SỐNG & XÂY DỰNG TÌNH BÁC ÁI HUYNH ĐỆ KITÔ GIÁO TRONG CỘNG ĐOÀN GIÁO HỘI CƠ BẢN

I. MỤC ĐÍCH

1. Giúp các học viên hiểu rõ một trong các mục đích chính của Cộng đoàn Giáo hội cơ bản là tạo điều kiện cho các thành viên sống và xây dựng tình bác ái huynh đệ Kitô giáo một cách có hiệu quả. Nói cách khác là giúp các thành viên của cộng đoàn biết cách yêu thương và giúp đỡ nhau một cách chân tình và thiết thực, để nâng đỡ nhau trong hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.

2. Giúp các thành viên các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản biết cách vun trồng và phát triển tình bác ái huynh đệ Kitô giáo với những người sống trong cùng một khu xóm, một điạ bàn dân cư.

II. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ

Ai trong chúng ta cũng đều biết bác ái yêu thương là điều cốt yếu của Kitô giáo. Nhưng trong thực tế, yêu người không phải là chuyện dễ dàng, ngay cả đối với những người thân cận của chúng ta. Người thân cận của chúng ta là những người sống gần bên chúng ta như vợ chồng, con cái và hàng xóm láng giềng. Thế nhưng xã hội càng tiến bộ thì con người lại càng có xu hướng sống khép kín, ích kỷ, không quan tâm tới người chung quanh. Để các bạn thấy được cái khó khăn của việc thực thi bác ái chỉ cần các bạn thành thật trả lời hai câu hỏi sau đây:

1. Bạn hãy kể những người hàng xóm láng giềng mà bạn biết rõ về họ và gia đình họ với đầy đủ các dữ kiện như tên, tuổi, con cái, nghề nghiệp, khó khăn, nguyện vọng…. của họ. Bạn có thấy là mình biết quá ít về những người sống chung quanh bạn không? Tại sao vậy?

2. Bạn hãy ghi trên giấy tên những người mà bạn sẵn sàng hy sinh thời gian, công sức, tiền bạc và thậm chí cả mạng sống của bạn vì họ và cho họ. Danh sách ấy của bạn có được mấy người? Nhờ cách làm này bạn “ngộ” ra được điều gì về cách sống bác ái yêu thương của bạn?

III. TÌM HIỂU

1. Những đặc điểm chính của Cộng đoàn Giáo hội cơ bản.

Cộng đòan Giáo hội cơ bản có 4 đặc điểm chính, là:

1.-Những người láng giềng gặp mặt đều đặn tại nhà họ.

Các Cộng đòan Giáo hội cơ bản được lập nên từ những người sống trong cùng một khu xóm với nhau và hầu như cùng chia sẻ chung những hoàn cảnh. Họ thường xuyên tổ chức những buổi gặp mặt ở tại nhà họ. Họ thể hiện chân tính Kitô hữu qua đời sống hằng ngày ngay tại nơi họ đang sống.

2.-Họ chia sẻ Lời Chúa.

Nền tảng căn bản của sự liên đới nơi họ là Lời Chúa. Họ thường xuyên suy niệm và chia sẻ Lời Chúa.

3.-Họ phục vụ người khác và giải quyết những vấn đề cấp bách nơi môi trường sống của họ.

Họ sống cụ thể Lời Chúa mà họ đã suy niệm và chia sẻ. Họ không bằng lòng với việc chỉ có chia sẻ đức tin nhưng họ còn thể hiện bằng hành động hay bằng phục vụ.

4.-Họ nối kết với giáo xứ/ Giáo hội phổ quát.

Một Cộng đoàn Giáo hội cơ bản nối kết với những Cộng đoàn Giáo hội cơ bản khác và với Giáo hội phổ quát. Họ cùng nhau qui tụ cử hành Thánh Thể. Họ tiếp tục củng cố và làm phong phú cho nhau bằng những cuộc viếng thăm giữa các cộng đoàn. Họ gặp nhau để được huấn luyện, cấp nhật hóa và đào tạ tại giáo xứ (1).

2. Bác ái, yêu thương là giới răn riêng của Chúa Giêsu Kitô, là dấu chứng của các môn đệ Người và cao trọng hơn tất cả.

* “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau” (2).

