Thế giới đã chứng kiến cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ và Anh quốc phát động nhằm giải giới Iraq và hạ bệ Sadam Hussein. Cuộc chiến đã và còn đang gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận thế giới nói chung và trong phạm vi hai nước chủ chiến nói riêng.
Trong giới hạn bài này, tôi không muốn đứng trên lập trường chính trị hay tình cảm để ủng hộ hoặc chống đối cuộc chiến này. Tôi chỉ muốn nhân cơ hội này để nói qua về giáo lý của Giáo hội Công Giáo về Điều Răn Thứ Năm cấm giết người và về quyền tự vệ chính đáng, và từ quyền này, nêu ra những lý do cho phép tiến hành một cuộc chiến tranh chính đáng.
Nhưng trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu xem Giáo Hội dạy những gì về Điều Răn thứ Năm.
Đọc Kinh Thánh, chúng ta được biết từ đầu Chúa đã cấm giết người (Xh 20,13). Khi Chúa Giêsu xuống thế, Người cũng dạy “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng : chớ giết người. Ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết ai giận ghét anh em mình thì sẽ bị tòa luận phạt"….. (Mt 5:21- 22). Dựa trên lề luật này, Giáo Hội khẳng định : “.. Chỉ một mình Thiên Chúa là chủ của sự sống, từ đầu đến cuối : không một ai, trong mọi hoàn cảnh,có thể đòi cho mình cái quyền trực tiếp hủy diệt một con người vô tội” (Sách Giáo Lý Công Giáo Giáo GLCG, c.2258).
Giáo huấn này hoàn toàn phù hợp với lời Kinh Thánh trong sách Xuất Hành : “Ngươi không được giết các kẻ vô tội và người công chính”(Xh 23:7). Như vậy cố ý hủy diệt mạng sống của mình và của người khác là điều nghiêm cấm vì là trọng tội theo lề luật của Chúa mà Giáo Hội có trách nhiệm và bổn phận dạy bảo và nhắc nhở cho con cái mình. Phải tôn trọng mạng sống của mình và của người khác vì chỉ một mình Chúa là chủ tể của sự sống. Chỉ một mình Ngài ban phát sự sống cho mọi loài thụ tạo và cách riêng cho con người được tạo dựng theo hình ảnh của Chúa. Sự sống của con người là linh thánh (sacred)vì bắt nguồn từ Thiên Chúa.
Áp dụng giới luật này vào đời sống, có thể nêu ra dưới đây những trường hợp cụ thể đòi buộc phải tôn trọng sự sống của mình và của người khác như sau:
I - TÔN TRỌNG SỰ SỐNG CON NGƯỜI :
- Không được phép cố ý hủy hoại một phần nào trong cơ thể của mình, thí dụ chặt cắt chân tay(amputation)hoặc dùng thuốc đưa đến hậu quả tai hại cho một cơ năng nào của thân thể hoặc có hại cho sức khoẻ nói chung. Cụ thể, không được ăn uống quá độ, lạm dụng rượu, thuốc lá và các dược phẩm, ma túy. “Những người say rượu,hoặc say mê tốc độ đến mức gây nguy hiểm cho sự an toàn của người khác và của chính mình trên đường phố, trên biển và trên không đều mắc tội nặng”(GLCG,c.2290).
- Không được phép cố ý hủy hoại sự sống của mình (tự tử), của người khác( cố sát: intentional homicide) hay của bào thai (abortion). “ kẻ sát nhân và những ai cố ý cộng tác vào việc giết người này đều phạm một tội kêu tới Trời xin báo thu = the murderer and those who cooperate voluntarily in murder commit asin that cries out to heaven for vengeance” (GLCG, c.2268).
Tuyệt đối cấm phá thai, dù bất cứ lý do nào. Cố ý hoặc phụ giúp vào việc hủy hoại một bào thai sẽ bị vạ tuyệt thông (latae sententiae.GLCG,c.2272)
Không thể nêu lý do cần cứu sống người mẹ mà phải hủy bào thai. Nếu vì lý do y khoa cần cứu chữa người mẹ hoặc của thai nhi thì chủ đích muốn nhằm phải là việc cứu mạng sống đang lâm nguy chứ không nhằm hủy hoại sự sống của ai. Nhưng nếu chẳng may vì phương pháp cứu chữa mà hậu quả bên le (phụ) (side-effect) ngoài ý muốn đưa đến việc hủy hoại sự sống thí có thể được chấp nhận về mặt luân lý, nghĩa là không phạm tội sát nhân trong trường hợp này.
