Chúa Nhật XXV THƯỜNG NIÊN -C-
Amos 8: 4-7; T.vịnh 113; I Timôthê 2: 1-8; Luca 16: 1-13

THẾ NÀO LÀ “CON CÁI SỰ SÁNG”?

“Tôi nghe người ta nói gì về anh đó?” Thế quý vị có muốn làm nạn nhân của câu hỏi buộc tội đó hay không? Quý vị chỉ biết rằng những gì đang xảy đến không phải là: “Quý vị đã làm những điều phi thường trong đời mình, và giờ đây tôi muốn trao cho quý vị một phần thưởng lớn lao.” Chẳng có cơ hội đó đâu!

Dụ ngôn ngày hôm nay có những yếu tố khó hiểu đối với chúng ta là những thính giả thời hiện đại. Theo quan điểm mới đây của các ủy viên quản trị Phố Wall được gởi đến nhà tù dành cho những nhà đầu tư gian lận thì đặt ra nghi vấn rằng, tại sao người quản lý lại không bị bắt giữ ngay khi tội của ông ta bị phát hiện? Sự im lặng của ông quản lý đã tiết lộ rằng ông có tội. Ông biết được tình thế khó khăn sau khi mình thôi chức vụ: ông phải làm nghề gì đây khi bị sa thải vì bất lương? Ăn mày ư? Cuốc đất sao? Ông không làm được những việc đó. Ông hoang mang và suy nghĩ về việc một quản lý tài sản phải bị sa thải mà không một chút hy vọng được trợ cấp.

Các nhà chú giải bất đồng về cách hiểu dụ ngôn này. Theo đó, bối cảnh được đặt ra trong dụ ngôn này là gì? “Dụ ngôn thất lạc và tìm thấy” của tuần trước là câu trả lời mà Đức Giêsu đã đưa ra cho những người Pharisêu và các kinh sư, vì họ đã phàn nàn về việc Đức Giêsu thường giao du với những người tội lỗi. Nhưng dụ ngôn ngày hôm nay dường như không có một bối cảnh nào nhằm gợi mở ý tưởng như thế. Vì vậy, những câu hỏi khác lại được nêu lên. Tại sao ông chủ lại khen ngợi người quản lý bất lương? Người đưa ra lời khen ngợi đó liệu có phải là ông chủ của tài sản hay không? Hoặc ông chủ ở đây chính là Đức Giêsu chăng?

Một vài bối cảnh giúp chúng ta hiểu được dụ ngôn này. Theo phong tục đương thời, người giàu có là một ông chủ thường xuyên vắng mặt nơi đồn điền, và ông có một người quản lý để trông coi những công việc thường ngày nơi đó. Vì thế, người quản lý có thể hành xử dưới danh nghĩa của ông chủ. Chiếu theo truyền thống này, người quản lý có thể lấy tài sản của chủ mình mà cho người khác vay mượn, nhờ chức vụ của mình mà người quản lý được thêm vào phần huê hồng khi đứng ra cho người khác vay. Người quản lý sẽ giữ phận vụ của mình, còn quyền đứng đầu thuộc về ông chủ. Vì thế, chính phận vụ của mình mà người quản lý bị thất sủng do những con nợ vay mượn tài sản.

Như chúng ta nghe dụ ngôn được kể, nếu có điều gì đó xảy ra như chúng ta mong đợi, thì người quản lý bị phơi bày điều bất chính sẽ chịu đau khổ với hình phạt thích đáng. Nhưng đó không phải là cách thức mà những dụ ngôn nhắm tới. Các dụ ngôn đôi khi làm chúng ta rối rắm lên. Theo đó, trong các dụ ngôn, có những điều không diễn ra theo cách thức chúng ta nghĩ. Và vì thế, khi nghe dụ ngôn này, chúng ta có những câu hỏi đặt ra.