* “Trong các ân huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất. Nhưng đây tôi xin chỉ cho anh em con đường trổi vượt hơn cả.

Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.

Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vanh, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được. Ơn nói tiên tri ư? Cũng chỉ nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng? Có ngày sẽ hết. Ơn hiểu biết ư? Rồi cũng chẳng còn. Vì chưng sự hiểu biết thì có ngần, ơn nói tiên tri cũng có hạn. Khi cái hoàn hảo tới, thí cái có ngần có hạn sẽ biến đi. Cũng như khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con; nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con. Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi. Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến”
(3).

3. Làm thế nào để sống và xây dựng tình bác ái huynh đệ Kitô giáo giữa những người hàng xóm láng giềng?

Có nhiều cách giúp chúng ta sống và xây dựng tình bác ái huynh đệ Kitô giáo giữa những người láng giềng. Có một số cách mà chúng ta gọi là các phương thế tự nhiên hay nhân bản. Cũng có một số cách mà chúng ta gọi là các phương thế siêu nhiên. Sau đây là những phương cách cốt yếu nhất:

3.1 Những phương thế tự nhiên hay nhân bản.

3.1.1 Biết sống trung thực với mọi người:

Điều kiện cũng là phương thế đầu tiên để sống bác ái huynh đệ với mọi người là chúng ta phải biết sống trung thực. Trong Cộng đoàn Giáo hội cơ bản, vì là một cộng đoàn của những người hàng xóm láng giềng với nhau, nên qui tụ đủ mọi hạng người: giầu/nghèo, trí thức/bình dân v.v… Sự khác nhau giầu nghèo hay về trình độ văn hóa và địa vị xã hội là điều chấp nhận được trong một cộng đoàn như thế. Nhưng có một điều không thể chấp nhận được là sự không trung thực, gian xảo, lừa lọc, thiếu thành thật của một thành viên trong cộng đoàn.

Sống trung thực với anh chị em trong cộng đoàn không có nghĩa là chúng ta phải nói hết mọi sự thật ra với người khác, nhưng có nghĩa là những điều chúng ta nói ra đều là thật, chứ không phải là giả.

3.1.2 Biết sống cởi mở với anh chị em trong cộng đoàn:

Trong bất cứ cộng đồng hay xã hội nào thì việc mỗi người mỗi khác là sự kiện tự nhiên và bình thường. Muốn sống hài hòa với mọi người, điều kiện đầu tiên cần có là biết sống cởi mở với mọi người. Người sống cởi mở thì dễ được người khác chấp nhận và thông cảm hơn. Người sống cởi mở cũng dễ đón nhận những cái hay, cái đẹp của người xung quanh làm giầu cho cuộc sống riêng của người ấy. Trái lại người sống “đóng kín” thì khó hài hòa vào cộng đồng, khó đưộc người khác hiểu thông cảm và đón nhận.

3.1.3 Biết trân trọng những khác biệt của người khác:

Cha ông chúng ta thường nói: “cha sinh con, trời sinh tính” và “bá nhân bá tánh” để nói rằng trong cộng đồng thì trăm người trăm tính, trăm người trăm ý, không ai giống ai. Nên muốn sống bình an và hài hòa với mọi người thì phải biết trân trọng những khác biệt của người khác. Nhiều người có khuynh hướng muốn người khác giống như Đối thoại là trao đổi, là thảo luận, là bàn bạc với nhau. Đối thoại tạo sự hiểu biết, thông cảm và kính trọng lẫn nhau trong cộng đoàn. Đối thoại là điều kiện quan trọng thứ ba cần cho đời sống cộng đoàn và cũng là một thể mình: điều đó thật viển vông và không thể được. Biết tôn trọng sự khác biệt của người khác cũng là biểu hiện một con người trưởng thành về mặt nhân bản. Và đó là điều kiện thứ hai.

3.1.4 Biết đối thoại và phục thiện:

hiện sự trưởng thành nhân bản của con người. Muốn đối thoại thì phải biết nói và biết nghe, nhất là phải biết nghe. Đối thoại còn đòi hỏi phải biết phục thiện là một điều kiện khác nữa trong đời sống cộng đồng xã hội.

