"Thiên Chúa thiết tha đến Phần Rỗi chúng ta"

VATICAN (Zenit.org).- Toàn văn bài huấn dụ của Đức Gioan Phaolô II trong buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần 18/2, Ngài dành ra để suy niệm về Thánh Thi trong Đoạn I của Thư Thánh Phaolô tông đồ gởi tín hữu Ephêsô (3-10)

* * *

1. Thánh thi lộng lẫy "chúc tụng," mởi đầu trong Thư gởi tín hữu Ephesians, và được tuyên đọc mỗi ngày thứ Hai trong phụng vụ kinh chiều, sẽ là chủ đề của một loạt bài suy gẫm để suy tư cho chúng ta. Lúc này đây, chúng ta sẽ vui lòng nhìn qua bản văn long trọng và kết cấu uy nghi này, hầu như giống một tòa nhà tráng lệ, với mục đích tán dương kỳ công của Thiên Chúa, thực hiện trong Chúa Kitô vì chúng ta.

Thánh thi bắt đầu với một tiếng "trước" đi trước thời gian và sự sáng tạo: Đó là sự đời đời của Thiên Chúa, trong đó một kế hoạch vượt quá chúng ta đã được thực hiện, một "sự tiền định," tức là, kế hoạch yêu thương và tự do của một sự tiền định cho việc cứu rỗi và vinh quang.

2. Trong kế hoạch siêu việt này, bao hàm sự sáng tạo và cứu chuộc, vũ trụ và lịch sử loài người, Thiên Chúa đã quyết định, "trong lòng nhân hậu của Người," "qui tụ tất cả mọi sự trong Chúa Kitô," nghĩa là tái thiết trật tự và ý nghĩa sâu xa của toàn thể thực tại, trên trời và dước đất (x. 1: 10).

Đúng là như thế, Người là "đầu trên tất cả mọi sự cho giáo hội, là thân thể của Người" (1: 22-23), nhưng Người cũng là nguyên lý quan trọng cho sự qui chiếu của vũ trụ.

Do đó, quyền thống trị của Chúa Kitô trải dài tới vũ trụ cũng như tới chân trời đặc biệt đó là Giáo hội. Chúa Kitô thực thi một nhiệm vụ của "sự viên mãn," cho nên trong Người "mầu nhiệm được mặc khải (1;9) đã ẩn giấu bao thế kỷ và toàn bộ thực tại thực hiện--trong trật tự đặc biệt của nó và trong cấp bậc của nó, là kế hoạch Chúa Cha đã định từ đời đời.

3. Như chúng ta sẽ có dịp tiện nhận thấy sau này, loại Thánh vịnh này của Tân Ước tập trung sự chú ý hơn hết vào lịch sử cứu độ, là một sự bày tỏ và một dấu sống động của [sự nhân hậu] (1:9), "ân sủng" (1:6) và tình yêu thần linh.

Sau đó, có sự tán dương "ơn cứu độ qua máu" của thánh giá, có sự "tha tội," có sự đổ ra dồi dào "những tài nguyên của ân sủng Người " (1:7), có sự người Kitô hữu được làm nghĩa tử của Chúa (x. 1:5), người Kitô hữu được ban cho ơn hiểu biết "thiên ý nhiệm mầu" của Thiên Chúa (1:9), nhờ đó mà đi vào trong sự thân tình của chính sự sống Ba ngôi.

4. Sau khi thoáng nhìn toàn bộ thánh thi khai mở trongThư gởi tín hữu Ephêsô, bây giờ chúng ta nghe Thánh Gioan Kim Khẩu, là thầy dạy và là nhà giảng thuyết đại tài, là nhà giải thích hoàn hảo Kinh Thánh, sống trong thế kỷ thứ tư và làm giám mục thành Constantinople giữa những khó khăn trăm bề, và lại còn bị lưu đày hai lần.

