Mầu nhiệm Chúa Kitô chịu khổ hình, chết và sống lại là mầu nhiệm chỉ có thể đứng đàng sau mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, luôn lôi cuốn tâm trí từ người bình dân đến hàng thức giả bậc nhất của nhân loại. Và dù có cố gắng bao nhiêu, họ đành phải dừng lại chỉ để chiêm ngắm.



Các di tích thánh của Chúa Giêsu

Đó là kết luận của công trình nghiên cứu vừa được công bố tại Rôma. Nhà báo và người viết tiểu luận Grzegorz Gorny và nhiếp ảnh gia Janusz Rosikon đã dành 2 năm ròng du hành và gặp gỡ để thực hiện một cuộc điều tra kiểu báo chí về các di tích thánh (relics) của Chúa Kitô. Kết quả là tác phẩm “Các chứng tá Mầu Nhiệm. Cuộc Điều Tra Các Di Tích Thánh của Chúa Kitô” do nhà Libreria Editrice Vaticana ấn hành. Cuốn sách được ra mắt, ngày 28 tháng Ba vừa qua, tại Palazzo della Rovere, trụ sở Hội Hiệp Sĩ Mộ Thánh.

Đây là một tác phẩm độc đáo vì không những nó là thành quả khảo cứu trong các văn khố mà còn có sự cộng tác của các nhà khoa học nổi danh trên thế giới, những người sử dụng tính nghiêm ngặt của khoa học để điều tra tính chân thực của các di tích thánh của Chúa Giêsu liên quan tới cuộc Khổ Nạn, cái Chết và việc Chôn cất Người.

Trong số các di tích thánh được nghiên cứu, người ta thấy ngoài Khăn Liệm nổi tiếng ra, còn có Thánh Giá, các mũi đinh, Mão Gai, Cột Đánh Đập, Áo Khoác của Chúa Kitô ở Argenteuil, áo sống tại Treviri, Khăn Lau Mặt tại Manoppello, Khăn Liệm tại Oviedo và nhiều di tích thánh khác.

Hai tác giả theo dấu các di tích cuộc Khổ Nạn của Chúa ở nhiều quốc gia trên thế giới và thu lượm tài liệu phong phú về một số đồ vật chuyên biệt vẫn tồn tại từ cổ đại đến ngày nay. Họ lùng sục các văn khố, nói chuyện với các sử gia và gặp gỡ các nhà khoa học nổi danh của thế giới... Họ không chấp nhận bất cứ điều gì về đức tin nhưng khởi đi từ các nguồn lịch sử để tìm cách xác nhận tính chân thực của các di tích thánh trong các cuộc tìm tòi khoa học. Chính Gorny giải thích: “chúng tôi lắng nghe một cách chú ý tiếng nói của các khoa học gia được trang bị với các phương thế tân tiến hơn là các trình thuật lịch sử và tôn giáo. Tuy nhiên, hai con đường này thường gặp nhau. Các kết quả của các phân tích lâu dài và khoa học chi tiết trùng hợp với những gì từng được truyền tải từ Truyền Thống truyền khẩu và văn viết của Kitô Giáo. Chúng tôi thấy khoa học và tôn giáo không nhất thiết mâu thuẫn với nhau”.

Tuy thế, Gorny nhấn mạnh rằng: các di tích thánh cũng là một thách thức vĩ đại đối với các nhà khoa học, “ở giai đoạn nhận thức này của nó, khoa học tỏ ra bất lực trong khả năng giải thích làm thế nào một số di tích đã thành hình. Do đó, chúng tôi thấy nhiều nhà khoa học trung thực đã tự mở lòng mình cho chiều kích mầu nhiệm”.

Stabat Mater

Nét mầu nhiệm cũng được đọc thấy nơi bài ca Tuần Thánh bất hủ Stabat Mater. Đây là một bài thơ phụng vụ có nguồn gốc từ thế kỷ 13, được liên kết với Thứ Sáu Tuần Thánh, gợi hứng cho lòng sùng kính Công Giáo bao đời nay, nhưng cũng gợi hứng cho nhiều nhạc sĩ suốt trong các thế kỷ qua. Palestrina, Vivaldi, Haydn, Schubert, Rossini, Liszt, Dvořák, Verdi, và, gần đây hơn, Pärt (trong số nhiều nhạc sĩ khác) đều đã sử dụng nó trong công trình sáng tác của mình.

Người ta chú ý tới ca khúc Stabat Mater bất hủ của Giovanni Battista Pergolesi (1710-1736), nhà nhạc sĩ tài hoa, qua đời lúc chỉ mới 26 tuổi đời. Chính lúc sắp qua đời vì bệnh lao, ông sáng tác bài ca còn lại mãi trong lòng người này.

