Luca 19: 28-40 (Kiệu Lá)
Isaia 50: 4-7; Tvịnh 21; Philipphê 2: 6-11; Luca 22:14 -23:56

Mặt "trơ như đá" trông như thế nào? Đó là lời mô tả của ngôn sứ Isaia về người tôi tớ trong bài đọc thứ nhất. Ngôn sứ nói với dân Israel đang bị lưu đày ở Babylon và hứa sẽ có ngày Thiên Chúa sẽ chấm dứt sự đau khổ và nổi tủi nhục của họ sẽ chấm dứt. Đây là bài "Ca thứ ba của Người Tôi Tớ". Trong đó ngôn sứ mô tả ông sẽ là dụng cụ của Thiên Chúa để cứu thoát dân Israel. Vì thế hôm nay chúng ta nghe người tôi tớ nói: "Tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng".

Tôi đã trông thấy những gương mặt của các vận động viên xương xẩu và sắc lạnh. Đó là đặc điểm những nét mặt đầy quyết tâm của vận động viên chạy việt dã, họ đã chạy trong chặng đường dài. Một vận động viên thể dục dụng cụ 14 tuổi cho thấy gương mặt trơ như đá đang nhắm thanh sà ngang trên cao để em chạy lấy đà nhảy lên vượt qua cây sà ngang đó để được lãnh thưởng. Ngôn sứ Isaia nói với chúng ta là ý của Thiên Chúa đã được biểu hiện trên gương mặt của ông. Khi Ngài chọn cho ông làm một việc khó khăn. Nên ông trở nên: "nói năng như một người môn đệ, tôi biết lựa lời để nâng đỡ ai rã rời kiệt sức ".

Người tôi tớ có nhiệm vụ với dân chúng sống trong kiếp nô lệ đang kiệt sức vì nghe nhiều lời hứa sẽ cứu thoát họ mà không bao giờ thực hiện. Họ đã kiệt sức trong cảnh lưu đày, đến nỗi họ do dự khi muốn đặt niềm tin vào tin mừng mà ngôn sứ đem đến cho họ. Họ không chấp nhận được hình ảnh của người tôi tớ phải chịu nhiều đau khổ về thân xác ("Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn...") mà lại còn bị chê bai và mắng nhiếc. Mặc dù người tôi tớ đã bị mắng nhiếc trong việc phục vụ Thiên Chúa, người tôi tớ tin tưởng Thiên Chúa sẽ phù trợ mình. Trong khi chỉ sống trong lời nguyền rủa, người tôi tớ vẫn tin vào quyền năng của Thiên Chúa từ ngày này qua ngày khác, vì người tôi tớ không trốn tránh trách nhiệm của mình.

Trong thời buổi này chúng ta đã nhìn thấy gương mặt người nào khi gần tiếp cận với Chúa trơ như đá chưa? Chúng ta đã ngồi bên cạnh giường một người trong gia đình hay bạn bè đang hấp hối nhất định chịu đau khổ để làm gương cho con cháu hay người thân đang buồn phiền, hay cho một người nào không cùng tín ngưởng với họ. Chúng ta đã cầu nguyện với họ, với tấm gương can đảm và lòng trung thành của họ. Đã thêm năng lực cho chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa, ngay cả những lúc khốn khổ tận cùng. Chúng ta thấy "gương mặt trơ như đá" của thánh Oscar Romero vẫn tiếp tục rao giảng ngay cả sau khi nhận được lời đe dọa sẽ bị giết. Đời sống Đức Tổng Giám Mục Romero cho dân ngài đã thêm năng lực cho cả những ai cùng làm việc với ngài, và cả toàn quốc cùng chịu đau khổ trong cảnh lao tù trong đất nước của họ. Chắc chúng ta còn nhớ gương mặt ông Nelson Mandela ở Nam Phi khi ông ta bước ra khỏi tù sau bao nhiêu năm bị khổ sai. Gương mặt của ông ta là gương mặt của một người đã chịu cực khổ lâu ngày trông như đá. Gương mặt ông ta không phải để trả thù mà chỉ để nhìn thấy công lý cho những người đã bị oan sai. Các bạn đã bao giờ thấy hình bà Dorothy Day ngồi trên một cái ghế nhỏ để phản đối cho người nghèo hay không? Bà ta là một phụ nữ ốm yếu ngồi giữa được hai người cảnh sát đứng hai bên. Bà ta ngồi đó hàm bạnh ra và cái nhìn cương nghị. “Tôi có gương mặt trơ như đá và không hề biết hổ thẹn”.