Một vấn đề nữa liên can đến việc bảo vệ sự sống con người, là vấn đề “chết an toàn, không đau đớn :Euthanasia”. Theo giáo lý của Giáo hội Công Giáo,các bác sĩ, y tá, và thân nhân bệnh nhân không được phép tự ý giúp bệnh nhân chết không đau đớn bằng cách trích cho bệnh nhân loại thuốc giúp cho chết êm dịu để tránh cơn đau đớn hành hạ thể xác. Bệnh nhân khi còn tỉnh táo cũng không được phép xin trích loại thuốc này vì như vậy là có ý muốn chấm dứt sự sống của mình trái với luật Chúa. Ngoài ra, thân nhân và nhân viên bệnh viện cũng không được phép rút máy trợ sinh (life- support machine) ra khỏi bệnh nhân bao lâu phương tiện này còn cần thiết để cứu sống bệnh nhân. Chỉ khi nào các cơ quan trọng yếu của cơ thể như tim, thận và não bộ đã ngưng hoạt động và sự hô hấp chỉ còn nhờ máy mà thôi thì lúc đó mới được rút máy trợ sinh, vì sự tiếp tục sẽ chỉ gây tốn phí vô ích cho gia đình bệnh nhân trong khi sự sống tự nhiên đã thực sự chấm dứt. Tóm lại, phải bảo vệ và tôn trọng sự sống của con người từ khi còn là bào thai cho đến cái chết tự nhiên (natural death) trên giường bệnh. Ai cố ý vi phạm hoặc trợ giúp cho người khác hủy hoại sự sống này đều mắc tội trọng.
II -TÔN TRỌNG NHÂN PHẨM CON NGƯỜI :
Cũng phải tôn trọng phẩm giá ( human dignity) con người như tôn trọng sự sống tự nhiên. Nhằm mục đích này, mọi người phải tôn trọng phẩm giá của nhau bằng cách không cố ý làm hoặc nói lời gì có hại đến thanh danh của người khác. Do đó, mọi hình thức bỏ vạ cáo gian, nói xấu, khinh chê, công khai sỉ nhục (public insult) ngươì khác đều vi phạm đến nhân phẩm của người âý và đều có lỗi về mặt luân lý.
Cũng trong mục đích tôn trọng những giá trị tinh thần và thiêng liêng của người khác, phải kể đến tai hại của điều được gọi là “gương mù, gương xấu” (scandals). Chúa Giêsu đã dạy “ kẻ nào làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây sa ngã thì thà cột cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn” (Mt 18:6). Nghĩa là không được viết sách báo với nội dung xấu về mặt luân lý để quảng bá cho những lối sống vô đao đức, phương hại cho thần phong mỹ tục, đầu độc tinh thần của quần chúng độc giả, nhất là giới trẻ. Tiếp tay phổ biến những loại sách báo phim ảnh đồi trụy cũng mắc tội làm “gương mù” như những người đã sản xuất ra những sản phẩm vô luân này. Đặc biệt, phải liệt kê vào loại có tội làm gương xấu nhửng người tổ chức các chỗ ăn chơi, cờ bạc, mãi dâm để đưa nhiều người vào đường sa đọa, hư mất. Nhưng người vô tình hay cố ý làm gương mù gương xấu cho người khác cần nghe lại lời cảnh cáo sau đây của Chúa Giêsu : “Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã, nhưng khốn cho kẻ là cớ cho người ta vấp ngã” (Lk 17,1). Đây là tội làm thương tổn đến linh hồn, đến phần rỗi của người khác mà mọi tín hữu Chúa Kitô phải xa tránh hầu chu toàn lề luật yêu tha nhân, tôn trọng tính mạng, danh dự và linh hồn của tha nhân như của chính mình.
