Chúa Kitô là người bênh vự người nghèo và bị áp bức

VATICAN (Zenit.org).- Bài huấn đức của Đức Gioan Phaolô II trong buổi triều yết chung Thứ Tư hàng tuần 15/12, mà ngài dành để giải thích về Thánh Vịnh 71(72):12-19.

* * *

1. Phụng vụ Kinh Chiều mà chúng ta đã đi qua một loạt các Thánh Vịnh, đề nghị đến Thánh Vịnh 71(72), một thánh thi cứu thế vương giả đưa ra cho chúng ta trong hai phần. Sau khi đã suy niệm về phần thứ nhất (x. cc.1-11), bây giờ chúng ta có trước mặt phần thi thơ và thiêng liêng thứ hai của bài hát này được dâng kính gương mặt vinh hiển của Đấng Messia (x. cc,12-19). Nhưng, chúng ta phải nói ngay rằng phần kết thúc của hai câu cuối cùng (x. cc 18-19) trên thực tế là môt sự thêm vào nối tiếp phụng vụ cho Thánh Vịnh.

Thực vậy, đó là một sự chúc tụng ngắn nhưng mãnh liệt để đóng ấn quyển sách thứ hai trong năm quyển mà truyền thống Do thái đă phân chia trong sưu tập 150 Thánh Vịnh. Quyển thứ hai này bắt đầu với Thánh Vịnh 41(42), thánh vịnh về con nai khát nước, biểu trưng sáng chói của sự khao khát thiêng liêng về Thiên Chúa. giờ đây kết thúc chuỗi Thánh Vịnh đó là một bài ca hy vọng trong một thời kỳ hòa bình và công lý và những lời chúc tụng cuối cùng, là những biểu dương sự hiện diện hiệu nghiệm của Chúa, hoặc trong lịch sử nhân loại, nơi Người "làm những công trình ký diệu" (TV 71[72[:18), hoặc trong vũ trụ được sáng tạo đầy vinh quang Người (c.19).

2. Như trường hợp trong phần thứ nhất của Thánh Vịnh, yêu tố quyết đinh phải công nhận gương mặt Vua Cứu Thế, trước hết là sự công chính và tình yêu của Người đối với kẻ nghèo (x. cc,12-14). Những người nghèo có một mình Ngài làm điểm qui chiếu và nguồn mạch hy vọng, vì Ngài là đấng đại diện hữu hình cho người bênh đỡ và thầy dạy của họ mà thôi, tức là Thiên Chúa,. Lịch sử Cựu Ước dạy rằng các vua chúa Israel, trên thực tế thường không thực hiện sự cam kết của họ, bằng cách lạm dụng quyền phép mình đối với kẻ yếu hèn, kẻ khốn cùng và người nghèo.

Vì lý do đó, Tác giả Thánh Vịnh bây giờ hướng tới một đức vua công bình, hoàn hảo thể hiện bởi đấng Messia, là vị vua duy nhất sẵn sàng cứu chuộc những người bị áp bức "khỏi áp bức bạo tàn" (x. c.14). Tiếng Do thái được xử dụng là một tiếng pháp lý chỉ người bênh đỡ kẻ thấp nhất và các nạn nhân, cũng áp dụng cho dân Israel "được giải thoát" khỏi cảnh nô lệ khi họ bị quyền lực Pharaon áp chế.

Đức Chúa là "đấng cứu vớt-chuộc lại" đầu tiên, Người hành động cách hữu hình qua Vua-Messia, bảo vệ "mạng sống và máu"của người nghèo, là những người Ngài bênh đỡ. Bây giờ, 'mạng sống" và "máu" là thực tại cơ bản của con người, là sự mô tả những quyền và phẩm giá mọi người, những quyền thường bị xúc phạm bởi những kẻ quyền thế và kiêu căng trên thế giới này.

3. Trong bản gốc, Thánh Vịnh 71(72) kết thúc, trước điệp ca cuối được nhắc ở trên, với một lời tung hô dâng kính Vua-Messia (x. cc 15-17). Điều đó giống như tiếng kèn kèm theo dàn hợp xướng cho những lời chào và những câu chúc tốt đẹp cho vua, cho đời sống của vua, cho hạnh phúc của vua, cho phúc lành của vua, cho vua được kính nhớ mãi mãi qua các thế kỷ.

Dĩ nhiên, đó là những yếu tố thuộc về kiểu sáng tác vương đình, với sự nhấn mạnh thích hợp. Nhưng bây giờ những lời này đạt tới sự thật trong hành động của vị vua hoàn hảo, được trông đợi và được mong chờ là Đấng Messia.

Theo một đặc điểm của những bài thơ cúu thế, toàn thể tạo vật được hơn hết bao hàm trong một sự biến đổi về mặt xã hội. Lúa mùa gặt sẽ đồi dào đến nỗi gần trở nên giống như một biển gié lúa phất phơ trên đỉnh núi (x. c.16). Đó là dấu chỉ sự chúc phúc. Chúa đổ xuống dồi dào trên một mặt đất được bình định và thanh thản.. Điều hơn nữa là toàn thể nhân loại dep tan và xóa bỏ mọi sự chia rẽ, sẽ cùng đi về vị vua công chính này, như vậy là hoàn thành lời hứa cao cả mà Chúa đã nói với Abraham: "Nhờ ngươi mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc " (c.17; x. St 12:3).