3.2 Những phương thế siêu nhiên.

Ngoài các phương thế tự nhiên nêu trên, thành viên các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản còn có những phương thế siêu nhiên giúp họ sống và xây dựng được tình huynh đệ bác ái Kitô giáo với mọi người trong cùng cộng đoàn.

3.2.1 Biến mình thành người thân cận của những người xung quanh:

Đó chính là bài học của dụ ngôn người Samari tốt lành (4). Thay vì chúng ta đặt câu hỏi như người thông luật: “Ai là người thân cận của tôi?” thì chúng ta phải đặt ngược câu hỏi theo gợi ý tuyệt với của chính Đức Giêsu khi người kể dụ ngôn trên: “Tôi là người thân cận của ai?” hay: “Tôi có là người quan tâm, gần gũi, thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ đối với bà con lối xóm của tôi không?”

3.2.2 Thể hiện tình thân cận bằng những việc làm cụ thể và thiết thực:

Để trở thành người thân cận của người khác, của những người hành xóm láng giềng thì chúng ta hãy bắt chước người Samari trong dụ ngôn. Người Samari đã có những hành động cụ thể và tuần tự là quan tâm, thương cảm, gần gũi và giúp đỡ tận tình người bị nạn:

(a) thấy người bị nạn thì chạnh lòng thương;

(b) lại gần người ấy,

(c) lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại

(d) rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc;

(đ) lấy ra hai quan tiền trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác”

3.2.3 Một tấm lòng vị tha và một tinh thần hy sinh từ bỏ:

Muốn làm được như người Samari tốt lành trong Phúc âm Luca, chúng ta cần phải có tấm lòng vị tha và một tinh thần hy sinh từ bỏ. Chúng ta chỉ có được một tấm lòng vị tha khi chúng ta biết nhìn anh em, nhất là những người nghèo hèn, là hình ảnh, là hiện thân của Thiên Chúa, là anh em của chúng ta và xác tín rằng những gì chúng ta làm (hay không làm) cho họ là chúng ta làm (hay không làm) cho chính Chúa (5). Chúng ta chỉ có được một tinh thần hy sinh từ bỏ khi chúng ta cảm nghiệm được sự ngọt ngào của giáo huấn của Chúa Kitô:

Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai quí mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời(6).

IV. ÁP DỤNG

1. Các bạn thấy các tín hữu đầu tiên đã thể hiện tình bác ái huynh đệ Kitô giáo như thế nào? (một lòng một ý, đồng tâm nhất trí, coi mọi sự là của chung, bán đất đai của cải làm quĩ giúp người túng thiếu, không để ai phải thiếu thốn).

2. Trong chừng mực nào, chúng ta có thể làm sống lại tinh thần vị tha và cách sống yêu thương san sẻ trên của các tín hữu đầu tiên không? Chúng ta phải làm gì?

V. CHIA SẺ

1. Các bạn đã làm gì để có thể sống và xây dựng tình bác ái huynh đệ Kitô giáo với những người sống trong cùng khu xóm, trong cộng đoàn giáo hội cơ bản với các bạn (lòng yêu thương, kính trọng? sự quan tâm? sự cảm thông? sự nâng đỡ tinh thần và vật chất)?

2. Các bạn thường gặp những trở ngại khó khăn khách quan và chủ quan nào trong việc sống và xây dựng tình bác ái huynh đệ Kitô giáo với người xung quanh?

3. Các bạn đã dùng những phương thế nào để vượt thắng các khó khăn trở ngại kể trên?

----------------

Chú thích:

(1) Đọc Cuốn “Cẩm nang xây dựng Cộng đoàn Giáo hội cơ bản”, của Alicia S. Gutierrez và Estela P. Padilla, do linh mục Phaolô Mai Văn Tôn chuyển ngữ, 2002, Tòa Giám Mục Đà Nẵng lưu hành nội bộ, trang 86-87.

(2) Ga 13,34-35.

(3) 1 Cr 12,31-13,13.

(4) Lc 10, 29-37.

(5) Mt 25, 40 và 45.

(6) Ga 12,24-25.