Trong bài giảng thứ nhất của Ngài về Thư gởi tín hữu Ephêsô, bình luận về thánh ca này, ngài suy niệm với lòng biết ơn về "sự chúc lành" chúng ta có được "trong Chúa Kitô": Trên thực tế Anh Em còn thiếu gì ? Anh em đã trở nên bất tử, tự do, một người con, công chính, một người anh em, người đồng hưởng gia tài, với Người anh hiển trị, vơi Người anh được vinh quang. Mọi sự được ban cho anh em và--như có lời viết--'một khi đã ban nguời Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?' (Rm 8:32). Những hoa quả đầu mùa của anh em(x. 1 Cr 15:20,23) được ưa thích bởi các Thiên Thần, các thần Cherubim, các thần Seraphim: bâu giờ anh còn thiếu gì?" (PG 62,11)

Thiên Chúa đã làm tất cả sự này vì chúng ta, Thánh Kim Khẩu nói tiếp, "theo ý muốn của Người" Điều đó có nghĩa gì? Điều đó có nghĩa là Chúa say mê muốn và nhiệt tình ao ước phần rỗi chúng ta. Và tại sao Người yêu thương chúng ta như thế? Vì lẽ gì Chúa muốn nhiều sự lành như vậy cho chúng ta? Chỉ vì lòng tốt của Người: trên thực tế 'ân sủng,' là thích hợp với lòng tốt lành" (ibid.,13)

Chính vì thế, vị Giáo phụ kết luận, Thánh Phaolô khẳng định rằng mọi sự được hoàn tất "để ngợi khen và làm vinh quang ân sủng của Người đã ban cho chúng ta trong người Con yêu dấu của Người." Trên thực tế, Thiên Chúa, "không những cứu chúng ta khỏi tội, nhưng còn làm chúng ta đáng yêu... Người đã trang điểm linh hồn chúng ta và làm nó nên đẹp, đáng ao ước và đáng thương." Và khi thánh Phaolô tuyên bố rằng Thiên Chúa đã làm như vậy nhờ máu của Con Người, Thánh Gioan Kim Khẩu kêu lên: "Không gì lớn hơn sự này: máu của Thiên Chúa đổ ra cho chúng ta. Còn lớn hơn sự chọn làm con và các ơn khác, là dầu người Con cũng không tha (x. Rm 8: 32); trên thực tế, điều lớn là tội được tha, nhưng còn lớn hơn là sự này xảy ra nhờ máu của Chúa" (ibid., 14)

Cuối buổi triều yết, bản tóm sau đây được đọc bằng tiếng Anh nhờ một viên chức Đức Giáo hoàng:

Mỗi ngày thứ Hai trong Kinh Chiều, Giáo hội hát bài thánh ca cao cả là phần mởi đầu trong Thư gởi tín hửu Ephesô. Thánh ca là một thánh thi ca ngợi quyền phép cứu độ của Thiên Chúa được mạc khải trong Chúa Giêsu Kitô. Trong lòng tốt vô cùng của Người, Thiên Chúa đã định trước khi tạo dựng thế gian qui tụ tất cả mọi sự nên một nhờ người Con yêu dấu của Người.

Kế hoạch mầu nhiệm cứu rỗi lên tới tột đỉnh trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo hội. Nhờ Máu Chúa Kitô, đỗ ra trên thánh giá, chúng ta đã nhận lãnh sự cứu rỗi và sự tha thứ tội lỗi chúng ta. Nhờ ân sủng, chúng ta được tiền định trong tình yêu trở thành con cái Thiên Chúa và chia sẻ sự viên mãn của chính sự sống của Thiên Chúa.

Sau đó Đức Thánh Cha đã chào những người hành hương trong nhiều thứ tiếng. Ngài nói bằng tiếng Anh:

Tôi chào tất cả những người hành hương và khách thăm viếng nói tiếng Anh hiện diện trong buổi triều yết hôm nay, cách riêng những người đến từ Anh Quốc, Ireland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Hoa Kỳ. Tôi cám ơn các ca đoàn đã hát ngợi khen Thiên Chúa. Trên anh chị em và gia đình anh chị em tôi chân tình cầu xin ân sủng và bình an của Chúa Giêu Kitô Chúa chúng ta.>/font>

ZE04021801____________________________________NQS_______________