Việc bỏ đạo không có nghĩa là không còn cơ hội để ăn năn, hối cải

Đó là lời nhận xét của Chuyên Gia Cố Vấn về Pháp Lý và Luật Lệ của Giáo Hội thuộc Tổng Giáo Phận Madrid

MADRID, Spain, JULY 16, 2004 (Zenit.org ).- Tuần qua, Nhóm Hành Động của Những Người Đồng Tính Luyến Ái Nam, Nữ, Những Người Chuyển Đổi Giới Tính và Những Người Lưỡng Tính (gọi tắt theo tên tiếng Anh là COGAM) ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha đã trao 1,500 lá thư cho Tổng Giáo Phận Madrid, từ những người muốn từ bỏ đức tin Công Giáo.

Hãng thông tấn Công Giáo Zenit đã tham vấn với Roberto Serres, phó giáo sư về luật lệ giáo hội thuộc phân khoa Thần Học của trường Thánh Damasus, và cũng đồng thời là chuyên gia cố vấn về pháp lý và luật lệ của Giáo Hội thuộc Tổng Giáo Phận Madrid, về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bỏ đạo.

Hỏi (H): Thưa Giáo sư, việc bỏ đạo là gì?

Giáo sư Serres (T): Thưa, bỏ đạo chính là việc chối bỏ hoàn toàn đức tin Kitô giáo được truyền lại khi lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy. Rửa tội, chính là hình thức lãnh nhận lấy nhân phẩm như là một người con của Thiên Chúa, và vì thế nó sẽ không bao giờ bị mất đi. Người được rửa tội có thể từ bỏ người Cha Thánh đở đầu của mình là Chúa Giêsu Kitô, Người đã mặc lấy thân phận con người và cứu rỗi chúng ta khỏi tội lổi, u sầu; và Giáo Hội, mà anh ta được sinh ra để lảnh nhận ơn huệ của một sự sống mới.

Việc bỏ đạo cũng hàm ý bao gồm cả sự chối bỏ hoàn toàn những điều cơ bản trên, hoàn toàn là do cá nhân, được tự do và có chủ ý muốn tách rời mình ra khỏi chính thực tại mà mình đã được cưu mang.

Lấy ví dụ như, chỉ một hành động đơn lẻ là từ bỏ việc thực hành tôn giáo, hay là có một nghi vấn gì đó về mặt trí tuệ đối một vài khía cạnh của đức tin không thôi, cũng chưa đủ để tạo ra việc bỏ đạo. Bỏ đạo chính là hình thức của tội trọng bởi vì nó đồng nghĩa với việc chối bỏ hoàn toàn đức tin đã được lãnh nhận.

Thì trong những trường hợp này, người được rửa tội, tự đặt mình ra khỏi việc thông công với Giáo Hội, và do đó đã đánh mất đi cơ hội được cứu rổi mà người đó được lãnh nhận thông qua Giáo Hội. Và kết quả là, anh ta không còn có thể lãnh nhận các phép bí tích, và khi chết đi, anh ta cũng sẽ không được chôn cất theo các nghi lễ của Giáo Hội. Đây rõ ràng không phải là vấn đề “trừng phạt” bất kỳ ai đó, mà là kiên quyết tuân theo những luật lệ đã được áp dụng để tránh gây ra sự ngộ nhận nhằm ảnh hưởng đến bản chất tự nhiên của Giáo Hội, đối với những ai đã tự động rời bỏ Giáo Hội của mình.

Dĩ nhiên là, qua những trường hợp như vậy, vẫn còn có khả năng để hòa giải và trở về với Giáo Hội, vì Giáo Hội luôn rộng mở, nếu như người đó biết thực tâm hoán cải.

(H): Thưa Giáo sư, đó có phải là một hiện tượng rất thường hay xảy ra không?

(T): Tôi không có dữ liệu nào nói về việc bỏ đạo có thường xảy ra hay không. Hơn nữa, rất khó mà có được con số thống kê chính xác, vì lẽ, việc bỏ đạo, trên hết vẫn là một hành động chối bỏ đức tin hoàn toàn, từ chính trong nội tâm của con người, mà không cần phải biểu lộ gì cả ra bên ngoài. Thì rõ ràng là, trong tình huống như vậy, có ai mà biết được. Thì đó không được xem như là một sự xúc phạm quá đáng, nếu xét theo quan điểm của luật lệ giáo hội. Thế nhưng cội nguồn của tất cả mọi thứ chính là xuất phát từ bên trong nội tâm của người đó, và việc người đó sẳn sàng tuyên bố chối bỏ đức tin mà mình đã lãnh nhận.

