinh khiết, điện và nước sinh hoạt, chiếu, gối, mùng mền, bột giặt, giấy vệ sinh, mắc treo quần áo và các đồ dùng khác cho những người trú ngụ trong thời gian từ 4 đến 17 ngày.
Các tu sĩ thường trực cả ngày và đêm để tiếp đón thí sinh tại cổng tu viện và cấp cho mỗi người một thẻ ghi số, tên và ảnh nhận diện từng thí sinh. Các thầy tư vấn cho thí sinh biết các địa điểm thi, những nơi ăn uống ngoài tu viện, các quy định trong thời gian trú ngụ, rồi dẫn đưa các em đến khu vực riêng biệt cho nữ hoặc nam. “Chúng tôi không thể phục vụ bữa ăn miễn phi cho các thí sinh vì nhà dòng không có kinh phí, tuy nhiên các em sẽ được chúng tôi giới thiệu đến các quán cơm giá rẻ ở gần tu viện”, thầy Ổn nói.
Mỗi khi các thí sinh đi bộ ra-vào tu viện, các tu sĩ kiểm soát chặt chẽ và luôn nhắc các em cảnh giác vì có kẻ xấu lợi dụng trộm tiền và giật điện thoại di động ở bên ngoài tu viện. Đã xảy ra việc mất cắp nên hầu hết các thí sinh ký gửi tiền, điện thoại đi động và đồ nữ trang bằng vàng nơi các tu sĩ. Trước khi ra về họ sẽ nhận lại tài sản của mình.
Thầy Ổn 32 tuổi, cho biết hầu hết các thí sinh đến từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum. Có nhiều thí sinh không Công Giáo được bạn bè người Công Giáo hoặc các tu sĩ hay linh mục ở địa phương giới thiệu đến trú ngụ. Số lượng thí sinh nữ nhiều gấp đôi thí sinh nam, và có một số phụ huynh đi cùng với con em của họ.
Tu sĩ Giuse Nguyễn Văn Khánh, thành viên ban điều hành, cho biết có trên 30 tu sĩ và đệ tử của dòng tham gia phục vụ mùa thi năm nay. “Chúng tôi nhận thấy nhu cầu tiếp sức mùa thi là cần thiết, do lượng người đổ về thành phố quá tải trong những ngày hè nóng bức. Chúng tôi cũng muốn tiết kiệm chi phí cho những người lao động nghèo đưa con đi thi”.
Thầy Khánh cho biết tổng chi phí mà nhà dòng lo phục vụ mùa thi năm nay hết khoảng 50 triệu đồng. “Nhiều thí sinh khi đi ra ngoài đã bị kẻ xấu móc túi lấy hết tiền rồi về kêu khóc với chúng tôi. Chúng tôi đã kín đáo hỗ trợ tiền ăn hàng ngày cho đến hết ngày thi và cấp cho các em đó số tiền mua vé xe về quê. Chúng tôi phối hợp với các nhân viên an ninh địa phương và các chuyên viên y tế. Họ sẵn sàng cộng tác với chúng tôi khi chúng tôi cần trợ giúp”, thầy Khánh nói.
Thầy Khánh cho biết thêm rằng, nhà dòng thuê 3 xe ôtô để đưa đón các em đi thi, đảm bảo giờ giấc, an toàn và tiết kiệm cho các em. “Chúng tôi hỗ trợ hoặc miễn phí cho các thí sinh vì các em đều có hoàn cảnh khó khăn”. Mỗi thí sinh đóng góp 30.000 đồng tiền xe đi lại trong cả đợt thi, trong khi đó nếu thuê xe máy chở thuê thì mỗi thí sinh phải tốn gấp 3 đến 4 lần số tiền đóng góp.
Nói chuyện với một số thí sinh và phụ huynh của các em, được biết mối ưu tư lo lắng nhiều nhất của họ là vấn đề an toàn và sức khỏe trong những ngày xa nhà để đi thi.
Ông Gioan Nguyễn Văn Tiến, đang dò hỏi đường đi đến một nhà thờ Công Giáo để tham dự thánh lễ, ông đã gặp một giáo dân và được người này giới thiệu đưa con đến lưu trú tại dòng Thánh Tâm. “Tôi đưa con trai cả của mình đi thi đại học tại Huế nhưng không quen biết ai ở thành phố xa lạ này. Tôi đi tìm Chúa và Chúa đã dẫn đưa bố con tôi đến một nơi vô cùng toại nguyện”.