Tóm lại, trong khuôn khổ thực hành giới răn thứ năm, “gương xấu là thái độ hoặc hành vi khuyến khích tha nhân làm điều ác. Người làm gương xấu đã trở thành kẻ cám dỗ người ta. Nó phá hoại nhân đức và sự ngay chính. Nó có thể lôi kéo người đồng loại vào chỗ chết về phần linh hồn”(GLCG, c.2284)
II I- QUYỀN TỰ VỆ CHÍNH ĐÁNG :
Mặc dù giới răn thứ năm cấm giết người, cấm tự sát, cấm làm gương xấu….. nhưng không có nghĩa là phải buông xuôi tay cho người khác tấn công, xâm phạm đến sự toàn vẹn thân thể, tính mạng và danh dự của mình. Nếu mình phải tôn trọng sinh mạng, taì sản và danh dự của người khác thì cũng không ai được phép xâm phạm tài sản, làm gì nguy hại đến tính mạng và danh giá của mình. Đây là luật công bằng đòi buộc mọi người phải triệt để tôn trọng khi sống chung với nhau trong cộng đồng nhân loại, ở phạm vi nhỏ bé là gia đình hay rộng lớn ngoài xã hội.
Thật vậy, Luật của Chúa và luật tự nhiên đều đòi buộc phải yêu mến bản thân mình và tôn trọng sinh mạng của người khác. Tuy nhiên, vẫn có luật tự vệ chính đáng được phép thi hành trong thực tế để bảo vệ mạng sống và danh dự của mình trước hành vi xâm phạm bất chính của kẻ khác. “Tự vệ chính đáng của các cá nhân và các xã hội không phải là một ngoại lệ đối với luật cấm giết người..” (GLCG,c.2263). Nói khác đi, tự vệ chính đáng là biện pháp cần thiết để ngăn cản kẻ muốn vi phạm luật cấm giết người của Chúa và của xã hội, đồng thời cũng để bảo vệ mạng sống và danh dự chính đáng của mình. “Ai bảo vệ sự sống của mình sẽ không mắc tội sát nhân, dù có vì thế mà phải đánh cho kẻ tấn công mình một đòn chí tử”(GLCG,c.2264). Đây là giáo lý của Giáo Hội Công Giáo và cũng là luật pháp của mọi xã hội văn minh trên thế giới. Cụ thể trong thực tế, mọi người có bổn phận bảo vệ mạng sống của mình bằng mọi giá. Nếu có kẻ cầm súng, cầm dao tấn công mình thì mình có quyền tự vệ bằng phương tiện tương tự. Và nếu vì phải tự vệ để cứu mạng sống của mình đưa đến cái chết cho kẻ tấn công thì lỗi đó không phải của mình, và đó cũng không phải là tội sát nhân. Nhưng cũng phải rất thận trọng khi áp dựng quyền tự vệ chính đáng này. Không thể lấy cớ tự vệ để giết người khác trong khi thực sư không có nguy cơ mất mạng mình vì người đó. Thí dụ, một người chỉ mới lên tiếng đe dọa, chứ chưa có hành vi tấn công bằng võ khí giết người như súng, búa hoặc dao, mà mình đã vội ra tay hạ sát người đó thì đây không phải là tự vệ chính đáng mà là cố sát. Ngược lại, một thiếu nữ bị kẻ lưu manh có võ trang muốn hãm hại. Cô cũng có súng trong tay và đã lớn tiếng cảnh cáo kể tấn công không được thực hiện ý đồ xấu, nhưng y vẩn cương quyết tiến tới thì buộc cô phải bắn y để bảo toàn thân thể của mình một cách chính đáng.