Có nhà bình luận cho rằng trong số hơn 700 nhạc phẩm sử dụng bản văn này, tác phẩm của Pergolesi nổi bật nhất đến nỗi Roger Scruton của Đài BBC, khi sản xuất cuốn phim tài liệu Why Beauty Matters, đã lấy nó làm cơ sở cho một phản công chống lại khuynh hướng bài bác tín ngưỡng hết sức tầm thường mà ma quái hiện nay. Để làm việc này, ông đã cho trình diễn bản nhạc với 2 giọng trầm (alto) và cao (soprano) giúp người thưởng ngoạn đi vào nỗi sầu buồn của Đức Maria không phải chỉ bằng những âm thanh muộn phiền sầu não mà cả một tinh thần nâng cao kết hợp với lễ hy sinh của Con Trai ngài.

Quả thực hai gọng trầm và cao một đàng diễn tả nỗi đau của kiếp nhân sinh, nỗi đau lớn nhất, nỗi đau không thể nào tưởng tượng được. Nhưng giọng kia, cao hơn, giúp ta nhìn lên, kêu gọi ta tham dự vào hành vi vĩ đại nhất trong lịch sử con người, góp tiếng cho Đấng Cứu Thế. Cả hai hòa nhập thành nỗi đau của Người Mẹ, kết hợp với nỗi đau của Con Mình, trở thành ơn cứu chuộc và dẫn đường đi vào niềm vui (xem phụ lục 1 bản dịch bài Stabat Mater của linh mục Lê Quang Trình).

Pange lingua

Niềm vui ấy cũng đã được Thánh Tôma Aquinô ghi nhận và làm nổi bật vào Thứ Năm Tuần Thánh. Linh mục Terrance Klein, trong bài “St. Thomas Aquinas captures the heart of Holy Thursday” đăng trên America ngày 18 tháng Tư, 2019, cho rằng Thứ Năm Tuần Thánh không phải là đêm buồn phiền vì Chúa Kitô muốn bữa tiệc sau cùng của Người trở thành bữa ăn cộng đồng.

Bài thánh ca ta hát đêm đó, tức bài “Pange lingua gloriosi” do Thánh Tôma Aquinô sáng tác, bắt đầu bằng lời tán tụng: tán tụng Chúa Giêsu, Đấng đã kết thúc đời Người y như lúc khởi đầu nó cũng như luôn luôn sống nó, bằng cách trở thành ơn phúc của Thiên Chúa, trở thành sự hiện diện của Thiên Chúa giữa chúng ta.

Bất kể nằm trong máng cỏ hay ở ngoài đồng Galilê, Chúa Kitô không bao giờ chỉ là một sự hiện diện thiêng liêng. Người là Thiên Chúa mặc lấy xác thịt ta và cả các gánh nặng của nó.

Pange, lingua, gloriósiMiệng tôi hãy hát khen mầu nhiệm
Córporis mystérium,Thân Xác vinh quang,
Sanguinísque pretiósi,và Máu qúy giá
Quem in mundi prétiumMà Vua đã đổ ra
Fructus ventris generósiLàm giá chuộc thế gian,
Rex effúdit géntium.Hoa trái của lòng dạ quảng đại
.

Nobis datus, nobis natusTừ Trinh nữ không tì vết
Ex intácta Vírgine,Được ban cho chúng ta, được sinh ra cho chúng ta,
Et in mundo conversátus,Và Người đàm đạo ở thế gian,
Sparso verbi sémine,mãi là hạt giống của lời để gieo vãi;
Sui moras incolátusRồi Người kết thúc Đời Người
Miro clausit órdine.cách diệu kỳ

Nét thiên tài của Chúa Kitô, tạm dùng kiểu nói này để làm nổi bật tính sáng tạo trong trí hiểu nhân bản của Người, là nối kết việc người Do Thái cử hành nghi thức giao ước của Thiên Chúa với việc chính Người sẽ hiến mình trên thập giá sắp tới. Cả tính liên tục lẫn tính tương phản đều đáng lưu ý: Thiên Chúa dễ dàng giải thoát Israel khỏi cảnh nô lệ; nhưng chỉ bằng việc hiến mình, trao thân vào tay chúng ta, như của lễ và của ăn đàng, Chúa Kitô mới giải thoát ta khỏi tội lỗi.

Đôi khi người ta cho rằng Thánh Tôma, cũng như người Trung Cổ đồng thời với ngài quá tập chú vào hình loại (species) Thánh Thể thay vì bữa ăn Thánh Thể. Nhưng thực ra, ngài đã nắm được tâm điểm những gì diễn ra trong đêm Thứ Năm, những gì diễn ra ngày hôm sau trên thánh giá và những gì sẽ diễn ra ở mọi Lễ Tạ Ơn sau đó. Bằng chính tay Người, Chúa Kitô hiến mình cho chúng ta.