Mặt "trơ như đá" không có nghĩa là cắn răng chịu đựng để vượt qua cơn đau khổ khó khăn; để chịu cực nhọc cho đến khi đau đớn chấm dứt. Nó cũng chỉ là xung đột nội tâm của bản thân để đương đầu với tình huống không thể chịu đựng được để chống lại một vụ việc không công bằng. Trong tuần lễ này chúng ta sẽ trông tháy gương mặt trơ như đá của Chúa Giêsu trong khi Ngài đối mặt với những lực lượng chống đối của ác quỷ để đưa Ngài đến cỏi chết Ngài. Chúng ta sẽ thấy thông qua các bài đọc nói về sự thương khó giá trị mà Ngài sẽ phải trả trong khi Ngài tiếp tục lời rao giảng và việc thi hành sứ vụ của Ngài. Cũng như người tôi tớ của ngôn sứ Isaia, Chúa Giêsu có gương mặt trơ như đá. Ngài đã có gương mặt như thế trong một thời gian dài cho đến bây giờ. Thí dụ trong phần đầu của phúc âm thánh Mátthêu "Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ..." (Mt 16:21) Đó là lúc chúng ta trông thấy Chúa Giêsu trong phúc âm hôm nay. Ngài vào Giêrusalem, nhất quyết thi hành theo thánh ý của Cha Ngài. Người tôi tớ trung kiên đưa ra gương mặt " trơ như đá".

Chúa Giêsu là người tôi tớ như ngôn sư Isaia, nói cho dân chúng đang ở trong kiếp lưu đày. Sự lưu đày của họ là do bởi tội lỗi họ. Và Chúa Giêsu là người “biết lựa lời nói” để nâng đỡ ai rã rời kiệt sức. Nhưng, họ vẫn còn muốn sống sai lệch trong quan điểm sai của họ về Thiên Chúa và sự thánh thiện của Ngài, và họ cho là: họ thà bị giam cầm trong sự tự cao tự đại của mình còn hơn là sống theo sự công chính. Nhưng, bất chấp sự chống đối mà Chúa Giêsu đã gặp, Ngài vẫn tiếp tục nhiệm vụ của Ngài, là vẫn trung kiên với sứ mệnh, là "lựa lời nói để nâng đỡ ai rã rời kiệt sức".

Trong khi chúng ta thấy sự việc xãy ra trong tuần này, chúng ta đem gương mặt chúng ta nếu không trơ như đá, thì không thể dấn thân vào sự việc. Chúng ta đã không luôn luôn sẵn sàng đứng vững trong đức tin của chúng ta nhưng lại muốn những người khác xung quanh chúng ta chấp nhận chúng ta. Chúng ta thú nhận là chúng ta đã yếu đuối những khi chúng ta cần phải đứng vững. Chúng ta đã nguội lạnh khi phúc âm kêu gọi chúng ta hy sinh và dấn thân. Chúng ta thà không nghe tất cả những điều Chúa Giêsu nói về hy sinh để vác cây thập giá vì danh Ngài. Vì Chúa Giêsu đã đưa gương mặt Ngài trơ như đá để làm việc cần phải làm vì chúng ta. Chúng ta cảm thấy được nâng đỡ trong tuần này. Những ngày đặc biệt này cho chúng ta dịp nghe lại lần nữa lời kêu gọi theo Chúa Giêsu trên đường Ngài đi đến đời sống mới. Trong khi những ngày này đi đến cuối cùng, và chúng ta nghe lại tin mừng sự sống lại của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ được tràn đầy hy vọng và cùng nhau, vào ngày lễ Vọng Phục Sinh, lập lại lời hứa lúc được rửa tội.

