TĐCV 15: 1-2, 22-29; Tvịnh.66; Kh 21:10-14,22-23; Gioan 14: 23-29

Từ hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu nghe những bài đọc trích trong Kinh Thánh nói về Chúa Thánh Thần trong khi chúng ta sửa soạn đến ngày vọng Lễ Chúa Thánh Thần. Một khi chúng ta đi vào những Chúa Nhật sau lễ Chúa Thánh Thần, còn gọi là "Chúa Nhật thường niên", chúng ta sẽ nghe ít hơn về Chúa Thánh Thần. Thật đáng tiếc, vì Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sự sống, niềm tin và hăng say trong đời sống Kitô hữu. Hôm nay các bài đọc nói rõ là cộng đoàn Kitô hữu dựa vào Chúa Thánh Thần trong sức sống và hạnh phúc của họ. Chình Chúa Thánh Thần gây nên dòng nước nước rửa tội trong lòng chúng ta sôi động lên (như thường nói "Nước gây sôi nỗi") trong những lúc khó khăn trong đời sống. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng giúp chúng ta cầu nguyện. Không chỉ khuyến khích chúng ta cầu khẩn mà còn thêm lời than thở cầu xin trong lòng chúng ta, Chúa Thánh Thần không im lặng đâu. Trong khi Ngài tạo dựng, củng cố và gìn giữ giáo hội, không có gì có thể giới hạn được Chúa Thánh Thần trong bất kỳ lời kinh hay trong giáo hội. Cha Karl Rahner nói "Chúa Thánh Thần cũng hiện diện trong sự mầu nhiệm của cuộc sống hằng ngay ngoài lời cầu nguyện của tổ chức giáo hội Kitô giáo ...".

Có một Cha giảng nói: "Chúa Thánh Thần là động từ hơn là danh từ". Thiên Chúa không chỉ xem xét bản năng tạo tác đang thực hiện, Ngài còn là Đấng Tạo Dựng nên vạn vật để được cùng làm việc với chính tạo vật đó. Do vậy, chính Chúa Thánh Thần thức tỉnh chúng ta để nhận đúng được thế nào là sự bất công và tội lỗi. Ngài làm cho chúng ta dấn thân vào những việc ngoài khả năng bé nhỏ của chúng ta để làm những điều phải cho những người kém cõi và bị áp bức trong thế giới. Vì việc công chính này hình như chưa bao giờ được thực hiện, nên Chúa Thánh Thần, Đấng nuôi dưởng lời kinh nguyện của chúng ta làm cho chúng ta dấn thân vào công tác tạo dựng với Ngài để dựng nên một tạo vật mới. Xin lập lại: Chúa Thánh Thần là động từ hơn là danh từ.

Bài đọc thứ nhất có nguồn gốc từ những sự tranh cải trong giáo hội tiên khởi. Các Kitô hữu đầu tiên xuất thân từ người Do Thái giáo. Và chính Chúa Giêsu rao giảng tin mừng của Ngài theo hình ảnh và lời văn theo văn hóa của Do Thái. Nhưng Kitô giáo lan truyền quá nhanh, vượt ra khỏi nguồn gốc Do Thái, nên có sự tranh cải về việc có nên tiếp tục giữ lề luật của Môsê hay không. Hai quan điểm trái ngược nhau là:

- Thứ nhất: Những Kitô hữu mới đang theo luật Môsê có quan niệm của người Do Thái (sự phán xét).
- Thứ hai là: Kitô giáo đã được giải thoát khỏi những lề luật đó, nên lề luật Môsê không còn quan trọng trong niềm tin vào Chúa Giêsu.

Các quan điểm mâu thuẩn này được xuất hiện trong sách "sự phán xét" từ Giuđê đến cộng đoàn mới ở Antiokhia để rao giảng việc tuân giữ lề luật ông Môsê. Vấn đề nan giải đó được giải quyết bởi cộng đoàn ở Giêrusalem. Và giải đáp nói rõ là: "Chúa Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này..." Các nhà lãnh đạo giáo hội đã thay đổi luật lệ của hàng mấy thế kỷ trong chốc lát tỏ ra sự tín nhiệm vào Chúa Thánh Thần là Đấng tiếp tục hoạt động trong các ông. Lời chỉ dẫn họ đưa ra thật ngắn gọn và diễn tả sự tín nhiệm vào khả năng của cộng đoàn mới ở Antiokhia để đưa đến những chi tiết cụ thể làm sao sống theo lời giáo huấn của Chúa Giêsu. Nói cách khác là các tông đồ và các bô lão có niềm tin là điều gì Chúa Giêsu đã hứa với họ (xem phúc âm hôm nay) đã thật sự xãy ra: Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ, đang ở giữa họ "dạy dỗ anh em trong cộng đoàn trong mọi sự và sẽ nhắc anh em nhớ tất cả những điều Thầy đã nói với anh em".