Truyền thống Kitô hữu đã thấy trong gương mặt Vua Messia hình ảnh Chúa Giêsu Kitô. Trong bài bình luận "về Thánh Vịnh 71," Thánh Augustinô, khi đọc bài ca đúng theo đặc điểm Kitô học, đã giải thích rằng những người túng thiếu và nghèo nàn mà Chúa Kitô đến cứu vớt là "những kẻ tin vào Người."Hơn nữa, trong Thánh Vịnh khi nhắc đến những ông vua được nhắc đến đây, ngài nói rõ rằng những ông vua thờ phụng Chúa cũng nằm trong số những người này

Thực vậy họ không từ chối mình là những kẻ túng thiếu và nghèo nàn, nghĩa là không từ chối xưng ra cách khiêm tốn những tội lỗi của mình và nhìn nhận chính mình cần vinh quang và ân sủng Thiên Chúa, ngõ hầu vị vua này, con của vua, sẽ cứu họ khỏi kẻ quyền thế," tức là, Satan, "tên vu khống," là kẻ "mạnh". "Nhưng Đấng Cứu chuộc chúng ta đã hạ nhục tên vu khống, và đã xông vào nhà kẻ mạnh, cướp đoạt tài sản của nó sau khi xiềng xích nó; Người giải thoát người túng thiếu khỏi kẻ quyền thế, và kẻ nghèo không có ai cứu vớt ". Thực vậy, điều này không thể thực hiện bởi bất cứ quyền phép được sáng tạo nào; không phải quyền phép của một người công chính hay quyền phép của một thiên thần. Không một ai đủ sức cứu vớt chúng ta; đó là lý do tại sao Người đã đích thân đến và đã cứu vớt chúng ta" (71,14" "Nuova Biblioteca Agostiniana" (Tân Thư Viện Augustiniô), XXVL, Rome,1970, tr.09,811).

Cuối buổi triều yết, một viên chức giáo hoàng đọc bản tóm sau đây bằng tiếng Anh:

Anh chị em thân mến,

Thánh Vịnh 71, được hát lúc bắt đầu buổi triều yết này, mời chúng ta quan sát đầy đủ hơn ý nghĩa mùa Vọng trong phụng vụ. Đó là một Thánh vịnh vương giả, mô tả một ông vua sùng đạo bênh vực những người nghèo và bị áp bức (x. Tv. 71:12-13).

Truyền Thống Kitô hữu đã thấy trong hình ảnh này của đấng Messia và đức Vua, một điềm báo về Chúa Giêsu Kitô, Con Đức Trinh Nữ Maria, Đấng Cứu Thế từ lâu đang được trông đợi.

Thực vậy, họ không từ chối mình là những người túng thiếu và nghèo nàn, nghĩa là không từ khược xưng ra cách khiêm tốn đến những tội lỗi của mình và nhìn nhận chính mình cần đến vinh quang và ân sủng của Chúa, ngỏ hầu vua này, con của vị vua, sẽ giải thoát họ khỏi kẻ quyền phép," nghĩa là, Satan, kẻ "vu khống," kẻ mạnh". "Nhưng Đấng Cứu chuộc chúng ta đã hạ nhục tên vu khống, và xông váo nhà kẻ mạnh, tước đoạt các tài sản của nó sau khi xiềng xích nó; Người giải thoát kẻ túng thiếu khỏi kẻ quyền phép, và người nghèo không được ai cứu vớt."

Trên thực tế, điều đó không một quyền lực được sáng tạo nào làm được; không quyền lực của một người công chính hay quyền lực của một thiên thần. Không ai có sức cứu vớt chúng ta; đó là lý do Người đã đích thân đến và đã cứu vớt chúng ta " (71,14: "Nuova Biblioteca Agostiniana" ( Tân Thư Viện Augustinian), XXVL, Rome, 1970, pp. 809,811).

Sự giáng sinh của Chúa Giêsu tại Bêlem như vậy là sự hoàn thiện lời hứa cao cả Chúa đã hứa với Abraham: "nơi ngài, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc" (c.17; x. St 12:3}

Sau đó Đức Thánh Cha đã chào thăm những người hành hương trong nhiều thứ tiếng. Trong tiếng Anh ngài nói:

Tôi nồng nhiệt chào tất cả những người hành hương và khách thăm viếng nói tiếng Anh hiện diện trong buổi triều yết hôm nay, cách riêng đến hai nhóm từ Hoa Kỳ. Trong niềm vui mùa Vọng này, tôi chân thành khấn cầu những phúc lành dồi dào của Đức Giêsu Kitô Chúa và Vua chúng ta, xuống trên anh chị em và gia đình anh chị em.