Chúa Nhật VII Thường Niên A
Lêvi 19 1-2, 17-18;Tvịnh 102;1Côrintô 3:16-23; Matthêu 5: 38-48

HÃY NÊN HOÀN THIỆN NHƯ CHA TRÊN TRỜI LÀ ĐẤNG HOÀN THIỆN

Quý vị không nghĩ rằng hôm nay Đức Giêsu đi hơi quá xa trong sự lựa chọn từ Bài giảng trên núi đó sao? Trong bài Tin Mừng tuần trước, Người dạy rằng: “Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi.” Điều này nghe có vẻ cực đoan, nhưng chúng ta biết rằng thói quen cường điệu của vùng Địa Trung Hải như thế là nhằm nhấn mạnh ý muốn nói. Phải chăng đó là điều hôm nay Đức Giêsu cũng đang thực hiện khi Người khuyên: giơ cả má bên trái ra nữa, tình nguyện đi hai dặm khi bị buộc phải đi một dặm, hay có ai hỏi thì cho vay mượn?

Nếu những điều trên còn chưa thực hiện được, thì nói chi đến việc yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi? Vì yêu thương vẫn còn nhiều khó khăn hơn, nên sự chọn lựa của chúng ta cần sát với giáo huấn của Đức Giêsu, đó là: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” Phải chăng những người đang ngồi trên những hàng ghế trong nhà thờ chỉ biết nhún vai tỏ vẻ hoài nghi, và cho rằng Đức Giêsu không thực tế chút nào, hoặc những gì Người nói chỉ có thể áp dụng trong “thời cổ đại”, chứ không thể áp dụng được trong thế kỷ 21 này chăng? Là một nhà giảng thuyết, tôi phải thừa nhận rằng tôi thích giảng từ câu chuyện phép lạ hoặc từ dụ ngôn hơn. Tôi nhận thấy trí tưởng tượng của tôi dễ tiếp cận hơn với câu chuyện phép lạ và dụ ngôn. Nhưng bài giảng hôm nay dường như đi thẳng vào nội dung chính, chứ không thể hiểu cách nào khác được. Tuy nhiên, như chúng ta thấy, bài giảng này lại kích thích trí tưởng tượng.

Trước hết, chúng ta phải nhận ra rằng Đấng đang nói là chính Đức Giêsu, Người không như bất cứ vị thầy đạo đức nào khác đang quy định một kiểu mệnh lệnh luân lý duy nhất. Người còn đưa ra nhiều mệnh lệnh hơn thế nữa. Những giáo huấn của Người phát xuất từ mối tương quan duy nhất với Thiên Chúa. Trước hết, Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa, nhưng chúng ta ngoảnh mặt đi và chọn theo đường lối riêng cho mình. Điều này khiến chúng ta rơi vào tình trạng rối loạn mà không thể chọn lựa cho mình theo cách riêng. Đức Giêsu trao ban chúng ta niềm hy vọng để xây dựng một thế giới mới, và cho chúng ta nhìn thấy thế giới mới đó qua việc Người chữa bệnh, rao giảng và trong những giáo huấn rất cụ thể mà chúng ta nghe trong Bài giảng.

Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu mời gọi chúng ta biến những xung đột thành những cơ hội để tha thứ. Người đang hướng dẫn chúng ta để cùng với Thiên Chúa tạo nên một thế giới không bạo lực. “Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” Khi giáp mặt với kẻ thù, chúng ta dễ có khuynh hướng xung đột - nếu không động thủ thì cũng động khẩu. Đức Giêsu đang chỉ dẫn chúng ta thay đổi thế giới của mình bằng cách chuyển thù thành bạn. Đây là một công việc mạo hiểm và khiến chúng ta dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, việc sử dụng sức mạnh và sự áp bức sẽ chẳng bao giờ đạt tới vương quốc mà Đức Giêsu mong muốn khi Người nói về sự hiện diện của Nước trời đang ở giữa chúng ta.