Chúng ta cũng có thể tự tin là chúng ta không bị bỏ rơi trong mồ côi, không có sự dẫn dắt bởi sự hiện diện của Chúa Giêsu. Có nhiều dấu chỉ về sự hiện diện đó trong giáo hội mà các cha giảng có thể nêu lên. Nhưng, một cách thể hiện sự hiện diện và hướng dẫn của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta đang có sẵn trong đời sống của những nhân chứng về đức tin. Những dấu chỉ đó cho chúng ta thấy rõ sự thật cụ thể là sức sống của Chúa Giêsu có thể xãy ra trong thời đại chúng ta. Những nhân chứng này chứng thật điều gì Chúa Giêsu đã hứa trong phúc âm hôm nay là Thánh Thần (Đấng Bảo Trợ) đã hứa sẽ "nhắc nhở" cho chúng ta nhớ những điều Chúa Giêsu đã dạy. Cha giảng có thể cho ví dụ cụ thể và đưa ra một ví dụ cụ thể về những nhân chứng như vậy - đó là những người hiện có những dấu chỉ thật sự là Chúa Thánh Thần đang thúc đẩy và nâng đỡ chúng ta sống trong Chúa Kitô. Những nhân chứng như thế thường "hướng dẫn" chúng ta qua đời sống của họ là làm sao sống tin mừng của Chúa Giêsu trong đời sống mình trong hiện tại. Khi nêu lên các gương mẫu đó, điều tốt nhất là nói lên cách sống hằng ngày để người Kitô hữu bình thường có thể thông hiệp sức sống của Chúa Thánh Thần mà chúng ta đang có.

Đến đây cha giảng nên cẩn thận: Có 3 chủ đề trong bài phúc âm hôm nay cần lưu ý:

- Thứ nhất: tình yêu là động lực kết hợp chúng ta với Thiên Chúa.
- Thứ 2: lời hứa sẽ có Chúa Thánh Thần.
- Thứ 3: sự bình an và niềm vui đến từ Chúa Giêsu trở về với Thiên Chúa.

Cả ba chủ đề có thể là quá nhiều cho quý cha giảng, để kỹ lưởng hơn, tốt nhất là nên chọn một trong ba chủ đề.

Bởi thế, để đón mừng lễ Chúa Thánh Thần, quý cha giảng có thể chú trọng tập trung đến sự việc Chúa Thánh Thần đến và việc Ngài làm trong giáo hội. Bài phúc âm hôm nay được viết cho cộng đoàn giáo hữu khoản năm 70 trong lúc có sự lùng bắt dữ dội. Các tông đồ và những nhân chứng cho Chúa Giêsu đã qua đời và không có ai trở lại. Đó là một cộng đoàn bị bách hại nhiều nên họ rất cần sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Nhờ thế họ sẽ được nâng đỡ với những dấu chỉ là Chúa Thánh Thần đang ở với họ. Đây là một ví dụ khác về sự nhân từ của Thiên Chúa, vì các môn đệ không xứng đáng lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là điều cần thiết cho đời sống đức tin của giáo hội, nên vì thế mà Thiên Chúa gởi Chúa Thánh Thần đến. Hôm nay chúng ta được biết qua Chúa Giêsu là Chúa Thánh Thần sẽ đến "nhân danh Chúa Giêsu" và vì thế sẽ liên kết chúng ta với đời sống của Chúa Giêsu. Chúa Thánh Thần cũng sẽ dạy chúng ta về việc phải kết hợp với đời sống Chúa Kitô nhiều hơn trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Với tất cả những hoạt động chủa Chúa Thánh Thần ở giữa chúng ta sẽ có nhiều dấu chỉ về cự hiện diện của Chúa Giêsu trong đời sống của giáo hội và những người làm nhân chứng ở trần gian.