Làm sao Đức Giêsu có thể đưa ra cách ứng xử không hợp lý như thế đối với các môn đệ của Người? Thật vậy, nếu người quản lý bị sa thải chức vụ mà biết lo liệu tương lai của mình một khi ông chủ cho thôi việc, thì quả thật đó là một kế hoạch khôn khéo. Đức Giêsu không khen ngợi sự gian lận của ông quản lý, nhưng Người khen ngợi tính sắc sảo của ông. Người quản lý phù hợp với hình ảnh được mô tả mà Đức Giêsu gọi là “con cái của thế gian.” Họ biết cách định liệu một tình thế và nhanh chống hành động sao cho thuận tiện thuộc về mình.

Thách đố mà Đức Giêsu đưa ra là ám chỉ chúng ta, những người mang danh “con cái sự sáng.” Ông quản lý đã dùng sự khéo léo của mình và những nguồn của cải vật chất để cứu nguy cho chính mình. Trước đó, ông có thể bị buộc tội là đã phung phí tài sản của chủ mình, nhưng bây giờ, chúng ta có thể ngưỡng mộ tài biến báo của ông. Chúng ta cần tài năng của ông để định liệu tình thế của mình trong thế giới chúng ta đang sống; chúng ta cũng cần tài năng của ông để quyết định của cải vật chất cá nhân và rồi ứng xử sao cho phù hợp. Người quản lý này không phải tốn nhiều thời gian để bắt tay vào hành động. Có những điều phải thực hiện ngay và do đó, ông ta luôn bận rộn. Qua dụ ngôn kinh ngạc này, phải chăng Đức Giêsu đang thử thách chúng ta là “con cái sự sáng”, liệu chúng ta có biết sáng kiến, biết xoay xở và biết hành động nhanh chóng nhờ vào ánh sáng hay không?

Tôi nhận thấy rằng nếu người giảng thuyết không chờ đợi đến phút cuối khi bắt đầu chuẩn bị bài giảng, nhưng lại chọn một tiến trình sáng tạo bằng cách dành thời gian cầu nguyện, suy tư và thinh lặng, thì có điều gì đó sẽ xảy đến “hoàn toàn bất ngờ”, tựa như một ân sủng cho người giảng thuyết vậy. Đó là những gì đã xảy ra với bài đọc ngày hôm nay. Tôi lấy một ví dụ cho “con cái sự sáng,” có người đã biểu lộ những phẩm chất mà Đức Giêsu khen ngợi nơi người quản lý, đó là hành động và suy nghĩ nhanh chóng, vì thế người ta đã sử dụng những phẩm chất này để làm điều thiện. Đó chính là người thuộc “con cái sự sáng.” Khi nghe chương trình Truyền Thanh Công Chúng (Public Radio), mục “Nhân Loại” (Humankind), tôi mới biết được mình đang chờ đợi điều gì.

Cô Kathleen De Chiara sống ở thành phố Summit, thuộc bang New Jersey, đây là một ngoại ô khá giả cách 20 dặm về phía Tây của Thành phố New York. Chồng cô ta làm chủ một cơ sở kinh doanh. Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, chị của cô ta là một nữ tu truyền giáo ở Bangladesh, đã kể cho cô nghe về điều kiện thiếu thốn lương thực ở đó. Cô ta và người chồng đã quyết định năm đó không trao quà Giáng Sinh cho nhau nữa, nhưng đã gởi tiền cho chị mình. Kế đó, cô Kathleen đã tham gia chương trình cứu trợ thế giới. Cô Kathleen đã nói rằng “Nhưng khi tôi nhìn xuống chân tôi, nơi tôi đang đứng, và tôi bắt đầu thấy những khó khăn của tất cả những người đói khổ xung quanh tôi.” Những thống kê đưa ra số liệu rất ảm đạm, đó là: 50 triệu người dân Mỹ sống trong “những gia đình bấp bênh về lương thực,” nhiều người thuộc diện lao động nghèo. 17 triệu trẻ em Mỹ thiếu lương thực.

