Montignac, Pháp: Tại một tỉnh miền Tây Nam nước Pháp trầm lặng với những tiếng sóng vỗ nhẹ của giòng sông thơ mộng Vezere, một linh mục trung niên bận bịu nơi văn phòng tại nhà thờ Thánh Phêrô có đỉnh tháp cao trắng xóa xây theo kiểu Gothic. Bên ngoài nhà xứ trên đường Lafayette, người người vẫn qua lại với những con buôn bày bán rượu và pho mát trên con đường lát sỏi đá, trong khi các cụ già ngồi tán gẫu qua những tách trà tại quán Café Tabac.

Sau một thập niên làm cha chánh xứ tại Montignac, một tỉnh nằm trong số 3000 bức tranh sơn thủy nổi tiếng trong vùng Dordogne, Linh Mục Andre Peryga cho biết ngài vẫn rất bận rộn. Giáo xứ của cha một mình coi 22 ngôi thánh đường, và Cha vẫn cố gắng để cử hành Thánh Lễ đều đặn trong tất cả các nhà thờ đó, được phụ giúp bởi 2 linh mục từ 2 vùng lân cận là Thenon và Rouffignac.

Thung lũng Vezere có nhiều truyền thống nhân gian và là nơi thu hút du khách khắp nơi trên thế giới: từ Ðộng Lascaux với những điêu khắc trên vách trong hang động từ thời tiền sử cho đến ngôi làng trên sườn đồi La Madeleine, nơi mà dân địa phương đã lánh nạn trong thời kỳ chiến tranh với bọn cướp Anh cách đây cả trăm năm.

Ngoài việc lo mục vụ cho giáo dân, Cha Peryga cũng chào đón du khách thập phương đến đây và cộng tác với Hội Ðồng do đảng xã hội cầm đầu mà họ làm chủ quyền các ngôi nhà thờ.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ, Cha nói “Những tiện nghi trong xã hội thời nay đã làm cho con người tự hỏi tại sao lại phải đi nhà thờ ??!!. Nhưng tại những nơi như thế này, người ta đến không phải vì cần đức tin, chẳng một ai bắt buộc họ cả. Ngay cả những người đã nguội lạnh đức tin từ lâu cũng thân tình, tôi rất ít thấy điều khó xử xảy đến cho tôii”.

Montignac là một trong những giáo xứ tiêu biểu tại Pháp, đang phấn đấu để giữ lại vị thế của mình trong một quốc gia vốn đã một thời được gán cho là “chị cả” trong Giáo Hội.

Khi các giám mục trong nước họp Hội Ðồng Giám Mục trong hội nghị mùa Thu vừa qua được tổ chức tại Lộ Ðức từ ngày 4-10/11, các Ngài được nhắc nhở tới lời tuyên bố của nhà lãnh đạo xã hội Rene Remond, khi ông nói rằng tôn giáo không còn là một “động lực cho sự hợp nhất xã hội”, nhưng chính “những giải pháp nguyên thủy và trí thức” được cần đến để bảo tồn cho sự sống chung giữa quốc gia và giáo hội.

Ðó là những gì được bàn thảo đến từ tháng 7/2002, khi tân Thủ Tướng vừa được tuyển chọn Jean Pierre Raffarin đã chính thức công khai tiếp xúc với giáo hội lần đầu tiên trong một thế kỷ, thuộc phần cho một sự đảm bảo “tái canh tân đối thoại trong xã hội”.

Từ đó trở đi, một ủy ban được thành lập để xét lại quan niệm truyền thống “phi giáo hội”, một nguyên tắc đời nghiêm khắc mà nó đã chi phối đến đời sống công cộng của Pháp trong một đạo luật riêng biệt được ban hành từ năm 1905.

Theo thống kê nghiên cứu của tờ nhật báo Thánh Giá La Croix vào năm 2001, con số người Công Giáo rửa tội bao gồm 2/3 tổng số 59 triệu dân Pháp, số rửa tội đã giảm đi từ 86% từ năm 1984. Tính trung bình, trong tỉ số 10 người Công Giáo trên toàn nước Pháp chưa được 1 người đi tham dự Thánh Lễ, trong lúc có khoảng 40% dân số không theo bất kỳ tôn giáo nào.

Số linh mục già qua đời so gấp 7 lần con số tân chức thụ phong linh mục mỗi năm, các giáo sĩ trong nước đã giảm xuống còn 2/3 chỉ còn khoảng 15000 người. Tuy nhiên giáo hội Pháp đã phát động ơn gọi linh mục, con số tân chức thụ phong trong toàn quốc vẫn tiếp tục giảm thiểu, vào năm 2002 với 111 tân chức linh mục trong 95 Giáo Phận tại Pháp so với 125 tân chức vào năm 2001.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ và phụ giúp các giáo sĩ tại Pháp, các Linh Mục nước ngoài mục vụ tại pháp đã gia tăng gấp 6 lần trong vòng 5 năm qua.

Trong một bản tường trình vào mùa Xuân vừa qua, ủy ban tài chánh của Giáo Hội Pháp xác nhận rằng 1/3 giáo phận tại Pháp đang mắc nợ ngập đầu, vẫn đang sống còn nhờ vào các di sản và tiền dâng cúng.

Ðức Ông Jean-Marie Launay, thành viên trong Hội Ðồng Giám Mục Pháp cho biết “Ðây là những diễn tiến đáng lo ngại. Ðó không những chỉ là vấn đề xây dựng một nền văn hoá đã bị lãng quên, nhưng còn là đi tìm một giải pháp tốt đẹp hơn để tuyên bố sứ điệp tôn giáo”.