Đến từ giáo xứ Ái Nghĩa tỉnh Quảng Nam, ông Tiến 45 kể rằng: Trước khi tìm đến dòng Thánh Tâm, tôi ở trọ tại một nhà dân gần ga tầu, mỗi ngày tôi phải trả cho chủ nhà 60.000 đồng. Từ khi chuyển đến trú ngụ trong tu viện, bố con tôi không chỉ được phục vụ miễn phí mà còn được tham dự thánh lễ hàng ngày.
Cảm phục trước công việc của các tu sĩ, ông Tiến đã sáng tác một bài thơ để cám ơn và ca ngợi công việc mà nhà dòng đang làm. Ông nói thêm rằng: “Sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo và tận tụy của các tu sĩ sẽ lôi cuốn con trai tôi và nhiều người trẻ khác có ước muốn dâng đời mình cho Thiên Chúa để phục vụ mọi người”.
Thí sinh Cêcilia Nguyễn Thị Liu, đến từ giáo xứ Cự Lại của Huế, thi vào trường Đại Học Nông Lâm, cho biết bố mẹ làm nghề đánh cá thuê ở biển, chỉ đủ thu nhập cho 5 người con ăn học hết phổ thông. “Em may mắn hơn các anh chị vì được bố mẹ cho đi thi tuyển sinh vào đại học”, Lưu nói bố mẹ cho 300 ngàn và cha sở cho 200 ngàn để đi thi, “nhờ ở trong dòng Thánh Tâm mà em chỉ tốn tiền ăn thôi”.
Thí sinh Maria Nguyễn Thị Lê, đến từ tỉnh Nghệ An, thi vào ngành dược của đại học Y khoa, mong muốn đi tu để cấp phát thuốc cho người nghèo. Lê nói các nữ tu đã giới thiệu cho Lê biết và đến trú ngụ trong dòng Thánh Tâm, “em ấn tượng và kính phục tinh thần phục vụ vô vị lợi của các cha và các thầy trong dòng”.
Thí sinh Anna Lê Thị Mận, đến từ tỉnh Hà Tĩnh, cho biết em mồ côi cha từ năm lớp 8, mẹ làm nghề nông nghiệp và buôn gạo để lấy tiền nuôi Mận và 3 anh chị em của Mận ăn học. “Trước khi đi thi, mẹ em bán đi 1 tạ đậu phụng được 2.500.000 đồng, rồi cho em 1.500.000 đồng để đi thi”.
Một thí sinh nam cho biết em thi tại địa điểm không có tuyến xe ôtô đi qua, “thay vì phải thuê xe ôm hết 120.000 đồng thì một thầy đã đưa đón em miễn phí bằng xe máy của thấy ấy, và có nhiều thầy khác cũng làm như vậy”.
Theo truyền thông trong nước, năm nay cả nước có gần 2 triệu hồ sơ của thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng. Có 3 đợt thi, đợt một diễn ra từ ngày 4-5/7, đợt hai từ ngày 9-10/7 và đợt thứ ba dành cho thí sinh thi vào các trường cao đẳng sẽ diễn ra từ ngày 15-16/7. Trước mỗi đợt thi đều có Thánh lễ đặc biệt tại Dòng Thánh Tâm để cầu nguyện cho các thí sinh.
Sau 2 đợt thi đại học, nhà dòng tiếp tục tạo điều kiện cho các thí sinh lưu trú miễn phí để thi đợt thứ ba. Tuy nhiên, số lượng đợt thi cuối cùng này ít hơn nhiều so với hai đợt trước. Tưởng cũng nên nói thêm, Dòng Thánh Tâm đang hoàn thành một toà nhà lưu trú cho các nam học sinh sinh viên có nhu cầu ở nội trú toàn phần để học tại thành phố Huế, bắt đầu nhận vào lưu trú từ năm học 2011-2012.
