Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Các Giám mục Công Giáo Venezuela bác bỏ cuộc bầu cử của Nicolas Maduro

Các Giám mục Công Giáo Venezuela đã thẳng thừng bác bỏ cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến được Nicolas Maduro tổ chức ngày 30 tháng 7 là “bất hợp pháp và vô giá trị”.

Các đảng đối lập chiếm ưu thế tại Quốc Hội hiện hành nên Nicolas Maduro đã tổ chức cuộc bầu cử này nhằm lập ra một Quốc Hội khác do đảng của y nắm giữ. Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử này, và nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, Mexico, Colombia, Paraguay, Tây Ban Nha, Canada và Vương quốc Anh-đã cho biết rằng họ không chấp nhận kết quả cuộc bầu cử này.

Maduro mưu toan thành lập Quốc Hội Lập Hiến để viết lại hiến pháp Venezuela và củng cố quyền lực cỷa y. Hai tuần trước đây, trong một cuộc bỏ phiếu do các thành phần đối lập tổ chức 98% cử tri đã bác bỏ việc thành lập Quốc Hội Lập Hiến.

Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino của Caracas nói: “Tất cả các Giám Mục bác bỏ kết quả cuộc bầu cử này. Nó hoàn toàn bất hợp pháp và vô giá trị. Chúng tôi muốn giải thích với đồng bào và thế giới rằng kết quả của cuộc bỏ phiếu ngày 31 tháng Bảy không phản ánh ý chí của nhân dân.”

Đức Hồng Y Urosa cũng nói rằng chính phủ của Maduro phải chịu trách nhiệm vì tình trạng bạo lực hiện nay đã gây ra ít nhất 112 trường hợp tử vong, trong đó chỉ riêng trong cuộc bầu cử đã có 10 người bị giết.

2. Đức Cha Mark Davis cảnh báo trào lưu coi Kitô Giáo là cực đoan

Sau các cuộc tấn công khủng bố tại Anh, chính phủ nước này đang có chiến dịch chống lại các trào lưu cực đoan. Điều này là tốt nhằm đem lại cho quốc gia một cuộc sống an ninh. Tuy nhiên, Đức Cha Mark Davis, là Giám Mục giáo phận Shrewsbury, cảnh cáo rằng nhiều chính trị gia đang cổ suý cho một cái nhìn méo mó trong đó coi Kitô Giáo và chính Chúa Giêsu là “cực đoan”.

“Tôi muốn cảnh báo rằng nhiều người đang lèo lái để chính Kitô giáo, oái oăm thay, lại đang trở thành một trọng tâm trong chương trình nghị sự chống chủ nghĩa cực đoan của chính phủ.”

Ngài nhấn mạnh rằng:

“Có một thứ chủ nghĩa cực đoan đang tàn phá quốc gia chúng ta, thật là đáng sợ hãi, đó là thứ chủ nghĩa cực đoan đang ra sức phá hoại không chỉ là cấu trúc hôn nhân và gia đình, nhưng còn phá hoại cả bản sắc con người của chúng ta, đó là thứ chủ nghĩa cực đoan đòi hỏi phải có những thí nghiệm y khoa không tham chiếu gì đến những ranh giới đạo đức, đó là các nghị định trên những thai nhi quyết định sự sống chết của chúng theo các điều khoản quy định bởi con người, đó là việc bãi bỏ các bảo vệ pháp lý cho những người bệnh và người già.”

3. Đức Hồng Y Gerald Lacroix của Quebec City nói ngài có thể sẽ chấp thuận cử hành thánh lễ an táng cho những Công Giáo đã xin bác sĩ an tử.

Đức Hồng Y Lacroix, giáo chủ Công Giáo Canada, nói với tờ American Magazine rằng ngài thẳng thừng từ chối một đám tang cho một người nào đó từng ủng hộ an tử và trợ tử trước công chúng. Nhưng trước một người già cô đơn đã chọn kết thúc cuộc sống mình trong một khoảnh khắc yếu đuối, hay có lẽ dưới những áp lực nào đó; có lẽ ngài sẽ cử hành thánh lễ an táng cho họ.

