Trong một bài giảng thuyết một tuần trước khi bắt đầu Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2015, gọi tắt là COP 21, tại Paris, Đức Hồng Y André Vingt-Trois cảnh báo chống lại hai cám dỗ liên quan đến sinh thái.

Cám dỗ đầu tiên là “mơ về một vũ trụ tinh khiết”, thuần khiết đến mức không có chỗ cho nhân loại. “Đây là một thiên đường trần thế mà không có con người. Đó là hệ sinh thái chống lại loài người, nói cách khác là viễn kiến xem con người như một kẻ xâm nhập và một tên phá hoại”

Cám dỗ thứ hai, theo Đức Hồng Y Vingt-Trois là mơ về một “hệ sinh thái cục bộ” trong đó chúng ta tận dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên để “bảo vệ cách sống của chúng ta” và để “đảm bảo sự thịnh vượng của riêng chúng ta có thể được tiếp tục.”

Đề cập đến thông điệp Laudato Si của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Vingt-Trois gọi sinh thái là một dự án toàn cầu của cuộc sống mà phải vươn tới được tất cả các lĩnh vực của đời sống con người ... Sinh thái học không phải là một sự trang trí sang trọng cho các xã hội phát triển, nó là một vấn đề sinh tử mời gọi chúng ta sửa đổi cách sống của chúng ta để có thể tồn tại được.”

Ngài nói thêm, sinh thái học “không chỉ tính đến công việc của chúng ta, lợi ích của chúng ta, hy vọng của chúng ta, hệ tư tưởng của chúng ta,” nhưng là “tổng thể của vũ trụ trong đó Chúa Kitô là trung tâm”.