Tin mừng gia Thánh Gioan, một Tin Mừng luôn được đọc trong nghi thức Thứ Năm Tuần Thánh, cũng đã làm như thế khi tập chú vào hành vi khiêm nhường rửa chân hơn là bữa ăn theo nghi lễ. Trong mọi trình thuật, cốt lõi đều rõ ràng: Chúa Kitô sống và chết cho người khác. Người đơn giản là một hiến dâng.

In suprémæ nocte coenæVào đêm Bữa Tiệc Sau Cùng
Recúmbens cum frátribusNgồi với các anh em,
Observáta lege pleneTrước nhất chu toàn giới luật
Cibis in legálibus,Người, ăn Chiên Vượt Qua;
Cibum turbæ duodénæSau đó, bằng chính tay mình,
Se dat suis mánibus.Người hiến mình, làm của ăn cho các Tông Đồ.

Tuy nhiên, lịch sử đầy những chuyện hiến tình chỉ để bị làm ngơ, từ chối hay phản bội. Thánh Tôma nhấn mạnh: chỉ có trái tim biết yêu mới tri nhận được Chúa Kitô và được Người thẩm thấu.

Verbum caro, panem verumTrước là lời, bánh tự nhiên,
Verbo carnem éfficit:Bằng Lời, Người biến bánh thành Thịt:
Fitque sanguis Christi merum,và rượu thành Máu Chúa Kitô;
Et si sensus déficit,Và nếu giác quan không nhận ra
Ad firmándum cor sincérumchỉ có đức tin mới đủ
Sola fides súfficit.để củng cố trái tim thành thật

Chúa Kitô không để lại một giáo huấn cố định bằng văn bản. Trước đây, Người nói rải rác; giờ đây, Người cẩn thận tập trung vào bàn tay Người. Người tạo ra một cộng đồng, các chứng nhân sống động sẵn sàng gặp gỡ Người và làm chứng cho Người bằng cách tham dự vào chính việc hiến mình của Người với hành vi yêu thương.

Chúa Kitô kết thúc bữa ăn bằng các Thánh Vịnh ngợi khen. Thánh Tôma kết thúc bài thánh ca của ngài bằng cách tập chú vào Chúa Kitô vẫn còn ở bàn ăn, vẫn còn đang trao ban mình Người cho những kẻ tiếp nhận Người. Bạn không thể dửng dưng đối với tình yêu bằng thân xác. Bạn phải đáp trả bằng tất cả con người của bạn.

Tantum ergo SacramétumVì thế, sấp mình thờ lạy,
Venerémur cérnui:Chúng ta tôn kính Bí Tích cực trọng,
Et antíquum documéntumHơn các hình thức thờ phượng xưa
Novo cedat rítui:Các nghi thức ơn thánh mới trổi vượt;
Præstet fides suppleméntumĐức tin sẽ bổ túc
Sénsuum deféctui.cho các thiếu sót của giác quan.
Genitóri, GenitóqueCho Chúa Cha và Chúa Con
Laus et jubilátio,hãy dành ca ngợi và mừng vui, chào kính,
Salus, honor, virtus quoquevinh dự, và quyền uy
Sit et benedíctio:cùng chúc tụng,
Procedénti ab utróquevà cho Thánh Thần từ mỗi hai Đấng phát xuất
Compar sit laudátio.ca ngợi tương tự.
Amen.Amen

(Xin xem phục lục 2: bản dịch "Pange lingua" của Sách Lễ Rôma ấn bản năm 1962)
__________________________________________________________________________________
Phụ Lục
(1)