Năm 2011, Huế có 1.623 phòng thi tại 80 địa điểm thi, địa điểm xa nhất cách trung tâm thành phố 6 kilômét, và có 58.924 hồ sơ của thí sinh trong cả nước đăng ký dự thi vào 7 trường đại học. Ngoài ra, Huế cũng là điểm đến của nhiều thí sinh ngoại tỉnh thi tuyển sinh vào Trung học Phổ thông Quốc Học và nhiều trường Cao đẳng đóng tại thành phố du lịch, cổ kính và đầy mộng mơ.
Vị Bề Trên 57 tuổi, giải thích rằng, từ năm 1975 nhà nước đã quản lý tất cả các trường sở của dòng, kể cả tu viện nhà mẹ ở Phường Đúc, nơi đặt viên đá đầu tiên trong ngày thành lập Dòng năm 1925. “Mục vụ mùa thi cho các thí sinh đại học cũng nằm trong sứ vụ giáo dục giới trẻ và truyền giáo theo ý Đấng Sáng Lập của chúng tôi. Việc làm của chúng tôi không chỉ chung tay vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ mà còn là việc làm sáng danh Chúa nữa. Chúng tôi hy vọng năm tới sẽ phục vụ các bạn tốt hơn năm nay”, cha Đầy nói.
Cha Đầy cho biết nếu không vì lý do bận công tác mục vụ quan trọng của Giáo phận thì Đức Tổng giám mục Têphanô hoặc Đức cha Phụ tá Phanxicô Xaviê sẽ chủ sự Thánh lễ này. Tuy vậy, hai Đức Cha hứa sẽ hiệp thông cầu nguyện và gửi lời chúc phúc tốt lành và sự thành công cho các thí sinh.
Cùng đồng tế với Cha Huỳnh Đầy tại nguyện đường của nhà Dòng, còn có Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, đặc trách sinh viên Công Giáo của Tổng giáo phận Huế; Cha Đaminh Phạm Văn Dũng, giám đốc Học viện Dòng Thánh Tâm, trưởng ban tổ chức chương trình mục vụ mùa thi 2011; Cha Gioan Hoan Nguyễn Hữu Vịnh và Quý Cha Khách.
Cha đặc trách sinh viên đã giảng trong Thánh lễ, dựa theo Tin Mừng Mt 10, 16-2, ngài đã chỉ ra những vấn nạn từ thực tế trong xã hội ngày nay đến thái độ tin tưởng và tri ân vào Chúa cũng như Giáo Hội. Qua bài giảng, ngài cũng cho thấy những nỗ lực về phía Giáo Hội là phục vụ con người, cụ thể qua công tác mục vụ sinh viên Công Giáo tại Huế.
Tuy nhiên, cha Tuyến cũng mời gọi chính các bạn trẻ cũng phải nỗ lực cộng tác với Giáo Hội để chính bản thân mình được thăng tiến hơn. Ngài nói: “việc làm của chúng tôi cũng chỉ là góp một phần nhỏ vào với công cuộc đào tạo con người mà vai trò chính yếu và nặng nề nhất vẫn là của chính phụ huynh trong mỗi gia đình và của quý cha quản xứ”.
Vị linh mục chánh xứ Phú Hậu lưu ý các thí sinh thể hiện tinh thần kitô giáo trong thi cử và trong học tập, đó là sự trung thực, tự tin và thể hiện bằng chính năng lực thật của mình, giả như có thất bại thì cái thất bại của lần này sẽ là mẹ của thành công của lần sau. Cha nói thêm rằng: “chúng ta hãy biết chuẩn bị tương lai với tư cách một người có Đức Tin và tránh tinh thần duy thế gian”.
Thầy Giuse Tống Văn Ổn, người điều hành mục vụ mùa thi 2011, cho biết kể từ năm 2005, mỗi năm có từ 600-800 thí sinh đăng ký và đến gõ cổng tu viện, các tu sĩ cung cấp miễn phí chỗ nghỉ, nước uống tinh khiết, điện và nước sinh hoạt, chiếu, gối, mùng mền, bột giặt, giấy vệ sinh, mắc treo quần áo và các đồ dùng khác cho những người trú ngụ trong thời gian từ 4 đến 17 ngày.