Đức Hồng Y nhận xét rằng gia đình của người quá cố có thể cũng đã không tán thành lựa chọn tự tử như thế, và do đó những gia đình như thế xứng đáng để được an ủi. “Chúng ta đồng hành với tất cả mọi người”.

4. Sách giáo lý Chính Thống Giáo mới của Nga chấp nhận đại kết Kitô Giáo

Bất chấp những chống báng của các nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo Nga coi phong trào đại kết Kitô Giáo là một điều nguy hiểm cho sự toàn vẹn của đức tin Chính Thống Giáo, sách giáo lý Chính Thống Giáo mới của Nga đề cao đại kết Kitô Giáo và coi đó là một yêu cầu quan trọng trên con đường hiệp nhất.

Trao đổi đại kết là “hoàn toàn tương đồng với các quy tắc kinh điển” của đức tin chính thống. Dự thảo Sách Giáo Lý của Giáo Hội Chính Thống Nga cho biết như trên. Dự thảo vẫn chưa nhận được sự phê duyệt cuối cùng nhưng đã được lưu hành để thảo luận với sự cho phép của Đức Thượng Phụ Kirill.

5. Tòa Thánh công bố sứ điệp ngày quốc tế du lịch

Sáng 1 tháng 8, Thánh Bộ Phát Triển Con Người Toàn Diện đã công bố Sứ điệp Ngày Du lịch thế giới, nhấn mạnh sự cần thiết rằng du lịch phải tương thích với sự phát triển bền vững.

Ngày Du lịch thế giới sẽ được Liên Hiệp Quốc tổ chức vào ngày 27 tháng 9 năm nay. Chủ đề của ngày này được Liên Hiệp Quốc chọn cho năm nay là “nền du lịch có thể chịu đựng nổi”. Toà Thánh tham gia vào sáng kiến Ngày Du lịch thế giới ngay từ lần đầu tiên, vì ý thức được tầm quan trọng to lớn của lãnh vực này, cũng như các thách đố nó đề ra, và các cơ may nó cống hiến cho việc loan báo Tin Mừng.Giới thiệu sứ điệp này là Đức Hồng Y Peter Turkson Kodwo, tổng trưởng của Thánh Bộ và Đức Tổng Giám Mục.

Trong phần sau chúng tôi xin trình bày một vài điểm chính về lập trường của Tòa Thánh đối với việc du lịch và kỹ nghệ du lịch.

6. Du lịch - một kỹ nghệ phồn thịnh

Từ nhiều thập niên qua du lịch đã trở thành một kỹ nghệ phồn thịnh, hằng năm thu vào cho các quốc gia trên thế giới một số tiền rất lớn hàng trăm tỷ mỹ kim. Số khách du lịch gia tăng hàng năm và lên tới hàng tỷ người.

Con số khách du lịch khổng lồ ấy tạo ra cả một chuỗi các công việc phục vụ thuộc đủ loại. Bắt đầu là các phương tiện di chuyển bao gồm các hãng máy bay, các hãng xe du lịch, giới taxi, và mọi sinh hoạt di chuyển lớn nhỏ, đầy đủ tiện nghi cũng như thô sơ như xe xích lô đạp, xe xích lô máy, kiệu, voi, cáng. Tiếp đến là chuỗi các khách sạn, và hàng quán ăn uống giải khát, với các đặc sản đủ loại. Rồi các quán bán hàng trăm ngàn thứ kỷ niệm đầy màu sắc, và các hãng sản xuất các kỷ niệm ấy, tạc tượng đúc tượng, huy động cả đạo binh chuyên viên thủ công nghệ mọi loại. Không thể kể hết tất cả các dịch vụ và công ăn việc làm gắn liền với kỹ nghệ du lịch. Vì thế chính quyền các quốc gia có nhiều thắng cảnh đẹp hay các di tích lịch sử đều nỗ lực đầu tư vào kỹ nghệ du lịch và nghiên cứu kỹ lưỡng mọi sinh hoạt giúp phát triển du lịch, cũng như mở các trường đào tạo các nhân viên đủ loại cho ngành du lịch. Lý do vì hằng năm kỹ nghệ du lich có thể thu vào cho ngân quỹ quốc gia hàng trăm tỷ mỹ kim, và nhất là nó tạo công ăn việc làm cho hàng chục triệu người thuộc đủ mọi ngành nghề và trong nhiều lãnh vực khác nhau.