Một chủ đề khác quý cha giảng có thể dùng là ơn bình an Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ của Ngài. Từ “Shalom” của tiếng Do thái có rất nhiều ý nghĩa trong cộng đoàn Do thái. Người ta dùng từ Shalom để chào đón và cũng để chia tay. Đó là lời chúc cho sự hòa thuận trong cộng đoàn, chúc một đời sống không thiều thốn gì cả, hoàn toàn đầy đủ. Lối sống như thế này có thể được xãy ra với sự xuất hiện của Đấng Mêsia. Chúa Giêsu đem "bình an của Ngài" đến và tất cả những gì bao gồm theo đó cho các môn đệ của Ngài. Sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta cũng làm cho chúng ta ao ước cho tất cả mọi người đều được hưởng một nền hòa bình như vậy. Và vì thế các môn đệ được thúc đẩy đem bình an thật sự cho toàn thế giới. Người môn đệ ở nhà và ở ngoài phố thị, nên tạo ra sự hòa hợp lành mạnh và bền lâu trong đời sống cộng đoàn thay vì tạo sự chia rẻ và tranh chấp thường có trong cuộc sống.

Đôi khi, để tạo nên một cộng đoàn liên kết và thật sự lo lắng cho nhau, một cộng đoàn Shalom, người môn đệ có thể gây xáo trộn một cộng đoàn không liên kết và sống hời hợt bề ngoài để tạo nên một cộng đoàn thật sự cho các thành viên. Thí dụ như: một nhóm người cố gắng thay đổi điều kiện làm việc vất vả của các người thợ may ở các cửa hàng, hay ở các nước đang phát triễn có thể có những người gây xáo trộn đối với những người lợi dụng bóc lột công nhân qua các xí nghiệp sản xuất. Họ có thể bị cáo buộc là gây bất an cho sự sản xuất. Nhưng, thât ra, người môn đệ Chúa Kitô đang làm việc cho mọi người được hưởng sự bình an "Salom" và tất cả sẽ sống và tận hưởng cuộc sống dồi dào.

Như thế, nếu chúng ta trãi nghiệm được sự bình an và cam kết của Chúa Giêsu trong tiệc Thánh Thể hôm nay, chúng ta sẽ làm gì để cho sự bình an đó có thể xãy dến cho kẻ khác? Làm thế nào chúng ta có thể giúp họ trãi nghiệm một cuộc sống hoàn toàn đầy đủ? Cuộc sống của những người xung quanh chúng ta còn thiếu trãi nghiệm sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta hôm nay?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


6th SUNDAY OF EASTER -C-
Acts 15: 1-2, 22-29; Psalm 67; Rev. 21:10-14,22-23; John 14: 23-29

We are beginning to hear more explicit mention of the Holy Spirit as we prepare for the vigil and feast of Pentecost. Once we enter the regular sequence of Sundays after Pentecost, known as "Ordinary Time", we will hear less explicit mention of the Spirit in our readings. What a shame, for it is the Spirit who gives life, conviction and passion to our Christian lives. It is clear from our readings today that the Christian community is indebted to the Spirit for its very existence and well-being. It is the Sprit who stirs up the waters of our baptism in us (as the spiritual says, "troubles the waters") at crucial stages of our lives. The Spirit is the animator of our prayers, not just encouraging us to pray, but groaning in prayer within us. The Spirit is not staid and sedate. While he/she creates, strengthens and preserves the church, there is no limiting, or enclosing the Spirit in any one creed or church. Karl Rahner says the Spirit is also to be found in, "a mysticism of everyday life outside a verbalized and institutionalized Christianity...."

As one preacher puts it, the Spirit is more verb than noun. God does not merely observe what creation is doing, but is both Creator and Participant in the very process of the universe. It is also the Holy Spirit who shakes us awake into awareness of injustice and sin. The Spirit causes us to get involved in the less-than-orderly task of making things right for the disadvantaged and abused of our world. And because this work of justice seems never to be done, it is the Spirit who nourishes us in prayer and keeps us committed to the task of being a co-creator with the Spirit of a new creation. To repeat: the Spirit is more verb than noun.