Cũng trong mục đích tự vệ chính đáng, một quốc gia có bổn phận bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân mình khỏi mọi đe dọa của bất cứ thế lực thù địch nào. Nghiã là, quốc gia có quyền và bổn phận chống lại mọi hình thức xâm lăng của nước khác. Không quốc gia nào có quyền vô cớ dùng võ lực tấn công một quốc gia khác. Chiến tranh là một tội ác vì nó đưa đến sự chết chóc vô lý cho nhiều người.Vì thế phải làm hết sức mình để tránh thảm họa này. Giáo lý Công Giáo nói rõ : “Bất cứ hành vi chiến tranh nào nhằm tàn phá toàn bộ những thành phố, hoặc những vùng rộng lớn cùng với dân cư ở đó, một cách bất phân biệt, đều là những tội ác chống lại Thiên Chúa và chống lại chính con người: các hành vi như thế phải bị lên án cách mạnh me không chút ngần ngại. Một nguy cơ của chiến tranh hiện đại là mang đến cho con người những vũ khí khoa học, nhất là vũ khí nguyên tử, vũ khí sinh học hoặc hóa học, để họ phạm những tội ác đó” (GLCG,c.2314). Như vậy rõ ràng Giáo Hội lên án chiến tranh và mọi phương tiện đưa đến sự tàn phá cơ sở vật chất và sinh mạng con người. Tuy nhiên, quyền tự vệ chính đáng vẫn được phép sử dụng ở đây để đánh trả mọi hình thức chiến tranh nhằm chống lại một dân tộc, tàn phá một quốc gia.
Mọi người, mọi quốc gia đều có bổn phận hoạt động cho hòa bình, vì “hòa bình dưới đất là hình ảnh và hoa trái của hòa bình Chúa Kitô “Ông Hoàng của Hòa Bình=Prince of Peace”(GLCG c.2305). Nhưng nếu có nguy cơ đe dọa cho hòa bình, cho sự an sinh của dân chúng ở một hay nhiều nơi trên thế giới, thì những người có trách nhiệm trong một quốc gia hay cộng đồng thế giới phải nỗ lực tìm giải pháp ngăn chặn nguy cơ đó, để bảo vệ hòa bình, đảm bảo an ninh và tự do sinh sống cho những người dân bị đe dọa bởi tai họa đó. Nhưng trước khi phải sử dụng võ lực để đối phó với nguy cơ chiến tranh, thì phải tận dụng mọi khả năng dàn xếp hòa bình.
Một cuộc chiến tranh chỉ được coi là công chính (just war doctrine)nếu hội đủ những điều kiện sau đây :
1 -Trước hết, đó là quyền tự vệ chính đáng của một quốc gia trước sự xâm lăng võ trang của một hay nhiều quốc gia khác. Nghiã là, một quốc gia được phép dùng võ lực để chống lại mọi cuộc xâm lăng võ trang bất cứ từ đâu đến hầu baỏ vệ sự an toàn lãnh thổ và sinh mạng cho dân cuả mình. Đây là quyền tự vệ chính đáng phải làm và được phép làm vì sự công chính(justification).
2-Khi có nguy cơ thực sự đe dọa an ninh, an toàn cho một hay nhiều quốc gia đến từ một quốc gia khác, và những thiệt hại về sinh mạng và tài sản do nguy cơ này gây ra có tính lâu dài, nặng nề và chắc chắn. Trong truờng hợp này, truớc hết vẫn phải vận dụng mọi giải pháp hòa bình còn có thể được để giải quyết nguy cơ này. Nhưng nếu mọi giải pháp hoà bình đã vận dụng đều tỏ ra vô hiệu, thì giải pháp võ lực là cuối cùng phải sử dụng để loại trừ tai họa trên.
Nhưng cũng phải baỏ đảm là giải pháp võ lực áp dụng “sẽ không mang lại những tai hại và những xáo trộn nghiêm trọng hơn là tai hại mà ta muốn gạt bỏ” (GLCG, c.2309). Nói khác đi, phải cân nhắc để baỏ đảm rằng việc sử dụng võ lực để đối phó vơí một nguy cơ, không gây ra nhiều thiệt hại về taì sản và sinh mạng hơn nguy cơ nói trên có thể gây ra cho người và tai sản cuả một vùng đất naò đó.
Tóm lại, được phép phát động một cuộc chiến tranh để loại trừ một tai họa lớn đối với sự an toàn và thịnh vượng của một hay một số quốc gia đang bị đe dọa bởi kể gây hấn mà mọi giải pháp ôn hòa đã không thuyết phục được kẻ đó từ bỏ con đường tội ác.
Ngoài trường hợp và những điều kiện cho phép trên đây, thì chiến tranh là tội ác không thể biện minh được về mặt luân lý, đạo đức.