Chỉ cần đọc lướt qua bài đọc thứ nhất, chúng ta cũng thấy được mẫu gương về những gì Đức Giêsu đã nói trước đó về việc “kiện toàn Luật Môsê” (Tin Mừng tuần trước). Qua tuyên phán với ông Môsê, Thiên Chúa chỉ dẫn cộng đồng rằng: “Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh.” Còn Đức Giêsu dạy các môn đệ mình: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” Vậy, ai có thể trở nên hoàn thiện? Tự sức mình thì chúng ta không thể làm được, nhưng có một lời mời gọi trong những giáo huấn từ sách Lêvi và từ Đức Giêsu để phó thác đời mình vào tay Thiên Chúa, và để cho sức sống của Thiên Chúa tuôn trào trên chúng ta, nên: Thiên Chúa hằng yêu thương kẻ thù và luôn tha thứ. Những gì chúng ta không thể thực hiện được thì Thiên Chúa có thể thực hiện qua chúng ta.

Tôi đã nghe một cuộc phỏng vấn với một vị thầy Do Thái giáo. Cuộc thảo luận bàn về ông Cain và Aben. Người phỏng vấn hỏi: “Tại sao Thiên Chúa không giết Cain vì điều Cain đã gây ra?” Vị thầy đó trả lời rằng: “Vì Thiên Chúa đã ngăn chặn vòng luẩn quẩn bạo lực.” (Tôi nghe nói rằng ở Texas, Mỹ có hành hình một phụ nữ. Liệu điều đó có phải là ý định mà Thiên Chúa muốn ngăn chặn vòng luẩn quẩn bạo lực hay không?) “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” Đức Giêsu đang đòi hỏi chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa tình yêu, như vị thầy đã nói: Người muốn ngăn chặn vòng luẩn quẩn bạo lực thông qua chúng ta.

Đức Giêsu cũng dạy rằng: đưa cả má bên trái ra nữa, đi thêm một dặm, đưa cả áo ngoài cho ai muốn kiện anh để lấy áo trong. Đúng ra, chẳng ai mong được cư xử như thế “trong thế giới hiện thực.” Có lẽ đó chính là điểm nhấn của Đức Giêsu – quý vị hãy dùng sự sáng tạo của mình mà thực hiện điều bất ngờ để phá bỏ xung đột, và tạo điều kiện thuận lợi cho mối tương quan.

Có giả thiết được đặt ra thế này: Một người lính Rôma ép buộc một người nông dân mang vũ khí cho anh ta đi một dặm. Người lính đó xem ra có toàn quyền, còn người nông dân thì chẳng có sự lựa chọn nào vì không có phẩm vị. Giả sử nếu người nông dân đó quyết định không mang vũ khí thêm một dặm. Lúc bấy giờ nếu người lính không dùng sức mạnh thì quyền lực căn bản của ông ta sẽ bị sụp đổ. Do đó, người lính đã tấn công và trừng phạt người nông dân. Tuy nhiên, nếu lúc này hai người có vị trí ngang nhau thì mối tương quan có thể xảy ra, và người nông dân lấy lại được phẩm vị của mình mà đã bị những kẻ áp bức chối bỏ.

Cứ cho là việc đưa cả má bên trái và đi thêm một dặm nữa không phải là những chiến lược luôn mang lại hiệu quả. Đức Giêsu đề ra những chiến lược này như những cách thức chọn lựa để đối phó khi một người gặp cảnh bạo lực hay bị áp bức. Người cho rằng làm điều bất ngờ sẽ phá vỡ vòng luẩn quẩn bạo lực giữa người đang tấn công và người bị tấn công. Có nhiều cách thức để đối phó trong những tình huống xung đột. Chúng ta có thể đáp lại bằng nhiều bạo lực hơn, hoặc dùng sự sáng tạo của mình để kiên nhẫn với tha nhân, cũng có thể tạo ra nhiều mối tương quan hơn – nghĩa là biết xây dựng trong khả năng của mình.

Vì Đức Giêsu đang ám chỉ đến người nghèo, là những người bị hạ nhục, nên sự khích lệ của Người đối với cách trả lời sáng tạo cũng sẽ giúp giải phóng con người khỏi não trạng nô lệ, và cho họ một phẩm vị mà họ chưa bao giờ có được. Với phẩm vị và sự tự do, con người có thể hành động như thể một kỷ nguyên mới đã đến, và kỷ nguyên mới đã đến cùng với Đức Giêsu. Hãy nhớ rằng Người đã gọi “phúc” thay cho những ai chẳng có của cải gì.