Stábat Máter dolorósaMẹ đứng lặng bên Thánh giá thương đau,
Iuxta Crúcem lacrimósa,Chốn đây xác Con tan nát gục đầu ;
Dum pendébat Fílius.Chan hoà đôi mắt tuôn lệ sầu
Cúius ánimam geméntem,Lòng Mẹ nức nở rên xiết đớn đau,
Contristátem et doléntemTrái tim xót xa se thắt nghẹn ngào,
Pertransívit gládius.Khác gì gươm sắc đâm lọt vào.
O quam trístis et afflíctaLạy Mẹ đáng được chúc phúc kính tôn,
Fúit ílla benedíctaCủa Con Một yêu nay đã không còn,
Máter Unigéniti !Ôi Mẹ ôi biết bao sầu buồn !
Quae maerébat et dolébat,Kìa Mẹ nhân hiền thổn thức tâm can,
Pía Máter, dum vidébatĐớn đau ngắm xem muôn nỗi nhục nhằn,
Nati póenas ínclyti.Trên người Con Thánh mang tội trần.
Quis est hómo qui non fléret,Nào ai nỡ nhìn Mẹ Chúa Ki-tô
Mátrem Chrísti si vidéretVới bao xót xa đau đớn vô bờ,
In tánto supplício ?Ai người không mắt tuôn lệ mờ ?
Quis non pósset contristári,Nào ai trông Mẹ thống thiết bi ai
Chrísti Mátrem contempláriGánh chung đớn đau cùng với Con Ngài,
Doléntem cum Fílio ?Ai người không xót thương ngậm ngùi ?
Pro peccátis súae géntisMẹ nhìn Chúa Giê-su dưới mưa roi
Vídit Jésum in torméntis,Trút lên xác thân dập nát tơi bời
Et flagéllis súbditum.Chính vì tội lỗi dân của Người.
Vídit súum dúlcem nátumMẹ nhìn Con mình rất đỗi khoan nhân,
Moriéndo desolátum,Phút giây lâm chung đau đớn muôn phần
Dum emísit spíritum.Đến tận khi tắt hơi lìa trần.
Eia Máter, fons amóris,Lạy Mẹ chính là nguồn suối mến yêu,
Me sentí re vim dolórisGiúp con thấy uy lực nỗi u sầu,
Fac, ut técum lúgeam.Để cùng Mẹ thiết tha nguyện cầu.
Fac ut árdeat cor méumNguyện xin đốt lòng con sốt sắng luôn,
In amándo Chrístum Déum,Mến yêu Chúa Ki-tô hết tâm hồn,
Ut síbi compláceam.Vâng phục Thánh ý cho vẹn tròn.
Sáncta Máter, ístud ágas,Lạy Thánh Mẫu nguyện in dấu trong con
Crucifíxi fíge plágasVết thương Đấng trên thập giá khốn cùng,
Córdi méo válide.Xin được ghi khắc sâu vào lòng.
Túi Náti vulneráti,Mẹ ơi xin để con cái sớt chia
Tam dignáti pro me páti,Đớn đau Đấng mang thương tích ê chề,
Poénas mécum dívide.Chết vì tội lỗi con nặng nề.
Fac me técum pie flére,Mẹ cho con được than khóc không nguôi
Crucifíxo condolére,Đấng chịu đóng đinh, hiệp thông với Người,
Donec égo víxero.Tỏ lòng thảo hiếu cho trọn đời.
Iuxta crúcem técum stáre,Con ao ước được cùng đứng ngay bên
Et me tíbi sociáreThánh Giá đau thương tỏ nỗi ưu phiền,
In plánctu desídero.Chung lời than khóc bên Mẹ hiền.
Vírgo vírginum praeclára,Lạy Đức Nữ Trinh trên các nữ trinh,
Míhi iam non sis amára,Với con tỏ ra cay đắng sao đành,
Fac me técum plángere.Xin cùng than khóc với lòng thành.
Quando córpus moriétur,Ngày kia xác thân con sẽ tiêu tan,
Fac ut ánimae donéturKhứng ban cho con vinh phúc thiên đàng,
Paradísi glória.Khi hồn con thoát ly phàm trần.
Amen.Amen.


(2)

Chúng tôi kính lạy và ngợi khen sự mầu nhiệm Mình Thánh rất sang trọng, Máu Thánh rất châu báu vô cùng, xưa bởi lòng Đức Bà Maria đồng trinh sạch sẽ mà ra, đã để Mình trong phép mầu nhiệm này, để được ở cùng chúng tôi: là đêm sau hết, khi Người còn ngồi cùng các đầy tớ mà ăn bữa tối, là bữa trọng trên hết các bữa; khi đã giữ cho đủ các phép đạo cũ truyền lại mà ăn bữa này, đoạn mới phó mình cho mười hai đầy tớ lấy làm của ăn. Ngôi thứ Hai ra đời làm Người phán một lời phép tắc vô cùng, mà làm cho bánh thật trở nên Mình Người, cùng làm cho rượu nho hóa nên Máu Người thật; vì vậy dù là con mắt chúng tôi xem chẳng thấy, thì phải có đức Tin cho được vững lòng.
Vậy chúng tôi phải thờ lạy phép Rất Thánh Rất Trọng dường ấy, vì các phép trong đạo cũ chẳng bằng phép này, thì chúng tôi phải có lòng tin cho bền, thay vì con mắt chúng tôi xem thấy, chúng tôi phải ngợi khen Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Chúa Thánh Thần, cùng thờ lạy kính mến ngợi khen và hát mừng sự mầu nhiệm Rất Thánh này đời đời chẳng cùng. Amen.