“ Giáo Hội tha thiết thúc giục mỗi người hãy cầu nguyện và hành động thế nào để Chúa nhân từ giải thoát chúng ta khỏi cảnh nô lệ xưa kia của chiến tranh” (GLCG,c.2307).
Trong giới hạn bài này, tôi không muốn đứng trên lập trường chính trị hay tình cảm để ủng hộ hoặc chống đối cuộc chiến này. Tôi chỉ muốn nhân cơ hội này để nói qua về giáo lý của Giáo hội Công Giáo về Điều Răn Thứ Năm cấm giết người và về quyền tự vệ chính đáng, và từ quyền này, nêu ra những lý do cho phép tiến hành một cuộc chiến tranh chính đáng.
Nhưng trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu xem Giáo Hội dạy những gì về Điều Răn thứ Năm.
Đọc Kinh Thánh, chúng ta được biết từ đầu Chúa đã cấm giết người (Xh 20,13). Khi Chúa Giêsu xuống thế, Người cũng dạy “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng : chớ giết người. Ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết ai giận ghét anh em mình thì sẽ bị tòa luận phạt"….. (Mt 5:21- 22). Dựa trên lề luật này, Giáo Hội khẳng định : “.. Chỉ một mình Thiên Chúa là chủ của sự sống, từ đầu đến cuối : không một ai, trong mọi hoàn cảnh,có thể đòi cho mình cái quyền trực tiếp hủy diệt một con người vô tội” (Sách Giáo Lý Công Giáo Giáo GLCG, c.2258).
Giáo huấn này hoàn toàn phù hợp với lời Kinh Thánh trong sách Xuất Hành : “Ngươi không được giết các kẻ vô tội và người công chính”(Xh 23:7). Như vậy cố ý hủy diệt mạng sống của mình và của người khác là điều nghiêm cấm vì là trọng tội theo lề luật của Chúa mà Giáo Hội có trách nhiệm và bổn phận dạy bảo và nhắc nhở cho con cái mình. Phải tôn trọng mạng sống của mình và của người khác vì chỉ một mình Chúa là chủ tể của sự sống. Chỉ một mình Ngài ban phát sự sống cho mọi loài thụ tạo và cách riêng cho con người được tạo dựng theo hình ảnh của Chúa. Sự sống của con người là linh thánh (sacred)vì bắt nguồn từ Thiên Chúa.
Áp dụng giới luật này vào đời sống, có thể nêu ra dưới đây những trường hợp cụ thể đòi buộc phải tôn trọng sự sống của mình và của người khác như sau:
I - TÔN TRỌNG SỰ SỐNG CON NGƯỜI :
- Không được phép cố ý hủy hoại một phần nào trong cơ thể của mình, thí dụ chặt cắt chân tay(amputation)hoặc dùng thuốc đưa đến hậu quả tai hại cho một cơ năng nào của thân thể hoặc có hại cho sức khoẻ nói chung. Cụ thể, không được ăn uống quá độ, lạm dụng rượu, thuốc lá và các dược phẩm, ma túy. “Những người say rượu,hoặc say mê tốc độ đến mức gây nguy hiểm cho sự an toàn của người khác và của chính mình trên đường phố, trên biển và trên không đều mắc tội nặng”(GLCG,c.2290).
- Không được phép cố ý hủy hoại sự sống của mình (tự tử), của người khác( cố sát: intentional homicide) hay của bào thai (abortion). “ kẻ sát nhân và những ai cố ý cộng tác vào việc giết người này đều phạm một tội kêu tới Trời xin báo thu = the murderer and those who cooperate voluntarily in murder commit asin that cries out to heaven for vengeance” (GLCG, c.2268).
Tuyệt đối cấm phá thai, dù bất cứ lý do nào. Cố ý hoặc phụ giúp vào việc hủy hoại một bào thai sẽ bị vạ tuyệt thông (latae sententiae.GLCG,c.2272)
Không thể nêu lý do cần cứu sống người mẹ mà phải hủy bào thai. Nếu vì lý do y khoa cần cứu chữa người mẹ hoặc của thai nhi thì chủ đích muốn nhằm phải là việc cứu mạng sống đang lâm nguy chứ không nhằm hủy hoại sự sống của ai. Nhưng nếu chẳng may vì phương pháp cứu chữa mà hậu quả bên le (phụ) (side-effect) ngoài ý muốn đưa đến việc hủy hoại sự sống thí có thể được chấp nhận về mặt luân lý, nghĩa là không phạm tội sát nhân trong trường hợp này.