Tôi vẫn thường hay nghĩ đến sự lãnh đạm, thờ ơ về đức tin của người được rửa tội hơn là sự chối bỏ đạo đích thực. Sự thờ ơ, lãnh đạm là một thái độ khác hẳn, nó bao gồm cả việc không sống xứng với những món quà tặng và hồng ân được lãnh nhận qua phép thanh tẩy, chối bỏ đi những gì mà đức tin đã biểu lộ ra, và chẳng cần phải quan tâm gì tới lời mời gọi của đức tin qua chính cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, có những lúc, đức tin tự bộc lộ ra vào một số thời điểm nhất định và qua từng thái độ cụ thể.

Để dẫn đến việc bỏ đạo, thì nó phải có liên quan đến thêm một bước nữa, chính là việc chuyển từ sự thờ ơ, lãnh đạm đến việc chối bỏ.

(H): Trong “Hiến Chế về Châu Âu,” Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị có đề cập tới “một sự chối bỏ đạo một cách thầm lặng.” Thưa Giáo sư, đâu là sự khác biệt cơ bản, nếu có, giữa hành động chối bỏ đạo công khai và hình thức chối bỏ đạo một cách thầm lặng?

(T): Thưa, chẳng có sự khác biệt lớn lao nào cả trong khía cạnh này, vì là, chẳng có biểu lộ gì cả ra bên ngoài, trong khi đó, nó lại xảy ra từ bên trong nội tâm, thì đó chính là nơi mà quyết định sẽ được đưa ra là liệu có ủng hộ hay chống lại Thiên Chúa và đức tin của Giáo Hội. Thì qua Hiến Chế kể trên. Đức Thánh Cha có đề cập tới một sự chối bỏ đạo một cách thầm lặng, Ngài nói như vậy vì đó là trong bối cảnh của nền văn hóa Châu Âu, một nền văn hóa chối bỏ Thiên Chúa và đặt con người thay thế Ngài như là một hiện thực tuyệt đối của lịch sử. Đó là một nền văn hóa mà, qua một vài hình thức biểu lộ của nó, đã tạo cơ hội cho con người để họ từ bỏ đức tin và xem đức tin như là một điều gì đó trái ngược, dẫu rằng, không có một lời phát biểu chính thức và lộ liễu nào chứng minh rằng đó là hình thức dẫn đến việc chối đạo cả.

(H): Thưa Giáo sư, theo Ông, tại sao những người sống trong tình trạng chối bỏ đức tin, lại không dám đứng công khai ra để tuyên bố từ bỏ đức tin của mình?

(T): Thưa, chẳng cần phải có một hình thức công khai để chối bỏ đức tin cả. Thay vào đó, điều mà chúng ta nên tự hỏi với chính bản thân mình, không phải là việc hỏi rằng: tại sao việc chối bỏ đức tin không được công khai hóa, mà là, đâu là những lời chứng thực của Giáo Hội khi phải diện đối với nhiều tình huống ly gián khác nhau, những mức độ khác nhau của việc ly gián khỏi Giáo Hội, và làm sao mà chúng ta có thể đáp ứng được điều mà Đức Thánh Cha đã hỏi chúng ta trong lời kêu gọi thúc đẩy của Ngài qua “Hiến Chế về Châu Âu,” mà anh vừa mới đề cập ở trên, để biết công bố, cử hành và phục vụ theo tinh thần của Phúc Âm.

(H): Thưa Giáo sư, có phải những trường hợp kể trên trong Giáo Hội Công Giáo là một hình thức “chối bỏ đạo công khai” như là tổ chức COGAM chẳng hạn?

(T): Thì trong trường hợp này, không những đó là một hình thức chối bỏ đạo một cách công khai, mà đó cũng còn là một hình thức chối bỏ đạo “một cách tập thể,” vì có rất nhiều đại diện từ tổ chức này cùng trao tay một số các bản văn viết bằng tay đòi bỏ đạo của rất nhiều người khác nhau.

Việc chối bỏ đạo, như đã nói ở trên, là một hành động hoàn toàn mang tính chất cá nhân, mà không cần gì phải có một hình thức biểu hiện bên ngoài để đối chiếu và duyệt xét, vì suy cho cùng, nó đã quá rõ ràng rồi, vì lẽ, nếu nó không rõ ràng, thì nó sẽ chẳng có hiệu ứng gì bên ngoài cả.

Nhưng từ việc này nếu việc biểu lộ ra bên ngoài không tương ứng với hành động bên trong nội tâm, thì đó vẫn còn là một chủ nghĩa hình thức mà thôi, vì nó thiếu đi tính xác thực và bối cảnh chung. Thì mối hiểm nguy đó vẫn còn hiện diện dưới dạng “chối bỏ đạo một cách tập thể,” bằng cách cho các cổ động viên của họ, chứ không phải hầu hết tất cả những ai ký tên là thực sự hiểu rõ được ý nghĩa và hậu quả của hành động chối đạo này.