Trước thực trạng đa-giáo-phái vẫn tồn tại từ nhiều thế kỷ và tình huống khẩn trương cuả Iraq, Thượng Phụ Raphael Louis Sako I cuả nghi lễ Chaldea đã lên tiếng kêu gọi các giáo phái Kitô hữu không hành động riêng rẽ, ngẫu nhiên, chỉ lo lắng cho bản sắc riêng của cộng đồng mình, nhưng thay vào đó nên thể hiện một vị trí thống nhất về mọi mặt, chính trị và xã hội, như là một "thành viên Kitô giáo".

Thông điệp cuà Đức Thượng Phụ được gửi đến tất cả các Kitô hữu ở Iraq, kêu gọi họ "không làm khán giả bàng quan trước tình cảnh cuà đất nước Iraq " và " hãy tìm ra một viễn kiến chung và một lộ trình chung để bảo vệ cho nhau cái "quyền được đối xử như những người khác".

Sử dụng khái niệm "Kitô hữu" là để thể hiện một vị trí thống nhất cuả mọi Kitô hữu ở Iraq trước những vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội và với các cơ sở chính quyền, theo vị thượng phụ, "nó không tương phản với việc bảo vệ danh tính đã có từ ngàn năm nay", và cho phép "không lãng phí thời gian vì việc tranh cãi danh tính." Theo Thượng Phụ thì "Giáo Hội Chaldea sẵn sàng phục vụ tất cả các Kitô hữu và tất cả mọi người dân Iraq trong quá trình hòa giải", đó là điều cần thiết để có một bối cảnh chung sống hoà bình.

Vị niên trưởng hiện tại của Giáo phái Chaldean đã lên án những nguy hiểm cuả chủ nghĩa bè phái đang chi phối các Kitô hữu ở Trung Đông hiện nay: "Bây giờ, thật không may, người ta vẫn nghe người khác nói: tôi có gốc Armenia hơn là Kitô hữu, có gốc Assyrian hơn là Kitô hữu, có gốc Chaldean hơn là Kitô hữu. Thái độ bộ lạc vẫn tồn tại, và như vậy thì mỗi làng đều muốn có 'Đức Giám Mục' cuả mình, hoặc 'đức Thjượng Phụ' cuả mình. Như thế, Kitô giáo sẽ dần dần bị mai một đi. Chúng tôi, là Giám Mục, phải cảnh giác chống lại hình thức bệnh hoạn là sống riêng cho bản sắc của mình".