Một vấn đề nữa liên can đến việc bảo vệ sự sống con người, là vấn đề “chết an toàn, không đau đớn :Euthanasia”. Theo giáo lý của Giáo hội Công Giáo,các bác sĩ, y tá, và thân nhân bệnh nhân không được phép tự ý giúp bệnh nhân chết không đau đớn bằng cách trích cho bệnh nhân loại thuốc giúp cho chết êm dịu để tránh cơn đau đớn hành hạ thể xác. Bệnh nhân khi còn tỉnh táo cũng không được phép xin trích loại thuốc này vì như vậy là có ý muốn chấm dứt sự sống của mình trái với luật Chúa. Ngoài ra, thân nhân và nhân viên bệnh viện cũng không được phép rút máy trợ sinh (life- support machine) ra khỏi bệnh nhân bao lâu phương tiện này còn cần thiết để cứu sống bệnh nhân. Chỉ khi nào các cơ quan trọng yếu của cơ thể như tim, thận và não bộ đã ngưng hoạt động và sự hô hấp chỉ còn nhờ máy mà thôi thì lúc đó mới được rút máy trợ sinh, vì sự tiếp tục sẽ chỉ gây tốn phí vô ích cho gia đình bệnh nhân trong khi sự sống tự nhiên đã thực sự chấm dứt. Tóm lại, phải bảo vệ và tôn trọng sự sống của con người từ khi còn là bào thai cho đến cái chết tự nhiên (natural death) trên giường bệnh. Ai cố ý vi phạm hoặc trợ giúp cho người khác hủy hoại sự sống này đều mắc tội trọng.
II -TÔN TRỌNG NHÂN PHẨM CON NGƯỜI :
Cũng phải tôn trọng phẩm giá ( human dignity) con người như tôn trọng sự sống tự nhiên. Nhằm mục đích này, mọi người phải tôn trọng phẩm giá của nhau bằng cách không cố ý làm hoặc nói lời gì có hại đến thanh danh của người khác. Do đó, mọi hình thức bỏ vạ cáo gian, nói xấu, khinh chê, công khai sỉ nhục (public insult) ngươì khác đều vi phạm đến nhân phẩm của người âý và đều có lỗi về mặt luân lý.
Cũng trong mục đích tôn trọng những giá trị tinh thần và thiêng liêng của người khác, phải kể đến tai hại của điều được gọi là “gương mù, gương xấu” (scandals). Chúa Giêsu đã dạy “ kẻ nào làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây sa ngã thì thà cột cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn” (Mt 18:6). Nghĩa là không được viết sách báo với nội dung xấu về mặt luân lý để quảng bá cho những lối sống vô đao đức, phương hại cho thần phong mỹ tục, đầu độc tinh thần của quần chúng độc giả, nhất là giới trẻ. Tiếp tay phổ biến những loại sách báo phim ảnh đồi trụy cũng mắc tội làm “gương mù” như những người đã sản xuất ra những sản phẩm vô luân này. Đặc biệt, phải liệt kê vào loại có tội làm gương xấu nhửng người tổ chức các chỗ ăn chơi, cờ bạc, mãi dâm để đưa nhiều người vào đường sa đọa, hư mất. Nhưng người vô tình hay cố ý làm gương mù gương xấu cho người khác cần nghe lại lời cảnh cáo sau đây của Chúa Giêsu : “Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã, nhưng khốn cho kẻ là cớ cho người ta vấp ngã” (Lk 17,1). Đây là tội làm thương tổn đến linh hồn, đến phần rỗi của người khác mà mọi tín hữu Chúa Kitô phải xa tránh hầu chu toàn lề luật yêu tha nhân, tôn trọng tính mạng, danh dự và linh hồn của tha nhân như của chính mình.
