(Vatican News) Trong phần suy niệm vào ngày thứ Sáu, tuần thứ bốn Mùa Chay tại giáo đô Vatican, cha Raniero Cantalmessa nhấn mạnh đến vai trò của sự vâng phục trong đời sống người Kitô hữu, một đề tài trong thư của Thánh Phao-lô gởi tín hữu Roma “mỗi người phải vâng phục nhà cầm quyền.”
Vâng phục Thiên Chúa
Thánh Phao-lô và các môn đệ khác của Chúa Giê-su đã bước vào đời với một ý thức rằng mình đi theo một Đấng mà “nước tôi không thuộc về thế gian này.” Các ngài cũng bắt đầu hiểu rằng “vâng phục nhà cầm quyền là môt kết quả và là một khía cạnh quan trọng hơn và toàn diện hơn của sự vâng phục mà thánh nhân gọi là “vâng phục Thiên Chúa.” Bất cứ sự vâng phục nào của người Kitô hữu cũng phải bắt nguồn tứ ý thức không phải là vâng phục con người, nhưng vâng phục Thiên Chúa.
Cha Cantalamessa đưa hình ảnh một màng nhện. Con nhện nhả ra những sợi tơ chính để làm nên màng nhện và khi đã hoàn tất “màng nhện được đan kết lại với nhau nhờ vào sợi tơ chính; nếu không có sợi tơ chính này thì màng nhện sẽ tan rã. Nếu có sợi tơ phụ nào bị đứt, con nhện vẫn có thể sửa lại màng nhện. Nhưng sợi tơ chính mà bị đứt, thì con nhện sẽ bỏ cái màng nhện ấy để bắt đầu dệt cái màng nhện khác. Đó chính là sự vâng phục trong bất cứ tổ chức trần thế nào, kể cả Giáo Hội.
Sự vâng phục của Chúa Kitô
Sau đó cha Cantaamessa mời gọi chúng ta hướng về Chúa Giê-su, Đấng đã được mô tả trong Thánh Kinh như là “người vâng phục.” Theo Thánh Phao-lô, chính nhờ sự vâng phục của Ngài mà chúng ta được nên công chính. Chúa Giê-su “đã vâng phục cho đến chết” (Pl 2:8) và “đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục (Dt 5:8). Chúng ta cũng phải hiểu “bản chất của hành động vâng phục này”, nó “hoàn toàn ngược lại với sự bất tuân của A-dong… Tất cả mọi bất tuân đều bắt nguồn từ bất tuân Thiên Chúa và tất cả mọi vâng phục đều bắt nguồn từ vâng phục Thiên Chúa.”
Đức Kitô, “Đấng Vâng Phục” là đầu của những ai chọn “vâng phục, đối nghịch với A-dong là đầu của những kẻ bất tuân”. Thánh Phao-lô đã viết rằng người Kitô đã tự dâng hiến đời mình cho Đức Kitô vào ngày chịu phép Rửa Tội, do đó “qua phép rửa, có một sự thay đổi những chủ nhân, thay đổi vương quốc: Từ tội lỗi qua công chính, từ bất tuân qua vâng phục, từ A-dong qua Chúa Kitô.”
Sự tuân phục trong đời sống mỗi ngày
Sự vâng phục là yếu tố cần thiết của đời sống Kitô hữu. Một cách cụ thể, chúng ta có thể tiếp cận mỗi ngày như lời trong Thánh Vịnh 40. Tác giả Thư Do Thái đã mượn lời của Thánh Vịnh nói thay Chúa Giê-su rằng,“Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con.”(Dt 10:7).
Cha Cantalamessa kết thúc bài chia sẻ “Bây giờ đến lược chúng ta, mỗi ngày qua đi sẽ được hướng dẫn bởi những lời này, ‘Lạy Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Chúa!’ Buổi sáng, bắt đầu một ngày mới với những công việc thường ngày, trước khi làm việc hãy nói rằng “Lạy Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Chúa!”
Giuse Thẩm Nguyễn
Vâng phục Thiên Chúa
Thánh Phao-lô và các môn đệ khác của Chúa Giê-su đã bước vào đời với một ý thức rằng mình đi theo một Đấng mà “nước tôi không thuộc về thế gian này.” Các ngài cũng bắt đầu hiểu rằng “vâng phục nhà cầm quyền là môt kết quả và là một khía cạnh quan trọng hơn và toàn diện hơn của sự vâng phục mà thánh nhân gọi là “vâng phục Thiên Chúa.” Bất cứ sự vâng phục nào của người Kitô hữu cũng phải bắt nguồn tứ ý thức không phải là vâng phục con người, nhưng vâng phục Thiên Chúa.
Cha Cantalamessa đưa hình ảnh một màng nhện. Con nhện nhả ra những sợi tơ chính để làm nên màng nhện và khi đã hoàn tất “màng nhện được đan kết lại với nhau nhờ vào sợi tơ chính; nếu không có sợi tơ chính này thì màng nhện sẽ tan rã. Nếu có sợi tơ phụ nào bị đứt, con nhện vẫn có thể sửa lại màng nhện. Nhưng sợi tơ chính mà bị đứt, thì con nhện sẽ bỏ cái màng nhện ấy để bắt đầu dệt cái màng nhện khác. Đó chính là sự vâng phục trong bất cứ tổ chức trần thế nào, kể cả Giáo Hội.
Sự vâng phục của Chúa Kitô
Sau đó cha Cantaamessa mời gọi chúng ta hướng về Chúa Giê-su, Đấng đã được mô tả trong Thánh Kinh như là “người vâng phục.” Theo Thánh Phao-lô, chính nhờ sự vâng phục của Ngài mà chúng ta được nên công chính. Chúa Giê-su “đã vâng phục cho đến chết” (Pl 2:8) và “đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục (Dt 5:8). Chúng ta cũng phải hiểu “bản chất của hành động vâng phục này”, nó “hoàn toàn ngược lại với sự bất tuân của A-dong… Tất cả mọi bất tuân đều bắt nguồn từ bất tuân Thiên Chúa và tất cả mọi vâng phục đều bắt nguồn từ vâng phục Thiên Chúa.”
Đức Kitô, “Đấng Vâng Phục” là đầu của những ai chọn “vâng phục, đối nghịch với A-dong là đầu của những kẻ bất tuân”. Thánh Phao-lô đã viết rằng người Kitô đã tự dâng hiến đời mình cho Đức Kitô vào ngày chịu phép Rửa Tội, do đó “qua phép rửa, có một sự thay đổi những chủ nhân, thay đổi vương quốc: Từ tội lỗi qua công chính, từ bất tuân qua vâng phục, từ A-dong qua Chúa Kitô.”
Sự tuân phục trong đời sống mỗi ngày
Sự vâng phục là yếu tố cần thiết của đời sống Kitô hữu. Một cách cụ thể, chúng ta có thể tiếp cận mỗi ngày như lời trong Thánh Vịnh 40. Tác giả Thư Do Thái đã mượn lời của Thánh Vịnh nói thay Chúa Giê-su rằng,“Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con.”(Dt 10:7).
Cha Cantalamessa kết thúc bài chia sẻ “Bây giờ đến lược chúng ta, mỗi ngày qua đi sẽ được hướng dẫn bởi những lời này, ‘Lạy Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Chúa!’ Buổi sáng, bắt đầu một ngày mới với những công việc thường ngày, trước khi làm việc hãy nói rằng “Lạy Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Chúa!”
Giuse Thẩm Nguyễn