Các tu sĩ thường trực cả ngày và đêm để tiếp đón thí sinh tại cổng tu viện và cấp cho mỗi người một thẻ ghi số, tên và ảnh nhận diện từng thí sinh. Các thầy tư vấn cho thí sinh biết các địa điểm thi, những nơi ăn uống ngoài tu viện, các quy định trong thời gian trú ngụ, rồi dẫn đưa các em đến khu vực riêng biệt cho nữ hoặc nam. “Chúng tôi không thể phục vụ bữa ăn miễn phi cho các thí sinh vì nhà dòng không có kinh phí, tuy nhiên các em sẽ được chúng tôi giới thiệu đến các quán cơm giá rẻ ở gần tu viện”, thầy Ổn nói.
Mỗi khi các thí sinh đi bộ ra-vào tu viện, các tu sĩ kiểm soát chặt chẽ và luôn nhắc các em cảnh giác vì có kẻ xấu lợi dụng trộm tiền và giật điện thoại di động ở bên ngoài tu viện. Đã xảy ra việc mất cắp nên hầu hết các thí sinh ký gửi tiền, điện thoại đi động và đồ nữ trang bằng vàng nơi các tu sĩ. Trước khi ra về họ sẽ nhận lại tài sản của mình.
Thầy Ổn 32 tuổi, cho biết hầu hết các thí sinh đến từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum. Có nhiều thí sinh không Công Giáo được bạn bè người Công Giáo hoặc các tu sĩ hay linh mục ở địa phương giới thiệu đến trú ngụ. Số lượng thí sinh nữ nhiều gấp đôi thí sinh nam, và có một số phụ huynh đi cùng với con em của họ.
Tu sĩ Giuse Nguyễn Văn Khánh, thành viên ban điều hành, cho biết có trên 30 tu sĩ và đệ tử của dòng tham gia phục vụ mùa thi năm nay. “Chúng tôi nhận thấy nhu cầu tiếp sức mùa thi là cần thiết, do lượng người đổ về thành phố quá tải trong những ngày hè nóng bức. Chúng tôi cũng muốn tiết kiệm chi phí cho những người lao động nghèo đưa con đi thi”.
Thầy Khánh cho biết tổng chi phí mà nhà dòng lo phục vụ mùa thi năm nay hết khoảng 50 triệu đồng. “Nhiều thí sinh khi đi ra ngoài đã bị kẻ xấu móc túi lấy hết tiền rồi về kêu khóc với chúng tôi. Chúng tôi đã kín đáo hỗ trợ tiền ăn hàng ngày cho đến hết ngày thi và cấp cho các em đó số tiền mua vé xe về quê. Chúng tôi phối hợp với các nhân viên an ninh địa phương và các chuyên viên y tế. Họ sẵn sàng cộng tác với chúng tôi khi chúng tôi cần trợ giúp”, thầy Khánh nói.
Thầy Khánh cho biết thêm rằng, nhà dòng thuê 3 xe ôtô để đưa đón các em đi thi, đảm bảo giờ giấc, an toàn và tiết kiệm cho các em. “Chúng tôi hỗ trợ hoặc miễn phí cho các thí sinh vì các em đều có hoàn cảnh khó khăn”. Mỗi thí sinh đóng góp 30.000 đồng tiền xe đi lại trong cả đợt thi, trong khi đó nếu thuê xe máy chở thuê thì mỗi thí sinh phải tốn gấp 3 đến 4 lần số tiền đóng góp.
Nói chuyện với một số thí sinh và phụ huynh của các em, được biết mối ưu tư lo lắng nhiều nhất của họ là vấn đề an toàn và sức khỏe trong những ngày xa nhà để đi thi.
Ông Gioan Nguyễn Văn Tiến, đang dò hỏi đường đi đến một nhà thờ Công Giáo để tham dự thánh lễ, ông đã gặp một giáo dân và được người này giới thiệu đưa con đến lưu trú tại dòng Thánh Tâm. “Tôi đưa con trai cả của mình đi thi đại học tại Huế nhưng không quen biết ai ở thành phố xa lạ này. Tôi đi tìm Chúa và Chúa đã dẫn đưa bố con tôi đến một nơi vô cùng toại nguyện”.