Tóm lại, trong khuôn khổ thực hành giới răn thứ năm, “gương xấu là thái độ hoặc hành vi khuyến khích tha nhân làm điều ác. Người làm gương xấu đã trở thành kẻ cám dỗ người ta. Nó phá hoại nhân đức và sự ngay chính. Nó có thể lôi kéo người đồng loại vào chỗ chết về phần linh hồn”(GLCG, c.2284)
II I- QUYỀN TỰ VỆ CHÍNH ĐÁNG :
Mặc dù giới răn thứ năm cấm giết người, cấm tự sát, cấm làm gương xấu….. nhưng không có nghĩa là phải buông xuôi tay cho người khác tấn công, xâm phạm đến sự toàn vẹn thân thể, tính mạng và danh dự của mình. Nếu mình phải tôn trọng sinh mạng, taì sản và danh dự của người khác thì cũng không ai được phép xâm phạm tài sản, làm gì nguy hại đến tính mạng và danh giá của mình. Đây là luật công bằng đòi buộc mọi người phải triệt để tôn trọng khi sống chung với nhau trong cộng đồng nhân loại, ở phạm vi nhỏ bé là gia đình hay rộng lớn ngoài xã hội.
Thật vậy, Luật của Chúa và luật tự nhiên đều đòi buộc phải yêu mến bản thân mình và tôn trọng sinh mạng của người khác. Tuy nhiên, vẫn có luật tự vệ chính đáng được phép thi hành trong thực tế để bảo vệ mạng sống và danh dự của mình trước hành vi xâm phạm bất chính của kẻ khác. “Tự vệ chính đáng của các cá nhân và các xã hội không phải là một ngoại lệ đối với luật cấm giết người..” (GLCG,c.2263). Nói khác đi, tự vệ chính đáng là biện pháp cần thiết để ngăn cản kẻ muốn vi phạm luật cấm giết người của Chúa và của xã hội, đồng thời cũng để bảo vệ mạng sống và danh dự chính đáng của mình. “Ai bảo vệ sự sống của mình sẽ không mắc tội sát nhân, dù có vì thế mà phải đánh cho kẻ tấn công mình một đòn chí tử”(GLCG,c.2264). Đây là giáo lý của Giáo Hội Công Giáo và cũng là luật pháp của mọi xã hội văn minh trên thế giới. Cụ thể trong thực tế, mọi người có bổn phận bảo vệ mạng sống của mình bằng mọi giá. Nếu có kẻ cầm súng, cầm dao tấn công mình thì mình có quyền tự vệ bằng phương tiện tương tự. Và nếu vì phải tự vệ để cứu mạng sống của mình đưa đến cái chết cho kẻ tấn công thì lỗi đó không phải của mình, và đó cũng không phải là tội sát nhân. Nhưng cũng phải rất thận trọng khi áp dựng quyền tự vệ chính đáng này. Không thể lấy cớ tự vệ để giết người khác trong khi thực sư không có nguy cơ mất mạng mình vì người đó. Thí dụ, một người chỉ mới lên tiếng đe dọa, chứ chưa có hành vi tấn công bằng võ khí giết người như súng, búa hoặc dao, mà mình đã vội ra tay hạ sát người đó thì đây không phải là tự vệ chính đáng mà là cố sát. Ngược lại, một thiếu nữ bị kẻ lưu manh có võ trang muốn hãm hại. Cô cũng có súng trong tay và đã lớn tiếng cảnh cáo kể tấn công không được thực hiện ý đồ xấu, nhưng y vẩn cương quyết tiến tới thì buộc cô phải bắn y để bảo toàn thân thể của mình một cách chính đáng.
Cũng trong mục đích tự vệ chính đáng, một quốc gia có bổn phận bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân mình khỏi mọi đe dọa của bất cứ thế lực thù địch nào. Nghiã là, quốc gia có quyền và bổn phận chống lại mọi hình thức xâm lăng của nước khác. Không quốc gia nào có quyền vô cớ dùng võ lực tấn công một quốc gia khác. Chiến tranh là một tội ác vì nó đưa đến sự chết chóc vô lý cho nhiều người.Vì thế phải làm hết sức mình để tránh thảm họa này. Giáo lý Công Giáo nói rõ : “Bất cứ hành vi chiến tranh nào nhằm tàn phá toàn bộ những thành phố, hoặc những vùng rộng lớn cùng với dân cư ở đó, một cách bất phân biệt, đều là những tội ác chống lại Thiên Chúa và chống lại chính con người: các hành vi như thế phải bị lên án cách mạnh me không chút ngần ngại. Một nguy cơ của chiến tranh hiện đại là mang đến cho con người những vũ khí khoa học, nhất là vũ khí nguyên tử, vũ khí sinh học hoặc hóa học, để họ phạm những tội ác đó” (GLCG,c.2314). Như vậy rõ ràng Giáo Hội lên án chiến tranh và mọi phương tiện đưa đến sự tàn phá cơ sở vật chất và sinh mạng con người. Tuy nhiên, quyền tự vệ chính đáng vẫn được phép sử dụng ở đây để đánh trả mọi hình thức chiến tranh nhằm chống lại một dân tộc, tàn phá một quốc gia.