Tại Âu châu Italia là một trong các nước thu hút nhiều khách du lịch nhất, mỗi năm vài chục triệu người, vì Italia chứa đựng tới 70% gia tài nghệ thuật trên toàn thế giới. Du khách tới Italia không chỉ viếng thăm các thắng cảnh, các viện bảo tàng, các kho tàng nghệ thuật đủ loại, từ kiến trúc tới điêu khắc và hội họa, mà còn để hành hương các đền thánh, và củng cố cuộc sống tinh thần nữa. Đây là lý do tại sao các nước âu châu thành lập nhiều trung tâm đào tạo các chuyên viên cho kỹ nghệ du lịch và đòi hỏi những ai làm việc trong các lãnh vực này phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, để các khách hàng luôn luôn được tiếp đón ân cần niềm nở, và không thể chê trách họ vào đâu được. Một lần được phục vụ vui vẻ, lịch sự, niềm nở chu đáo họ cứ muốn trở lại mãi khi có dịp. Chính vì thế các nhân viên phục vụ phải có tay nghề cao, và đôi khi phải biết nhiều thứ tiếng ngoại quốc, khi làm việc trong các khách sạn có tầm cỡ quốc tế.

7. Mục vụ dành cho người du lịch – Quyền du lịch

Song song với mọi sinh hoạt liên quan tới du lịch, công việc mục vụ cho khách du lịch cũng được Giáo Hội đặc biệt chú ý.

Trong các thập niên qua số người có thể hưởng nếm một thời gian nghỉ ngơi đã gia tăng rất nhiều. Theo thống kê của Tổ chức du lịch thế giới trong năm 2015 đã có 1 tỷ 184 triệu khách du lịch quốc tế, và theo dự kiến trong năm 2030 con số này sẽ lên tới 2 tỷ. Bên cạnh đó cần thêm vào số người du lịch địa phương nữa.

Với việc gia tăng con số là ý thức ảnh hưởng tích cực, mà ngành du lịch có trên nhiều lãnh vực của cuộc sống, với nhiều nhân đức và tiềm năng. Tuy không phải là không biết vài yếu tố hàm hồ hay tiêu cực của nó, nhưng chúng tôi xác tín rằng du lịch nhân bản hóa, vì nó là dịp nghỉ ngơi, là cơ may giúp hiểu biết nhau giữa các dân tộc và các nền văn hóa, là dụng cụ phát triển kinh tế, thăng tiến hòa bình và đối thoại, khả thể giáo dục và giúp con người lớn lên, là thời gian của các cuộc gặp gỡ với thiên nhiên và môi trường giúp lớn lên về mặt thiêng liêng, đó là chỉ kể ra vài đặc điểm tích cực của du lịch.

Tiếp tục sứ điệp Thánh Bộ Phát Triển Con Người Toàn Diện viết: Dựa trên lượng định tích cực này và ý thức được rằng du lịch đặc biệt, và thời gian rảnh rỗi nói chung, là một đòi buộc của bản tính nhân loại, biểu lộ ra trong chính nó một giá trị không thể từ chối được, được huấn quyền yểm trợ, chúng ta phải kết luận rằng du lịch không chỉ là một cơ may, mà phải là một quyền của tất cả mọi người, và không thể bị hạn chế đối với các giai tầng xã hội nào đó hay đối với vài vùng địa lý xác định. Cả Tổ chức du lịch quốc tế cũng khẳng định rằng du lịch là một quyền rộng mở trong cùng một cách thức cho tất cả các cư dân trên thế giới… và không chướng ngại nào được phép hiện diện trên con đường của nó. Vì thế, có thể nói tới một “quyền du lịch, chắc chắn là việc cụ thể hóa của quyền “nghỉ ngơi, giải trí, bao gồm trong nó một sự hạn chế có lý các giờ làm việc và các ngày nghỉ được trả lương”, được khoản 24 của Bản tuyên ngôn nhân quyền công bố năm 1948 thừa nhận.