Như đã nói, tôi thích giảng về những dụ ngôn hay những câu chuyện phép lạ hơn, vì chúng thu hút trí tưởng tượng của tôi. Khi Đức Giêsu kể những dụ ngôn thì Người đang nói với trí tưởng tượng của những thính giả. Đó là những điều Người đang thực hiện trong Bài giảng trên Núi, nhưng theo một cách thức khác. Người đề nghị chúng ta hình dung ra một thế giới không bạo lực. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ ngồi đó mà mong ước một thế giới như thế, nhưng phải bắt tay làm điều gì đó để cho thế giới ấy trở nên hiện thực. Đức Giêsu đang mời gọi chúng ta bước vào thế giới của Thiên Chúa; Người mời gọi chúng ta trở nên “hoàn thiện” như Thiên Chúa, qua việc cùng với Người tạo nên một thế giới không bạo lực.

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà tin tức về bạo lực xảy ra mỗi ngày. Đức Giêsu không khuyên chúng ta đừng làm gì cả, nhưng khuyên phải nói và làm điều gì đó, chẳng hạn như: đáp trả một lời mời gọi, tác động làm xoa dịu vấn đề bạo lực. Qua việc hình dung ra một thế giới không bạo lực rồi đưa những giáo huấn của Đức Giêsu vào hành động, có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy như bị lưu đày trong chính quê hương của mình. Từ những thời điểm Kinh thánh, các tín hữu đã thường trải nghiệm những giá trị của họ đối lập với giá trị của thế gian. Sách Lêvi kêu gọi hãy nỗ lực để sống niềm tin mà cộng đoàn tuyên xưng nơi một Thiên Chúa thánh thiện bằng cách yêu thương tha nhân như Thiên Chúa yêu thương ta vậy, đó là bỏ đi sự căm ghét, quan tâm đến nhau và thoát khỏi những hận thù. Và sách Lêvi nói rất rõ rằng, yêu thương chứa đựng uy quyền của Thiên Chúa, và uy quyền đó ẩn sau những mệnh lệnh của yêu thương: “Ta là Đức Chúa.”

Ngay ở đầu bài Tin Mừng, Đức Giêsu đã loan báo nước trời đang đến gần. Ân huệ hay ân sủng của vương quốc giúp cho những đòi hỏi của Bài giảng trở nên hiện thực, không phải trong cách thức nặng nề, nhưng với niềm vui thâm sâu. Đức Giêsu được gọi là Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta.” Trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu và trong câu cuối của Tin Mừng, Người nói với chúng ta: “Hãy biết rằng Thầy luôn ở cùng anh em mọi ngày cho đến ngày tận thế.” Đức Kitô phục sinh có thể thực hiện điều đó cho chúng ta, để chúng ta sống trong lời và hành động yêu thương mà chúng ta đã lãnh nhận từ Thiên Chúa qua Đức Kitô.

Chuyển ngữ : A.E. Học viện Đaminh Gòvấp


7th SUNDAY IN ORDINARY TIME(A)
Leviticus 19 1-2, 17-18;Psalm 103;1Corinthians 3:16-23; Matthew 5: 38-48


Don’t you think that Jesus is going a bit too far in today’s selection from the Sermon on the Mount? Last week he said, "If your right eye causes you to sin, tear it out and throw it away." That sounded pretty extreme, but we know about the Mediterranean custom of exaggeration to make a point. Is that what he is also doing today when he advises turning the other cheek; volunteering to go the extra mile when pressed to one; or lending to anyone who asks?

If that weren’t enough, what about loving enemies and praying for persecutors? Then, to make it still more difficult, our selection closes with, "So be perfect, just as your heavenly Father is perfect." Will people in the pews just shrug their shoulders and figure Jesus is wildly impractical, or that what he says must have been applicable "back then" – but not in the 21st century? As a preacher I must admit I’d rather preach from a miracle story or a parable. I find them more accessible to my imagination. But the Sermon seems blunt and doesn’t leave much wiggle room. But, as we shall see, it does stir up the imagination.

First, we have to recognize that the one who is speaking, Jesus, is not just another ethical teacher prescribing a unique kind of moral dictates. He is much more than that. His teachings flow from his unique relationship with God. God first created humanity in God’s image and likeness, but we turned away and chose our own path. Which had gotten us into messes we can’t fix on our own. Jesus offers us a hope of building a new world and gives us his vision of that new world – through his healings, preaching and in the very specific teachings we hear in the Sermon.