Mọi người, mọi quốc gia đều có bổn phận hoạt động cho hòa bình, vì “hòa bình dưới đất là hình ảnh và hoa trái của hòa bình Chúa Kitô “Ông Hoàng của Hòa Bình=Prince of Peace”(GLCG c.2305). Nhưng nếu có nguy cơ đe dọa cho hòa bình, cho sự an sinh của dân chúng ở một hay nhiều nơi trên thế giới, thì những người có trách nhiệm trong một quốc gia hay cộng đồng thế giới phải nỗ lực tìm giải pháp ngăn chặn nguy cơ đó, để bảo vệ hòa bình, đảm bảo an ninh và tự do sinh sống cho những người dân bị đe dọa bởi tai họa đó. Nhưng trước khi phải sử dụng võ lực để đối phó với nguy cơ chiến tranh, thì phải tận dụng mọi khả năng dàn xếp hòa bình.
Một cuộc chiến tranh chỉ được coi là công chính (just war doctrine)nếu hội đủ những điều kiện sau đây :
1 -Trước hết, đó là quyền tự vệ chính đáng của một quốc gia trước sự xâm lăng võ trang của một hay nhiều quốc gia khác. Nghiã là, một quốc gia được phép dùng võ lực để chống lại mọi cuộc xâm lăng võ trang bất cứ từ đâu đến hầu baỏ vệ sự an toàn lãnh thổ và sinh mạng cho dân cuả mình. Đây là quyền tự vệ chính đáng phải làm và được phép làm vì sự công chính(justification).
2-Khi có nguy cơ thực sự đe dọa an ninh, an toàn cho một hay nhiều quốc gia đến từ một quốc gia khác, và những thiệt hại về sinh mạng và tài sản do nguy cơ này gây ra có tính lâu dài, nặng nề và chắc chắn. Trong truờng hợp này, truớc hết vẫn phải vận dụng mọi giải pháp hòa bình còn có thể được để giải quyết nguy cơ này. Nhưng nếu mọi giải pháp hoà bình đã vận dụng đều tỏ ra vô hiệu, thì giải pháp võ lực là cuối cùng phải sử dụng để loại trừ tai họa trên.
Nhưng cũng phải baỏ đảm là giải pháp võ lực áp dụng “sẽ không mang lại những tai hại và những xáo trộn nghiêm trọng hơn là tai hại mà ta muốn gạt bỏ” (GLCG, c.2309). Nói khác đi, phải cân nhắc để baỏ đảm rằng việc sử dụng võ lực để đối phó vơí một nguy cơ, không gây ra nhiều thiệt hại về taì sản và sinh mạng hơn nguy cơ nói trên có thể gây ra cho người và tai sản cuả một vùng đất naò đó.
Tóm lại, được phép phát động một cuộc chiến tranh để loại trừ một tai họa lớn đối với sự an toàn và thịnh vượng của một hay một số quốc gia đang bị đe dọa bởi kể gây hấn mà mọi giải pháp ôn hòa đã không thuyết phục được kẻ đó từ bỏ con đường tội ác.
Ngoài trường hợp và những điều kiện cho phép trên đây, thì chiến tranh là tội ác không thể biện minh được về mặt luân lý, đạo đức.
“ Giáo Hội tha thiết thúc giục mỗi người hãy cầu nguyện và hành động thế nào để Chúa nhân từ giải thoát chúng ta khỏi cảnh nô lệ xưa kia của chiến tranh” (GLCG,c.2307).