Tuy nhiên, việc quan sát thực tại chứng minh cho thấy rằng quyền ấy không ở trong tầm tay của tất cả mọi người, và còn có nhiều người tiếp tục bị loại trừ khỏi quyền này.

Trước hết tại nhiều quốc gia đang trên đường phát triển, nời các nhu cầu nền tảng không được bảo đảm, quyền này chắc chắcn xem ra như một cái gì xa vời, và đề cập tới nó xem ra cũng là một chuyện nhẹ dạ, cho dù sinh hoạt này cũng được giới thiệu như là một tài nguyên chống lại nạn nghèo túng. Nhưng cả trong các nước có kỹ nghệ phát triển hơn chúng ta cũng tìm thấy nhiều giai tầng xã hội không thể đạt được việc du lịch một cách dễ dàng. Vì thế, trên bình diện quốc tế, người ta đang thăng tiến điều gọi là “du lịch cho tất cả mọi người”, nó có thể được hưởng bởi bất cứ ai, và nó hội nhập các ý niệm “du lịch có thể đạt được” “du lịch có thể chịu đựng nổi”, “du lịch xã hội”.

8. Ý niệm “du lịch có thể đạt tới”

Qua ý niệm “du lịch có thể đạt tới” người ta hiểu nỗ lực để bảo đảm rằng các mục tiêu và các dịch vụ du lịch có thể đạt được cho tất cả mọi người, một cách độc lập với căn tính văn hóa, các hạn hẹp thường xuyên hay các hạn hẹp tạm thời thể lý, tâm thần hay cảm giác, hoặc các nhu cầu đặc biệt, như nhu cầu mà các trẻ em và người già đòi hỏi.

Ý niệm “du lịch có thể chịu đựng nổi” bao gồm dấn thân để sinh hoạt này của con người tôn trọng một cách tối đa có thể đối với các khác biệt văn hóa và môi sinh của nơi tiếp đón khách du lịch, chú ý tới các âm hưởng hiện tại và tương lai. Thông điệp “Laudato si” của Đức Thánh Cha Phanxicô có thể là một trợ giúp lớn trong việc quản trị thụ tạo, mà Thiên Chúa đã giao phó cho con người.

Về phiá mình “Du lịch xã hội” yêu sách không loại trừ những người có một nền văn hóa khác biệt, có ít tài nguyên kinh tế hơn, hay sống trong các vùng ít được ưu đãi hơn. Trong số các nhóm thuộc giai tầng này có người trẻ, các gia đình đông con, các người tàn tật và người già, như Luật quốc tế luân lý du lịch nhắc tới.

Vì vậy, cần phải thăng tiến một “nền du lịch cho tất cả mọi người”, để nó là loại du lịch luân lý đạo đức và có thể chịu đựng nổi, trong đó được bảo đảm viêc đạt tới thực thụ thể lý, kinh tế và xã hội, bằng cách tránh mọi loại kỳ thị. Đạt tới một đề nghị loại này sẽ chỉ là điều có thể, nếu có thể tin tưởng nơi cố gắng của tất cả mọi người, các nhà chính trị, các nhà kinh doanh, các người tiêu thụ, cũng như nỗ lực của các hiệp hội dấn thân trong lãnh vực này.

Giáo Hội đánh giá tích cực các cố gắng đang thực hiện một nền du lịch cho tất cả mọi người, các sáng kiến “đặt để du lịch thực sự phục vụ việc hiện thực của con người và phát triển xã hội”. Đã từ lâu Giáo Hội cũng đang cống hiến phần mình vào việc suy tư lý thuyết, cũng như vào nhiếu sáng kién cụ thể, trong đó có nhiều sáng kiến đi hàng đầu được thực hiện với các khả năng kinh tế hạn hẹp, với biết bao nhiêu tận tụy, và chúng đã đem lại nhiều thành quả tốt đẹp.