Đến từ giáo xứ Ái Nghĩa tỉnh Quảng Nam, ông Tiến 45 kể rằng: Trước khi tìm đến dòng Thánh Tâm, tôi ở trọ tại một nhà dân gần ga tầu, mỗi ngày tôi phải trả cho chủ nhà 60.000 đồng. Từ khi chuyển đến trú ngụ trong tu viện, bố con tôi không chỉ được phục vụ miễn phí mà còn được tham dự thánh lễ hàng ngày.
Cảm phục trước công việc của các tu sĩ, ông Tiến đã sáng tác một bài thơ để cám ơn và ca ngợi công việc mà nhà dòng đang làm. Ông nói thêm rằng: “Sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo và tận tụy của các tu sĩ sẽ lôi cuốn con trai tôi và nhiều người trẻ khác có ước muốn dâng đời mình cho Thiên Chúa để phục vụ mọi người”.
Thí sinh Cêcilia Nguyễn Thị Liu, đến từ giáo xứ Cự Lại của Huế, thi vào trường Đại Học Nông Lâm, cho biết bố mẹ làm nghề đánh cá thuê ở biển, chỉ đủ thu nhập cho 5 người con ăn học hết phổ thông. “Em may mắn hơn các anh chị vì được bố mẹ cho đi thi tuyển sinh vào đại học”, Lưu nói bố mẹ cho 300 ngàn và cha sở cho 200 ngàn để đi thi, “nhờ ở trong dòng Thánh Tâm mà em chỉ tốn tiền ăn thôi”.
Thí sinh Maria Nguyễn Thị Lê, đến từ tỉnh Nghệ An, thi vào ngành dược của đại học Y khoa, mong muốn đi tu để cấp phát thuốc cho người nghèo. Lê nói các nữ tu đã giới thiệu cho Lê biết và đến trú ngụ trong dòng Thánh Tâm, “em ấn tượng và kính phục tinh thần phục vụ vô vị lợi của các cha và các thầy trong dòng”.
Thí sinh Anna Lê Thị Mận, đến từ tỉnh Hà Tĩnh, cho biết em mồ côi cha từ năm lớp 8, mẹ làm nghề nông nghiệp và buôn gạo để lấy tiền nuôi Mận và 3 anh chị em của Mận ăn học. “Trước khi đi thi, mẹ em bán đi 1 tạ đậu phụng được 2.500.000 đồng, rồi cho em 1.500.000 đồng để đi thi”.
Một thí sinh nam cho biết em thi tại địa điểm không có tuyến xe ôtô đi qua, “thay vì phải thuê xe ôm hết 120.000 đồng thì một thầy đã đưa đón em miễn phí bằng xe máy của thấy ấy, và có nhiều thầy khác cũng làm như vậy”.
Theo truyền thông trong nước, năm nay cả nước có gần 2 triệu hồ sơ của thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng. Có 3 đợt thi, đợt một diễn ra từ ngày 4-5/7, đợt hai từ ngày 9-10/7 và đợt thứ ba dành cho thí sinh thi vào các trường cao đẳng sẽ diễn ra từ ngày 15-16/7. Trước mỗi đợt thi đều có Thánh lễ đặc biệt tại Dòng Thánh Tâm để cầu nguyện cho các thí sinh.
Sau 2 đợt thi đại học, nhà dòng tiếp tục tạo điều kiện cho các thí sinh lưu trú miễn phí để thi đợt thứ ba. Tuy nhiên, số lượng đợt thi cuối cùng này ít hơn nhiều so với hai đợt trước. Tưởng cũng nên nói thêm, Dòng Thánh Tâm đang hoàn thành một toà nhà lưu trú cho các nam học sinh sinh viên có nhu cầu ở nội trú toàn phần để học tại thành phố Huế, bắt đầu nhận vào lưu trú từ năm học 2011-2012.
Năm 2011, Huế có 1.623 phòng thi tại 80 địa điểm thi, địa điểm xa nhất cách trung tâm thành phố 6 kilômét, và có 58.924 hồ sơ của thí sinh trong cả nước đăng ký dự thi vào 7 trường đại học. Ngoài ra, Huế cũng là điểm đến của nhiều thí sinh ngoại tỉnh thi tuyển sinh vào Trung học Phổ thông Quốc Học và nhiều trường Cao đẳng đóng tại thành phố du lịch, cổ kính và đầy mộng mơ.