Cô Kathleen đã nghe cha xứ mình giảng về việc kiêng thịt hai lần trong tuần và dâng tặng tiền tiết kiệm cho người đói khổ. Khi đó cô ta mới hỏi ngài xem thử mình có được phép quyên góp lương thực tại cửa nhà thờ vào những buổi lễ ngày Chúa Nhật hay không. Lúc đó cha xứ trả lời đồng ý, và ngài hỏi lại cô ta thế con xin lương thực cho ai. Cô ta mới trả lời: “Con không biết, nhưng con sẽ hình dung ra được.” Tất nhiên cô ta biết mình sẽ xin lương thực cho ai rồi, vì cô ta là con cái của sự sáng, khôn ngoan và dám nghĩ dám làm.

Cô Kathleen Di Chiara nhìn thấy những người đói khổ và nói: “Tôi có thể làm được một điều gì đó.” Người đứng đầu của mục “Nhân loại” trên đài phát thanh công chúng là David Freudberg đã mô tả những thành tích của Kathleen như sau: “Với tấm lòng vì cộng đồng xã hội, người phụ nữ thật quả cảm này có thể thay đổi cả thế giới.” Cách mô tả của người đứng đầu chương trình về cô Kathleen là “một phụ nữ quả cảm.” Điều đó thật chí lý. Nhưng trong những thuật ngữ của Tin mừng ngày hôm nay, Đức Giêsu gọi cô ta là “con cái sự sáng.”

Vậy vì điều gì mà Đức Giêsu gọi chúng ta là “con cái sự sáng”?

Không như người quản lý trong Tin mừng được khen ngợi vì khôn ngoan, người kinh doanh thiếu đạo đức lại chịu một bản án nặng nề trong sách của ngôn sứ Amos. Trong khi họ thực hành việc tuân giữ ngày Sabbath thì họ làm những việc đó thiếu kiên nhẫn, vì khi xong việc tuân giữ, họ lại thực hiện những việc kinh doanh lừa dối của mình. Họ lừa gạt người nghèo, vì người nghèo tin tưởng những thương gia này trong việc cân đo đong đếm và thu mua những sản phẩm không đáng giá của mình. Người nghèo dễ bị đẩy đến tình trạng đói, nên họ sẽ sử dụng đến phương thế là tự bán mình làm nô lệ. Thử hỏi, Thiên Chúa sẽ đứng về bên nào? Tất nhiên, Người sẽ đứng về phía người nghèo.

Thật vậy, chẳng có điều gì sai trái nơi những thương gia khi họ tạo ra lợi nhuận từ việc kinh doanh của mình, nhưng họ thiếu xót vì đã không làm chỗ dựa cho người nghèo. Chúng ta có quyền làm việc để đảm bảo cuộc sống được yên ổn và tạo nên thịnh vượng cho gia đình mình. Nhưng với tư cách là “con cái sự sáng,” chúng ta phải tự chất vấn chính mình: tôi thực sự cần bao nhiêu, tài sản của tôi làm lợi ra nhiều hơn bằng cách nào và những gì tôi đang có, thậm chí phần ít ỏi thôi, liệu tôi có lấy của ai hay không?

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp


25th SUNDAY -C-
Amos 8: 4-7; Psalm 113; I Timothy 2: 1-8; Luke 16: 1-13


"What is this I hear about you?" Would you want to be on the receiving end of that accusatory question? You just know what follows isn’t going to be, "You’ve done such marvelous things in your life, I want to give you a big reward." Not a chance!

Today’s parable has confusing elements for us modern listeners. In the light of recent Wall Street executives sent to jail for defrauding investors, why didn’t the steward get arrested once his crime was discovered? The steward’s silence reveals that he is guilty. He senses his post-employment predicament: what kind of job could he get after being sacked for dishonestly? Begging? Ditch digging? He rules those out. He is as good as dead and is about to go from being a steward of property to being cast out with no hope of support.