The first reading has its roots in a controversy in the early church. The earliest converts were from Judaism and Jesus himself couched his message in Jewish imagery and language. But Christianity spread rapidly beyond its Jewish origins and so controversy arose about whether, or not, to continue observing the Mosaic law. Two contrary points of view crystalized:

(1) New members were to observe the Mosaic practices (the view of the "Judaizers")
(2) Christianity was freed from such observances and they were not crucial to belief in Jesus.

These conflicting views emerge in the reading as the "Judaizers" come from Judea to the new community in Antioch to preach observance of the Mosaic code. The issue is settled by the community back in Jerusalem and their response is bold in its presumption: "It is the decision of the Holy Spirit and ours too, not to lay on you any burden beyond that which is strictly necessary...." The church leaders changed the custom of centuries in a sweeping move that expresses confidence in the Spirit’s active and ongoing presence with them. The guidelines they give are brief and exhibit trust in the ability of the new community in Antioch to come to its own specifics on how to live out the teaching of Jesus. In other words, the apostles and elders have confidence, that what Jesus promised them (in today’s Gospel), has truly happened: the Spirit, the Paraclete, was in their midst, "to instruct you in everything and remind you of all that I told you."

We too have the confidence of not having been left orphans devoid of Jesus’ guiding presence. There are many signs of this presence in our church that the preacher might use for illustrations, but one way his presence and guidance is available to us is in the lives of his faith-filled witnesses. They concretely show us that Jesus’ life is possible in our age. These witnesses also fulfill what Jesus promised in today’s Gospel; that the promised Spirit (Paraclete) would "remind" us of all that Jesus told us. The preacher should be concrete and give an example of such witnesses – those people who are sure signs that the Spirit continues to animate and inspire us with the life of Christ. Such witnesses also "instruct" us by their lives, how to live Jesus’ message in our day. It might be best when giving such examples to draw them from everyday life so that the ordinary Christian can feel Spirit-life is within our grasp.

A little caution here: there are three themes in today’s Gospel reading:

(1) love as the force that unites us to God;
(2) the promise of the Holy Spirit;
(3) the peace and joy that comes from Jesus’ return to God. All three would be too much for the preacher to cover adequately, it might be best to choose one.

Thus, in anticipation of Pentecost, the preacher might choose to focus on the coming and the role of the Spirit in the church. The community to whom this Gospel was written (circa 90) was at a crucial stage. The apostles and eye witnesses to Jesus were dead and still he had not returned. They were a persecuted community and needed his presence desperately. Thus, they would be encouraged by signs that his Spirit was still with him. Here is another example of the graciousness of God, for the disciples do not have to earn the Spirit. The Spirit is crucial for the living faith of the church and so God will give the Spirit. We learn from Jesus today that this Spirit will be sent "in Jesus’" name, and so will link us with the life of Jesus. The Spirit will also teach what we need to more fully incorporate the life of Christ in our daily lives. With these activities of the Spirit in our midst there will be ample signs of Jesus’ continued presence in the life of the church and the public witness of its members.

Another preaching focus might be the gift of peace that Jesus leaves with his disciples. This word ("shalom") has rich meaning in the Jewish community. It was used in greetings and partings – a wish for a life of harmony in God’s community; a life lacking nothing; a life of complete fullness. This life would be instituted with the arrival of the Messiah. Jesus brings his "peace" and all that it implies to his followers. The peace he gives us also stirs up in us a desire that such a peace be experienced by all and so the disciple is spurred to make this peace a reality in the world. Rather than being a source of contention or division, the disciple at home and in the market place works to create a healthy and life-sustaining harmony in the community.

And sometimes, to create a truly caring and healthy community, a community of shalom, the disciple may even have to disturb an unhealthy and superficial harmony so as to create one that is true for all members. For example, a group working to change unhealthy working conditions in sweat shops in the inner city, or a developing country might seem troublesome to those who gain from such oppressive labor practices. They might be accused of disturbing the peace. But the reality may be, that the disciple of Christ is really working so that all might enjoy his "shalom," all might live and enjoy fullness of life.

Thus, if we experience the peace and assurance of Jesus at this eucharistic celebration today, what will we do to make such a peace available to others? How can we help them experience a more complete life? What do the lives of those around us still lack so that they too can experience the peace Jesus offers us today?