Điều gì nâng đỡ và làm mới lại người Tôi Tớ trong sách của Isaia? Đó là việc người Tôi Tớ mở lòng lắng tai nghe Lời của Thiên Chúa, và với kinh nghiệm đó "sáng sáng Người đánh thức tôi". Người Tôi Tớ với tinh thần giữ trách nhiệm chẳng rút lui là bởi sức lực bên trong do Thiên Chúa ban cho hằng ngày. Người Tôi Tớ hiểu điều đó cho mình và loan báo cho những người khác là Thiên Chúa là Đấng luôn luôn sẵn sàng tha thứ. Đó là Đức Chúa mà chúng ta gặp trong tuần này, trong lúc chúng ta gặp Chúa Giêsu là Đấng sống trong vai trò Ngài là Tôi Tớ của Thiên Chúa.

Vì lòng trung thành của Chúa Giêsu, chúng ta cũng có thể sống trung thành với đời sống phục vụ. Chúng ta có thể tiếp tục phục vụ ngay sau khi ánh sáng mở đầu qua đi. Chúng ta không được chán nản ngay cả khi giáo hội buông thả chúng ta. Chúng ta vui lòng sẵn sàng chịu thử thách trong trường hợp mới, mặc dù chúng ta đã gặp những thử thách đó nhiều lần rồi. Tuần này chúng ta lại được huấn luyện cách biết nói lời nâng đỡ "giúp đỡ những ai rã rời kiệt sức". Những ai rã rời vì cảnh gia đình rối răm, vì nghèo khó, vì vô gia cư, vì việc làm ít lương, vì bạo lực, vì chiến tranh, vì lo sợ và vì bệnh tật kéo dài hay vì cảnh người thân thương hấp hối lâu dài. Chúng ta cũng có thể nói năng thay cho những người đau khổ ở những nơi họ không được nghe đến hay ở những nơi nỗi khốn cực của họ không được ai để ý đến.

Tuần này Chúa Giêsu đi vào thành thánh. Những người đón chào Ngài muốn thấy vinh quang của Ngài. Họ sẽ chán nản, vì sự kiện đến với họ một cách bất ngờ, không biết trước được - là vâng lời và phục vụ Thiên Chúa. Trong khi họ không thấy vinh quang của Chúa Giêsu, chúng ta thấy được. Thiên Chúa đã bằng lòng lãnh sự đau khổ như loài người, và Ngài chọn đi chặng đường chúng ta đi. Vì việc chúng ta tham dự vào phụng vụ tuần này, chúng ta sống mật thiết với Chúa Kitô. Chúa Giêsu sẵn sàng lãnh nhận thương khó của Ngài. Điều đó có ý nghĩa là tất cả những nơi có người vô tội bị đau khổ đều là nơi thánh thiện. Tuần này nhắc chúng ta nhớ là chúng ta sẽ gặp nơi thánh thiện ở bất kỳ nơi nào và lúc nào. Chúng ta sẵn sàng là người dấn thân vào sự đau khổ và chiến đấu của kẻ khác. Và hơn nữa, chúng ta học hỏi nơi Chúa Giêsu là sự đau khổ thay cho người khác hay cùng với họ chịu đau khổ trong Thiên Chúa và đã có thể đem đến sự chữa lành.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

PALM /PASSION SUNDAY -C-
LUKE 19: 28-40 (Procession with Palms)
Isaiah 50: 4-7; Psalm 22; Philippians 2: 6-11; Luke 22:14 -23:56

What does a "face like flint" look like? That’s the description of the servant Isaiah describes in our first reading. The prophet is speaking to people in Babylonian exile and promises a time when God will put an end to their suffering and humiliation. This is the third of four "Servant Songs" in which Isaiah describes the person who will be God’s instrument for deliverance. So, we hear the servant say today, "I have set my face like flint, knowing that I shall not be put to shame."

I have seen that flinty face in athletes. It is the determined and set features of the marathon runner in the midst of a long race. A fourteen year old gymnast shows her flinty face as she stares up at the high bar before she launches into her medal-contending program. Isaiah tells us that this is the expression on the face of the prophet God has chosen for a very difficult mission. This is one who has... "a well-trained tongue, that I might know how to speak to the weary a word that will rouse them."

The servant’s charge is to speak to his people in slavery who are weary of hearing promises of a deliverance that never seems to materialize. They are wearing out in exile, even hesitant to put trust in the good news the prophet has for them. The servant’s message is not received; he is not only suffering physical pain ("I gave my back to those who beat me...."), but ridicule and ostracization as well. Though the servant has been humiliated in God’s service, he trusts God will vindicate him. While there is nothing but rejection for him, he relies on God for the strength to keep going day after day; for he will not give up his mission.