Commentators disagree on how to interpret the parable. What was the context to set up this parable? Last week’s "lost and found parables" were a response Jesus made to Pharisees and scribes who complained about Jesus’ keeping company with sinners. But there doesn’t seem to be such a context to prompt today’s parable. Other questions arise. Why would the master praise the dishonest manager? Was the master, who renders the praise, the master of the estate or Jesus himself?

Some background might help. In the custom of the day the rich man may have been an absentee landlord who had a steward to see to his day-to-day affairs. So, the steward could act in the owner’s name. Following this custom the steward/manager could lend his master’s property to others, with his own commission added on to the fee the lender would owe. The steward would keep the commission and give the master the principal. Thus, it may have been the steward’s own commission that he reduced from what the debtors owed.

As we hear the parable unfold, if things went as we would expect, the exposed fraudulent steward would suffer his just punishment. But that’s not how parables work; they catch us in a bind. In parables things don’t work the way we think they should. And so having heard the parable, we have questions.

How can Jesus hold up such improper behavior to his disciples? Well, if the steward were eliminating his commission to pave the way for himself once he left his master’s employ, that would be shrewd planning. Jesus isn’t praising the steward’s fraud, but his shrewdness. The steward fits the description of what Jesus calls the "children of this world." They know how to evaluate a situation and quickly act for their own good.

The challenge Jesus offers is directed at us, the "children of light." The steward used his personal skills and material resources to save himself. Previously he might have been guilty of squandering his master’s resources, but still, we can admire his inventiveness. We need his ability to evaluate our condition in the world in which we live; determine our personal and material resources and then act. The man didn’t take long to jump into action. Something had to be done right away and so he got busy. Isn’t Jesus, through this surprising parable, challenging us "children of the light" to take the initiative, be resourceful and act quickly for the light?

I find that if the preacher doesn’t wait until the last minute to begin preparing a homily, but adopts a creative process, which gives time for prayer, reflection and open space, something will come from "out of the blue" – a gift for the preacher. That’s what happened with today’s reading. I have been looking for an example of a "child of light," someone who would exhibit the qualities Jesus is praising in the steward – quick thinking and action – but someone using these qualities to do good. A "child of light." Listening to the Public Radio program, "Humankind," I got what I was waiting for.

Kathleen De Chiara, lives in Summit, New Jersey, a comfortable suburb about 20 miles west of New York City. Her husband owns his own business. In the late ‘70s her sister, a missionary nun in Bangladesh, told her about starvation conditions there. She and her husband decided not to give each other Christmas gifts that year, but to send the money to her sister. Next Kathleen got involved in a world hunger program. "But," Kathleen said, "I looked down at my feet, where I was standing, and began to see the problems of hunger all around me." The statistics are stark: 50 million Americans live in "food insecure households," many are part of the working poor. 17 million children in America are hungry.

Kathleen heard her parish priest preach about giving up meat twice a week and giving the money saved to the hungry. She asked him if she could collect food at the door of the church at Sunday Masses. He said yes, and asked her to whom she would give the food. She replied, "I don’t know, but I’ll figure it out." Of course she would, she was a prudent, enterprising child of light.

Kathleen Di Chiara saw hungry people and said, "I can do something." The host of "Humankind," David Freudberg, described Kathleen’s achievements: "How one determined woman, with a social conscience, can change the world." His way of describing Kathleen was "one determined woman." True enough. But in terms of today’s gospel Jesus would call her a "child of light."

Which is what he is calling us to be: "children of light.

Unlike the steward in the gospel, praised for his prudence, unscrupulous business people receive strong condemnation from the prophet Amos. While they may practice a Sabbath observance they do so out of impatience for the time when they can return to their fraudulent business practices. They cheat the poor, who rely on these merchants for the weighing and purchase of their meager produce. The poor, pushed to starvation, would resort to selling themselves into slavery. Whose side does God take? – that of the poor, of course.

There’s nothing wrong with merchants making profit from their businesses, but not on the backs of the poor. We have the right to work for the security and the well-being of our families. But as "children of the light" we have to ask ourselves: how much do I really need and how does my having more than enough, deprive others from having even a little?