Chúa Nhật VI PHỤC SINH (B)
Cv 10: 25-26, 34-35,44-48; T.vịnh 97; 1Ga 4: 7-10; Gioan 15: 9-17


HÃY YÊU NHƯ THẦY YÊU

Chúng ta đang tiến gần đến những ngày cuối của mùa Phục Sinh. Các tông đồ sẽ sớm nhận được Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần và được sai đi rao giảng điều các ông đã trải nghiệm, đã học nơi Chúa Phục Sinh. Nếu được đề nghị tóm gọn điều đã cảm nghiệm nơi Đức Giêsu, các tông đồ sẽ nói gì?

Các ông sẽ đáp lại: cuối cùng, tình yêu đã chiến thắng. Tội lỗi và cái chết đã giương oai với tất cả năng lực hung ác, tàn bạo của chúng, nhưng tình yêu đã giành thắng lợi trong cuộc chiến này. Sự nhận thức đó khiến các môn đệ có thể nói rằng dù cho cái chết và tội lỗi dường như vẫn có tiếng nói cuối cùng trong thế giới của chúng ta, nhưng nhờ chiến thắng của Đức Giêsu, tình yêu sẽ đánh bại tất cả. Quý vị hãy thử tưởng tượng một trận đấu quyền Anh dai dẳng kéo dài đến 15 hiệp. Thật khó để nói ai sẽ thắng khi mà cả 2 đấu thủ đã cầm cự đến nước ấy. Nhưng cuối cùng, trọng tài chỉ nắm lấy tay của một đấu thủ, giơ lên và tuyên bố “Đây là Người Chiến Thắng!”

Tôi xin lỗi vì đã dùng hình ảnh thô bạo như thế, nhưng đôi lúc cuộc chiến giữa thiện và ác vẫn đang diễn ra cũng quyết liệt như vậy. Làm sao sức mạnh tình yêu có thể vượt thắng được quá nhiều sự tàn ác của tội lỗi trên trần thế? Hơn nữa, tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta, được thể hiện qua cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu, đã chiến thắng cái chết. Theo một cách nói nào đó, người trọng tài sẽ giương cao cánh tay tình yêu rồi tuyên bố “Đây là Người Chiến Thắng!”

Tin Mừng hôm nay tóm gọn lại điều đã được trao ban cho chúng ta. Điều này cũng hàm chứa một lời hứa mà chúng ta có thể tin tưởng, phó thác đang khi mong chờ chiến thắng cuối cùng. Tình yêu mà Đức Giêsu dành cho những ai Người gọi là “bạn hữu” đã khiến Người hiến mạng sống vì chúng ta. Người đã chọn ta trong tự do, và trao ban cho ta những dấu hiệu cụ thể của tình yêu nơi Người. Tình yêu đó có sức biến đổi cuộc sống của ta và sau đó, qua chúng ta, biến đổi cuộc sống trên trần thế này.

Tôi nhớ là đã có lần chia sẻ đoạn Tin Mừng này với những thành viên trong một hội ái hữu. Một người trong nhóm đã nói: “Ngày nay, tất cả những điều mà chúng ta nói đến luôn là yêu thương. Có rất nhiều sự dữ trên trần thế và chúng ta cần nghe nhiều hơn nữa về những giới răn và trách nhiệm của mình với cương vị người Công Giáo.” Rõ ràng là ông đang mong chờ những ngày trước Công đồng Vatican II khi ông phát biểu, “Tôn giáo trở nên hiển nhiên hơn. Bạn phải biết những gì bạn nên làm và không nên làm; điều mà bạn được thưởng và điều bạn bị trừng phạt.”

Nhưng Công đồng Vatican II không tạo ra hạn từ tình yêu, cũng không phải là người đầu tiên sử dụng nó để diễn tả mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa. Chúng ta nghe về chân lý đó trong những lời mở đầu của Đức Giêsu: “Như Thiên Chúa Cha yêu Thầy, nên Thầy cũng yêu mến anh em. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy.” Nếu muốn có lệnh truyền từ Đức Giêsu thì ngày hôm nay, chúng ta đã có một lệnh truyền: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” Trong Tin Mừng theo thánh Gioan, chúng ta không nhớ lại những chuyện đã qua. Quá khứ và tương lai thì hoàn toàn quy về giây phút hiện tại này. Vì thế, Đức Giêsu một lần nữa sử dụng thì hiện tại để diễn đạt mối tương quan giữa ta với Người: “Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em.” Tình yêu Người biểu lộ cho các môn đệ nơi cái chết và sống lại của Người nay được trao ban cho chúng ta. Đó là cách mà chúng ta có thể “yêu thương nhau như Người yêu thương ta.” Cảm nghiệm về tình yêu hiện hữu Người dành cho ta giúp chúng ta có thể yêu tha nhân – kể cả kẻ thù.