Trong khi giáo hội Pháp có thể mất đi một số ảnh hưởng đối với cư dân Pháp, nhưng Giáo Hội không thiếu đi hình ảnh trong đời sống công khai của mình.

Các Giám Mục Pháp đã bảo vệ quyền lợi cho những người tị nạn và di dân, can dự vào các cuộc đối thoại với Do Thái Giáo và Hồi Giáo, ủng hộ Tổng Thống Jacques Chirac đến vai trò trong chiến tranh tại Iraq và mạnh mẽ nói lên lòng khoan dung nơi tôn giáo.

Tháng 3 vừa qua, giáo hội đã tường trình con số du khách kỷ lục hành hương viếng thăm tới các thánh đường lịch sử, và sự gia tăng rửa tội cho người lớn và gia tăng các cuộc tĩnh tâm được tổ chức tại hơn 300 tu viện ở Pháp.

Mặc dầu chỉ có 38% cư dân trả lời cho cuộc thăm dò của nhật báo Thánh Giá La Croix vào năm 2001 rằng Kinh Thánh “vẫn còn thích hợp” so với hơn một nửa dân số cho rằng “đã lỗi thời”, thế nhưng một bản dịch Kinh Thánh mới được phát hành vào năm 2001 đã bán chạy hết 100,000 ấn bản trong vòng một tháng đầu.

Các nhóm làm việc giữa Giáo Hội và chính quyền đang bàn thảo đến tình trạng chưa được giải quyết của các trường Công Giáo và đang kiếm tìm một sự đồng thuận trên các vấn đề bao gồm từ tài chánh cho đến sinh học.

Vào năm 2002, chính phủ đã thiết lập một ủy ban để bảo vệ các công trình kiến trúc của tôn giáo mà nó làm nên 90% trong tổng số 230,000 kiến trúc lịch sử được liệt kê chính thức tại Pháp.

Chính phủ cũng đang tranh luận để đưa vào lại các lớp học tôn giáo cho 12 triệu học sinh tại trường của chính phủ, nằm trong chương trình cải tổ giáo dục tại Pháp.

Thật vậy “những giải pháp nguyên thủy và trí thức” vẫn còn đang kiếm tìm, tương lai của giáo hội Pháp ngay từ bây giờ sẽ lệ thuộc vào sự cam kết của người giáo dân Công Giáo.

Tại Montignac, Linh Mục Peryga nói rằng Ngài thích đến sự quen thuộc một “địa thế” cách biệt giữa nhà nước và giáo hội hơn là sự liên hệ chặt chẽ cho một “hải phận” không có vết chân người. Cha nói có rất nhiều điều biết ơn khi nói đến chính giáo dân của ngài.

Với hơn 150 trẻ tham dự các lớp giáo lý và các gia đình đều đặn tham dự Thánh Lễ mỗi ngày Chúa Nhật, đời sống giáo hội ổn định tại giáo xứ của Cha. Cha còn ban bí tích rửa tội nhiều hơn cử hành nghi lễ an táng, cùng nhiều đôi bạn đến xin ban Bí Tích hôn phối nữa; và khi Cha thỉnh cầu kêu gọi đóng góp để tái thiết thánh đường Thánh Phêrô vào năm 1999, cả người Công Giáo lẫn người không Công Giáo đều đến để dâng cúng.

Cha Peryga nhận định rằng cho dẫu nhiều người Công Giáo lớn tuổi có thể trở nên tiêu cực đối với Giáo Hội thế nhưng con cái của họ đang trở về với Giáo Hội. Ðiều này đã làm cho một giáo xứ tại Montignac có triển vọng tương lai.

Cha nói thêm rằng “cuối cùng, giáo dân sẽ là người quyết định cho tương lai giáo hội”, ở đâu còn có trẻ em “ở đó vẫn luôn luôn còn niềm hy vọng”.

“Mặc dầu mọi sự việc xảy ra, Tôi nghĩ rằng Pháp vẫn còn là một quốc gia Công Giáo, một quốc gia đánh giá được các công việc của giáo hội và của các linh mục. Quí vị không thể nào tẩy sạch phong tục và lòng tin qua các thời đại chỉ trong vòng một vài năm”.

Montignac nằm trong vùng Dordogne thuộc Tây Nam nước Pháp, là vùng mang tên con sông Dordogne, thượng lưu bắt nguồn từ Puy-de-dome chảy xuống nối tiếp vào con sông Garonne nằm phía Bắc của Bordeaux. Thung lũng Dordogne là nơi nổi tiếng được các du khách thường đến tham quan, cùng với những hang động với những dấu vết con người đã có mặt nơi đây từ thời tiền sử. Những địa danh nổi tiếng là Cro Magnon, Le Moustier và các hang động Lascaux.

Hang động Lascaux được khám phá vào năm 1940, trong hang động trên vách đã có những điêu khắc do người tiền sử sinh sống tại đây. Những hình ảnh tiêu biểu cho trâu bò, ngựa, nai đã được khắc trên vách trong Thời Kỳ Ðồ Ðá (khoảng 18,000 năm trước Công Nguyên). Hang động Lascaux đã mở ra cho du khách vào xem đã khiến cho một số điêu khắc trong hang bị hủy hoại, chính vì thế hang động Lascaux đã đóng cửa vào năm 1963, được trùng tu bảo quản và mở cửa lại cho công chúng vào xem sau 20 năm tức là vào năm 1983.