Haven’t we seen the flinty face of God’s servants in our own time? We have sat by the bedsides of dying family members and friends who were determined in their suffering to set good example for their grieving children and loved ones – some who might not share their faith. We have prayed with them and, by their courageous and faithful example, have been strengthened ourselves to trust in God, even in dire circumstances. We saw the "face set like flint" of St. Oscar Romero who continued to preach, even after he received death threats. The life he gave for his people strengthened the resolve both of his coworkers and a whole nation of suffering ones in exile in their own land. Remember Nelson Mandela’s face as he walked out of prison after so many years doing hard time? His was the face of long-suffering and flint. He set his face not to revenge, but to seeing justice done for those who had been wronged. Did you ever see the photograph of Dorothy Day as she sat on a little chair at a protest for the poor somewhere? A seeming-frail old woman, flanked by two beefy police officers. There she was, with that determined, set jaw and steadfast look. "I have set my face like flint, knowing that I shall not be put to shame."

A "flinty face" doesn’t just mean gritting your teeth to get through a difficult period; bearing the discomfit and pain until its over. It isn’t just bracing oneself and resisting an intolerable or unjust situation. We will see a flinty face in Jesus this week as he faces the obstinate forces of resistance and evil that will put him to death. We will see, through the passion narratives, the cost he will pay as he follows through on his words and acts. Like Isaiah’s servant, Jesus too has set his face like flint. He has worn this expression for some time now. For example, we can look back to what Matthew said of him earlier in his gospel, "From that time on Jesus began to say plainly to his disciples, ‘I must go to Jerusalem and suffer much..."’ (16:21). That is where we find him in today’s gospel, entering Jerusalem, determined to fulfill his Father’s will. God’s faithful servant has set his face "like flint."

Jesus is the servant who, like Isaiah, speaks to a people enslaved. Their exile is that of sin and Jesus, a "well-trained tongue," reaches out to them, but they would rather stay imprisoned in their own notions of God and holiness and of what’s right and wrong. They are trapped in their own self-righteousness. But despite the hostility he meets, Jesus stays the course, remains faithful to his calling to "speak to the weary a word that will rouse them."

As we watch the events unfold this week, we bring our less-than flinty face, less-than committed selves. We have not always been willing to stand up for what we believe; but have preferred to be accepted by those around us. We confess that we have been: pliable when we should have stood firm; tepid when the gospel called us to commitment and sacrifice. We would rather not hear all Jesus says about denying self and taking up the cross in his name. Because Jesus did turn his face like flint to do what needed to be done for us, we find relief this week. These special days offer us an chance to hear afresh our calling to join Jesus on his path to new life. As these days come to a close and we hear again the good news of his resurrection, we will be filled with hope and together renew our baptismal promises at the Vigil service.

What sustains and renews Isaiah’s Servant? It is his openness to God’s Word and his experience that, "Morning after morning God opens my ears." The servant’s strong sense of commitment to the task God has given comes from the interior strength God renews in him each day. He discovers for himself and proclaims to others the God who is always willing to speak again and always willing to forgive. And that is the God we meet this week as we are present to Jesus’s living out of his role as God’s servant.

Because of Jesus’ fidelity we can live faithful lives of service: we can continue to minister even after the initial glow is gone; we are not dissuaded, even when the institutional church lets us down; we are willing to face challenges in a new setting, even though we faced the same ones so many times before. A well-trained tongue is given us again this week, to "speak to the weary": those weary from constant family strife, poverty, homelessness, low-paying jobs, violence, war, fear and the ongoing illness, or slow dying of a loved one. We can also speak on behalf of the weary in settings where they may not be listened to, or where their weariness is ignored.

Jesus enters the holy city this week. The people who welcomed him wanted to see his glory. They would be disappointed, because it would come to them in a way they would not recognize – in obedience and service to God. While they didn’t see his glory, we do. God has chosen to take on our pain as a human, chosen to walk our path. By our presence at these liturgies this week we enter into a special union with Christ. Because Jesus was willing to enter into his suffering, that means every place innocence suffers is holy ground. This week reminds us that we will discover holy ground whenever and wherever we are willing to become personally engaged in the pain and struggle of others. In addition, we learn from Christ that suffering on behalf of another or standing with those suffering, can bring healing.