Thư Gioan trong bài đọc 2 hôm nay cũng nói lên một chân lý tương tự: “Chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa.” Chúng ta có thể yêu thương nhau bởi tình yêu của Thiên Chúa đang hoạt động trong chúng ta. Làm sao ta có thể nói hết muôn hình vạn trạng của tình yêu chỉ bằng một con số cụ thể các giới luật? Chúng ta sẽ phải cần đến hơn cả một thư viện mới có thể kể ra những công trình của tình yêu trong suốt những khoảnh khắc và cảnh huống của cuộc đời mình. Đấy không phải là một danh sách các giới răn, nhưng là một cảm nghiệm về tình yêu bao la, lân tuất đã biến đổi cuộc đời ta.

Chúng ta thường dùng giáo huấn của thánh Phaolô về tình yêu trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô (13, 4-7) cho các lễ cưới và nghi thức sám hối. “Đức mến thì nhẫn nhục, không ghen tương, không vênh vang tự đắc…” Rõ ràng tình yêu mà Đức Giêsu mời gọi chúng ta hướng đến thì không phải là điều dễ dàng. Thánh Phaolô không cần phải nói cho chúng ta biết điều đó; chính chúng ta đã có trải nghiệm ban đầu, rằng thật khó biết chừng nào để biến tình yêu của Đức Giêsu thành hành động. Tình yêu này của Người hàm ý là: phải bỏ qua những thành kiến và thiên vị; những ai chúng ta thích và không thích; hay những ai chúng ta sẵn sàng ra khỏi chính mình để giúp đỡ và những ai chúng ta không sẵn lòng làm như thế. Nhờ những đòi hỏi của tình yêu, chúng ta có lẽ chuộng những luật lệ hay quy tắc cũ hơn, đặc biệt khi biết Đức Giêsu đã cụ thể hóa giới luật yêu thương của Người bằng lệnh truyền – “Hãy yêu kẻ thù.”

Đức Giêsu đang nói với các môn đệ tại bữa Tiệc Ly trước khi Người chịu chết. Nhưng bài đọc này lại được chọn cho Chúa Nhật hôm nay trong mùa Phục Sinh. Chính Đức Kitô Phục Sinh đang nói với chúng ta. Nếu như Đức Giêsu trần thế chết và không sống lại, thì chúng ta có thể xem lời của Ngài như lời “truyền cảm hứng”, cũng như nhiều thầy dạy đạo đức khác đã truyền cảm hứng cho thế giới. Nhưng Người là Đức Kitô Phục Sinh, đang nói rằng Người yêu chúng ta bằng tình yêu mà Thiên Chúa Cha dành cho Người. Người mời gọi chúng ta ở lại trong tình yêu này. Cảm nghiệm về tình yêu đó tràn ngập tâm hồn với niềm vui chúng ta không thể có được bất kỳ nơi nào khác. Khi nhận ra tình yêu mà Thiên Chúa đang trao ban và niềm vui chúng ta có được trong tình yêu đó – hãy để ý, ở đây chúng ta có một giới răn! – chúng ta phải thể hiện tình yêu đó nơi tha nhân, ngay cả kẻ thù của mình.

Có lẽ Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta quá nhiều nếu Người chỉ đưa ra một giới luật bất khả thi – “yêu thương nhau như Thầy đã yêu thươ
ng anh em.” Chúng ta muốn đáp lại: “Chúng con không thể! Chúng con chỉ là những kẻ phải chết”. Nhưng trong hai tuần nữa, chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Vào ngày lễ Ngũ Tuần, Thiên Chúa đã tuôn đổ Thần Khí của Đức Giêsu vào lòng các môn đệ để họ hăng hái ra khỏi căn phòng kín hầu sống và rao giảng một đời sống tưởng-chừng-như-không-thể mà họ đã nhận lãnh – tình bằng hữu với Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu, và tình yêu dành cho tha nhân.

Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp


6th SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 10: 25-26, 34-35, 44-48; Psalm 98; 1 John 4: 7-10; John 15: 9-17


We are getting close to the end of the Easter season. Soon the disciples will receive the Spirit on Pentecost and will be sent out to preach what they experienced and learned from the Risen Lord. If they were asked to sum up what their experience with Jesus was, what would they say?

They would respond: in the end, love has triumphed. Sin and death did their best with all their brutal powers, but love won the battle. That realization would enable those disciples to say that even though death and sin seem to have the last word in so much of our world still, because of Jesus’ victory, love will prevail. Imagine a long boxing match that goes the full 15 rounds. It’s hard to tell who’s going to win as the two boxers go at it. But in the end, the referee takes the arm of one fighter, raises it and declares, "The Winner!"

Sorry to use such a rough image, but it does feel at times that good and evil are battling it out. How could the forces of love win out over so many brutal displays of sin in the world? Still, God’s love for us, shown in the life, death and resurrection of Jesus, has won the victory over death. In a manner of speaking, the referee will raise the arm of love up high and finally declare, "The Winner!"

The gospel today summarizes what has been given to us. It also holds a promise we can trust while we wait for the final victory. The love Jesus had for those he calls "friends," moved him to lay "down his life" for us. He freely "chose" us, and gave us concrete signs of his love. That love has the power to transform our lives and then, through us, the life of the world.

I remember sharing this passage with men in a fellowship group. One man said, "All we ever talk about these days is love, love, love. There is a lot of evil in the world and we need to hear more about the commandments and our responsibilities as Catholics." He was clearly longing for the days prior to the Second Vatican Council when, he said, "Religion was more clear cut. You knew what you were supposed to do and not do; what you were rewarded for and what you would be punished for."

But Vatican II didn’t invent the word love, nor was it the first to use it to describe our relationship with God. We hear that truth in Jesus’ opening words, "As the Father loves me, so I also love you. Remain in my love." If we want a commandment from Jesus, we have one today: "Love one another as I love you." In John’s Gospel we just don’t get a remembrance of things past. The past and the future are already present in this moment. So, notice that Jesus again uses the present tense to describe our relationship with him: "Love one another as I love you." The love he has shown his disciples in his death and resurrection, is given to us now. That’s how we can, "Love one another as I love you." The experience of his present love for us makes it possible for us to love others – even our enemies.

The letter from John, our second reading, announces a similar truth. "Let us love one another, because love is of God." We can love one another because God’s love is at work in us – now. How could we possibly enumerate all the applications of love in a specific number of commandments? We would need more than a library to try to spell out the workings of love in all the moments and occasions life puts before us. It’s not about a list of commandments, but an experience of overwhelming and all-encompassing love that transforms our lives.

People often use Paul’s teaching on love from first Corinthians (13:4-7) for weddings and penance services. "Love is patient, love is not envious, or boastful etc." It’s obvious that the love Jesus calls us to is not easy. We don’t need Paul to tell us that; we have first-hand experience how difficult it is to put Jesus’ love into action. His kind of love means: we have to put aside our prejudices and biases; whom we like, whom we dislike; whom we are willing to go out of our way to help and whom we won’t. In the light of love’s requirements we might prefer the old rules and regulations, especially when we hear how Jesus concretizes his commandment of love – "Love your enemies."

Jesus is speaking to his disciples at the Last Supper before his death. But the reading has been chosen for this Sunday in the Easter Season. It’s the resurrected Christ who is speaking to us today. If the earthly Jesus had just died and not risen, we would count his words as "inspiring," just as so many other ethical teachers have inspired the world. But he is the resurrected Christ who is telling us that he loves us with the same love his Father has for him. He calls us to remain in his love. The experience of that love fills us with a joy we can get nowhere else. Realizing the love that God is now offering us and the joy we have in that love – watch out, here comes a commandment! – we must show that love to others, even our enemies.

Jesus would be asking too much of us if he were just laying down an impossible commandment – "Love one another as I have loved you." We would want to respond, "We can’t! We are mere mortals." But in two weeks we will celebrate Pentecost Sunday. On Pentecost God poured Jesus’ Spirit into each of the disciples so they could burst out of the upper room to live and preach the impossible life that they had received – friendship with God through Jesus and love for one another.