In today’s passage Jesus invites us to change conflicts into opportunities for forgiveness. He is guiding us to co-create with God a world without violence. "But I say to you, love your enemies and pray for those who persecute you...." When we face an opponent we ready ourselves for conflict – if not physical, then oral. Jesus is instructing us to change our world by turning an enemy into a friend. That’s risky business and leaves us vulnerable. But using force and coercion will never accomplish the realm Jesus has in mind when he speaks of the presence of the kingdom of heaven in our midst.

A glance to the first reading gives us an example of what Jesus said previously about "fulfilling the Law" (last week’s gospel reading). God, speaking to Moses, instructs the community, "Be holy, for I, the Lord your God, am holy." Jesus says, "Be perfect, just as your heavenly Father is perfect." Well, who can do that? We can’t on our own, but there is an invitation in the instructions from Leviticus and Jesus to surrender ourselves into God’s hands and let God’s life flow through us: the God who loves enemies and forgives over and over. What we can’t do, God can do through us.

I heard an interview with a rabbi. The discussion was about Cain and Abel. The interviewer asked, "Why didn’t God kill Cain for what he did?" The rabbi answered, "Because God stopped the cycle of violence." (I heard that on the day we in Texas executed a woman. Is that what God had in mind as a way to stop the cycle of violence?) "So, be perfect, just as your heavenly Father is perfect." Jesus is asking us to be children of our loving God who wants, as the rabbi said, to stop the cycle of violence – through us.

Jesus also says: turn the other cheek, go the extra mile, give your cloak to the one who wants to take you to court for your tunic. Well, no one expects that kind of behavior "in the real world." Maybe that’s Jesus’ point – use your imaginations, do the unexpected to break down conflict and create the possibilities for a relationship.

Some background. A Roman soldier could force a peasant to carry his weapons a mile. The soldier would seem to have all the power and the peasant no dignity. But not if the peasant decides to carry the weapons an extra mile. If he can’t use force the soldier’s base of power is upset. He might take offense at the peasant and punish him. But, with the two now on the same level, a relationship is possible and the peasant has the dignity the oppressors denied their subjects.

Granted that turning the other cheek and going the extra mile are not strategies that always work. Jesus is offering these as alternative ways to respond when one meets force or coercion. He suggests that doing the unexpected just might break the cycle of violence between one doing the offense and the offended. There is more than one way to respond in conflict situations. We can reciprocate with more violence, or use our imaginations to try other, more relationship-building possibilities.

Since Jesus was addressing the poor, who were subjected to humiliation, his encouragement to a kind of creative response would also help free people from a servile mentality and give them a dignity they might never have had. With dignity and freedom people could act as if a new age had arrived – and with Jesus it had. Remember, he called "blessed" those who had nothing.

I said I would rather preach from parables or miracles stories because they engage my imagination. When Jesus told parables he was addressing the imagination of his hearers. That is what he may be doing in the Sermon on the Mount — but in a different way. He is suggesting we imagine a world without violence. But not just wishing such a world were possible, but actually doing something to make it a reality. He is inviting us into God’s world; inviting us to be as "perfect" as God, by creating with God a new violence-free world.

We are living in a world where news of violence comes to us each day. Jesus is not advising us to do nothing, but to say and do something: make a response, take action to defuse violence. By imagining a non-violent world and then putting his teachings into action, we will probably feel like exiles in our own land. From biblical times believers have often experienced their values conflicting with the world’s. Leviticus calls for efforts to live the faith the community professes in a holy God by loving as God loves – forgoing hatred, caring for one another and releasing grudges. And Leviticus makes it very clear that it has the authority of God behind its dictates: "I am the Lord."

Earlier in the gospel Jesus proclaimed the arrival of the kingdom of heaven. The gift, or grace, of the kingdom makes living the demands of the Sermon possible, not merely in a servile way, but with deep joy. Jesus is called Emmanuel, "God with us, in Matthew’s gospel and, in the last verse of the gospel he tells us, "Know that I am with you always, until the end of the world." The resurrected Christ makes it possible for us to live in word and action the love we have received from our God through Christ.