Lược trích bài phỏng vấn với Đức Tổng Giám Mục của Granda

VATICAN CITY (Zenit.org).-Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị bằng sự chịu đựng của Ngài đang chứng tỏ cho cả thế giới biết rằng giường bệnh cũng có thể là nơi để hy sinh, chứ không phải chỉ có bàn thờ không thôi, đó là lời nhận xét của một vị Tổng Giám Mục người Tây Ban Nha.

Đức Tổng Giám Mục Francisco Javier Martínez Fernandez, chủ tịch của giáo hội tại vùng Granda, hiện đang có mặt tại Rôma để hành hương. Ngài đã chia sẽ với hãng tin Zenit về sức khỏe của Đức Thánh Cha và những chủ đề khác.

Hỏi (H): Thưa Đức Tổng Giám Mục, Ngài nghĩ gì về tình trạng sức khỏe đau yếu hiện hành của Đức Thánh Cha?

Đức Tổng Giám Mục Martinez (T): Thưa, đối với tôi, không thể nào mà không liên kết việc Đức Thánh Cha đang phải trải qua cùng với Năm Thánh Thể. Tôi đã chứng thực được một sự hiến dâng nhằm làm kéo dài thêm cuộc sống của Chúa Giêsu Kitô và mời gọi tất cả chúng ta hãy biết trở thành những người chứng thực. Đức Thánh Cha đang là một chứng nhân sống động, và giường bệnh có thể là một bàn thờ hoàn hảo để Ngài tiếp tục dâng hiến lên chính bản thân của Ngài cho Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha không làm bất cứ điều gì khác ngoài việc Ngài vẫn luôn làm, chính là dâng lên chính đời sống của riêng Ngài để tất cả mọi người qua đó, nhận biết được về Chúa Giêsu Kitô. Ngài sẽ cứ làm như thế mãi khi Ngài còn có mặt tại bệnh viện và cho đến khi nào Ngài có thể, một việc làm không ngơi nghĩ.

Giây phút này của Giáo Hội, không phải là giây phút để đơm hoa, kết trái. Mà giây phút này chính là giây phút của sự yếu đuối, mỏng dòn để qua đó quyền năng của Thiên Chúa được chiếu rọi trên khắp muôn nơi.

(H): Thưa Đức Tổng Giám Mục, liệu thế giới có hiểu được rằng ngay trong tình huống yếu đuối, mỏng dòn này quyền lực của Thiên Chúa sẽ được chiếu rọi ra nhiều hơn nữa không?

(T): Thưa, thế giới hiểu được những gì mà nó hiểu được, vì lẽ, suy cho cùng, thế giới này chỉ hiểu được những sự kiện có liên quan đến việc tính toán hay sở thích của nó. Thế nhưng con người với những trái tim đơn giản, thầm kín, thì hiểu rõ được thông điệp này một cách trọn vẹn.

Trong trường hợp của Đức Thánh Cha, sứ vụ của Ngài thật trùng hợp với tính nhân bản của Ngài để ngay vào những lúc đau yếu và rời xa, Giáo Hội, qua chính nhân tính con người, mới có thể nhận thấy được hồng ân của chính Thiên Chúa.

Bạn có thể tìm thấy những người Công Giáo, vốn chỉ biết sống theo lối chính trị tính toán thủ đoạn, trong khi đó, thì những kẻ ngoại giáo vẫn có thể hiểu được một chút nào đó. Điều này cũng xảy ra tương tự với chính Thiên Chúa, vì lẽ, có rất nhiều lúc, những người dân ngoại hiểu biết về Ngài nhiều hơn, là những kẻ thân tín của Ngài, hay những ai cận kề Ngài.

(H): Thưa Đức Tổng Giám Mục, khía cạnh nào của Cha Don Luigi Giussani, sáng lập viên của Truyền Thông và Giải Phóng, người mà Ngài đã từng gặp, lại có ảnh hưởng sâu sắc đối với Ngài?

(T): Thưa, tôi không thể tách rời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị khỏi Don Giussani. Cả hai nhân vật này đều có vị thế tương đồng trong cuộc sống của tôi. Cả hai đã dạy cho tôi biết rằng chìa khóa chính và sự kiên định trong đời sống của con người chính là Chúa Giêsu Kitô.

Tôi đã gặp Cha Don Giussani tại thành Avila trong một khóa học được tổ chức bởi một nhóm các linh mục. Khóa học mang tên là “Sự Thật về Thiên Chúa và Sự Thật về Con Người” (Truth of God and Truth of Man). Khi vị linh mục đó khi nhìn thấy khẩu hiệu đó liền nói: “Đây sẽ là phương châm của cả cuộc đời tôi.”

Con người chẳng làm gì cả cho Thiên Chúa, để được nên giống như chính Thiên Chúa. Thế nhưng, Thiên Chúa lại chính là Người đã đến để lập mối giao hảo với con người, và đã sống thật như con người. Do thế, để đạt được một cuộc sống đời sau, thì ngay bây giờ phải biết sống trọn cả 101%, thì đó là điều mà chúng ta có thể hiểu và thực hiện được, để hy vọng cho một cuộc sống bất diệt đời sau.

(H): Thưa Đức Tổng Giám Mục, trong quá khứ, một phần của Granada được Hồi Giáo dựng ra, và ngay cả bây giờ cũng thế. Thế làm sao mà các mối quan hệ được ăn khớp giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo?

(T): Thưa, Granada là một chiến tuyến không chỉ giữa Hồi Giáo và thế giới Phương Tây, mà nó còn là giữa truyền thống và hậu thời kỳ hiện đại. Một chiến tuyến có thể là nơi để phân hóa, chia rẽ, hay để đoàn kết, quy tụ, nó cho phép người này biết lắng nghe người kia, để cảm nhận và biết ơn những dị biệt.

Là một người Kitô Giáp, tôi muốn tất cả mọi người đều sống như là các anh-chị-em với nhau. Có được như vậy, thì tôi mong là sẽ có rất nhiều người Hồi Giáo tốt. Tôi không muốn họ trở nên những người Hồi Giáo tệ hại hơn, nhưng muốn họ biết đến gần với Thiên Chúa hơn. Vì khi con người tiến gần với Thiên Chúa, thì con người cũng sẽ tiến gần với nhau hơn.

Tôi nguyện cầu cùng với Thiên Chúa rằng không có bất kỳ người Kitô Giáo hay người Hồi Giáo đừng bao giờ đặt Thiên Chúa vào những mục tiêu chính trị hay giai cấp. Thiên Chúa thật là đáng yêu, đáng mến, Ngài là Người để được yêu, để được cảm tạ, chứ không phải để gây oán hờn, chia rẽ.

Đối tượng của niềm hy vọng chính là Thiên Chúa. Thiên Chúa tác động trong trái tim của nhân loại, con người; Ngài yêu cầu chúng ta hãy làm chứng cho tình yêu của Ngài, và Giáo Hội đã làm điều đó, trong rất nhiều tình huống khác nhau.