Enugu- Nigeria: Các giám mục Nigeria nói việc áp dụng luật Shariah hay luật Hồi Giáo làm bộ luật hình sự, là một sự xâm phạm trắng trợn tới nhân quyền của tất cả mọi công dân.

Trong một văn thư ban hành sau lần họp tổng hội nghị Hội Ðồng Giám Mục tại Nigeria vào ngày 13/9, các Giám Mục nói :"Cơn khủng hoảng trên luật Shariah càng tồi tệ hơn là đi đến giải quyết. Nói chung, những mâu thuẫn giữa đạo đức và tôn giáo càng tiếp tục không thấy suy giảm".

Các Ðức Giám Mục đã họp Hội Ðồng từ ngày 9-13/9 tại Enugu. Trong văn thư với chủ đề "Sự quan tâm của chúng tôi cho quốc gia" cùng được đồng ký bởi Ðức Tổng Giám Mục Gioan Onaiyekan tại Abuja và Giám Mục Giuse Ajomo ở Lokoja là hai vị Chủ Tịch và Tổng Thư Ký của Hội Ðồng Giám Mục Nigeria.

"Cơ cấu tổ chức của chúng tôi bảo vệ nhân quyền cho mọi công dân. Cũng như bảo vệ quyền lợi luật pháp cho cư dân của mình, nó cũng giới hạn hành vi của những cá nhân hay các nhóm có mòi xâm phạm đến quyền của người khác".

Trong văn thư, các Giám Mục sẽ tiếp tục tìm cách đối thoại và gia tăng sự hiểu biết với cộng đoàn Hồi Giáo Nigeria. Nhưng các Giám Mục "sẽ không lặng thinh bao lâu sự bất công và quái dị của luật Shariah còn tiếp diễn".

Các Giám Mục nói đối thoại giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo vẫn thực sự cần thiết để duy trì hòa bình, bởi vì "như chúng ta thấy một cách sâu sắc trong thế giới và tại Nigeria ngày hôm nay, sự lựa chọn đối lại với đối thoại là bạo lực".


Các Giám Mục cũng mạnh dạn chỉ trích vụ xử ném đá người phụ nữ phạm tội dâm dục hồi gần đây. Các Giám Mục nói việc áp dụng rộng rãi luật Sharah trong các vụ hình sự đã "mang đến sự xấu hổ và xỉ nhục lớn lao đến quốc gia chúng ta trong cộng đồng quốc tế".

Cư dân Nigeria cũng "quan ngại xâu sa" về tình trạng chính trị bất ổn trong nước. Những cuộc bầu cử đã bị đình hoãn đến lần thứ ba vào đầu tháng 8 vừa qua.

"Áp dụng rộng rãi luật Sharial gây nguy hại đến quyền lợi dân nghèo và phụ nữ, và không trừng phạt đến những người quyền thế hay giới giàu sang phạm luật"

Các Giám Mục cũng lên án đến những tranh chấp chính trị "cậy nhờ một cách thô bỉ đến bạo lực".

"Chúng ta chứng kiến đến một "sỉ số bị ám sát đáng hốt hoảng và xử dụng kẻ giết mướn để đạt ưu thế cho mục đích chính trị".

Các Giám Mục cũng không ngần ngại phê bình tất cả các nhà lãnh đạo kể cả viên chức người Công Giáo, là những người không sống theo nguyên tắc dân chủ công lý, thành thật, đứng đắn, liêm chính và có trách nhiệm. Các Ngài cũng cảnh giác chính quyền phải liêm chính và có trách nhiệm và các Giám Mục cũng tự cam kết để sống theo lý tưởng như thế.

Vào tháng 3/2002, cô Amina Lawai đã bị kết tội chửa hoang và sẽ bị ném đá theo luật Shariah. Luật sư của cô đã kháng cáo lên tòa cấp trên. nhưng tòa đã tuyên bố giữ nguyên bản án vào hồi tháng 8. Cô Lawai sẽ bị chôn dưới cát cho tới cổ và bị ném đá cho tới chết vào năm 2004, sau khi hết thời gian cho con bú.


Người đẹp Agbani Darego tại Nigeria đoạt giải hoa hậu Phi Châu, đã đưa nước Nigeria được đứng ra tổ chức Giải Hoa Hậu thế giới vào ngày 30/11 tới đây tại thủ phủ Abuja. . Các tổ chức nhân quyền và một số nước trên thế giới đã cổ động kêu gọi tẩy chay không tham dự cuộc thi Hoa Hậu này. Các tham dự viên tại Pháp và Bỉ đã tuyên bố rút tên không tham dự.

Hoa hậu tại Thụy Sĩ vừa mới thắng cuộc cũng tuyên bố sẽ tẩy chay không tham dự cuộc thi Hoa Hậu thế giới tại Nigeria, để phản đối vụ cô Lawai bị xử ném đá.


Hoa Hậu Thụy Sĩ Nadine Vinzens, 19 tuổi tuyên bố rằng "Nếu tôi tới đó, có nghĩa là tôi ủng hộ hết mọi chuyện. Thật đáng sợ hãi những gì xảy đến cho người phụ nữ ở đó. Tình trạng nhân quyền thật tồi tệ".

Cô Amina Lawai 30 tuổi bị xử ném đá, đã sinh một cháu gái thật kháu khỉnh, tội không chồng mà chửa của cô cũng nặng lắm. Nhưng cô Lawai là một người phụ nữ rất nghèo, một người mẹ biết thương con và không nỡ lòng giết đi một sinh mạng mà nó lại là con mình. Tội của cô vẫn còn nhẹ hơn cả triệu triệu phụ nữ cùng trang lứa với cô, nếu trường hợp xảy ra giống như thế, họ đã đi phá thai, trục thai, nạo thai, uống thuốc "Ru-86" hay "viên thuốc cho ngày hôm sau" từ khuya rồi (Morning after bill). Một người mẹ can đảm thay!