Như VietCatholic đã loan tin, Hồng Y Đoàn sẽ bắt đầu Mật Nghị bầu vị Giáo Hoàng thứ 265 vào ngày Thứ Hai 18 tháng Tư. Sau thánh lễ trọng thể “pro eligendo summo Pontifice” (trước cuộc bầu cử Giáo Hoàng) diễn ra vào ban sáng, trong đó Hồng Y Đoàn khẩn khoản xin Thiên Chúa ban ơn soi sáng cho các ngài chọn ra được người kế vị Thánh Phêrô, các vị Hồng Y dưới 80 tuổi sẽ có cuộc rước trọng thể lúc 16:30 vào nhà nguyện Sistina để bắt đầu Mật Nghị.
Mật Nghị sẽ bắt đầu với một bài thuyết giảng của Đức Hồng Y Thomas Spidlik và nghi thức thề giữ bí mật tuyệt đối về những gì diễn ra trong Mật Nghị. Các vị Hồng Y có thể có một vòng bỏ phiếu vào chiều ngày thứ Hai - nhưng tối đa chỉ là một vòng bỏ phiếu mà thôi.
Trong lịch sử của Giáo Hội trong 9 thế kỷ qua, có 3 cách bỏ phiếu đã từng được áp dụng. Thể thức bỏ phiếu thứ nhất là “acclamation” (tung hô) trong đó các vị bộc phát xướng tên của vị mà mình muốn bầu Giáo Hoàng. Thể thức thứ hai là “commission” (ủy quyền) trong đó các vị Hồng Y ủy quyền cho một ủy ban tối thiểu là 9 vị Hồng Y và tối đa là 15 vị Hồng Y và hứa tuân phục kết quả do ủy ban này chọn ra. Trong thực tế, từ cuối thế kỷ thứ 14 đến nay, cả hai cách này đều không còn được áp dụng. Tông hiến “Universi Dominici Gregis” (Mục Tử Toàn Thể Đoàn Chiên Chúa) do Đức Thánh Cha ban hành tháng 2 năm 1996 quy định chỉ có một cách bầu duy nhất là bỏ phiếu kín sau khi đã cân nhắc kỹ càng. Các vị Hồng Y sẽ viết tên người mình muốn bầu vào trong một lá phiếu có in hàng chữ La Tinh “Eligo in summo Pontifice” (Tôi xin bầu lên chức vị Giáo Hoàng), gấp lá phiếu lại làm bốn, giơ cao lên và từng vị đặt trên Chén Thánh lớn trên bàn thờ.
Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí, ông Joaquín Navarro-Valls cho biết có 2 vị Hồng Y không tham gia nghị hội bầu Giáo Hoàng vì lý do sức khoẻ. Đó là Hồng Y Jaime Sin, hồi hưu, nguyên Tổng Giám Mục thánh phố Manila, Phi Luật Tân và ĐHY Adolfo Antonio Suarez Rivera, hồi hưu, nguyên TGM giáo phận Monterrey, Mễ Tây Cơ. Như vậy có 115 vị Hồng Y sẽ tham dự bầu Giáo Hoàng. Nếu trong ngày đầu tiên, có vị nào được 2 phần 3 số phiếu hay hơn, tức là 77 phiếu hay hơn nữa, thì cuộc bầu cử kết thúc. Nếu không, cuộc bầu cử sẽ kéo dài sang các ngày tiếp theo. Trong các ngày tiếp theo, mỗi ngày Hồng Y Đoàn sẽ có 4 vòng bỏ phiếu, hai vòng buổi sáng và hai vòng buổi chiều. Cuộc bầu cử chấm dứt tức khắc khi có vị nào được 2 phần 3 số phiếu hay hơn.
Sau 9 vòng bỏ phiếu, tức là đến hết ngày 20/4 mà không có kết quả, Hồng Y Đoàn có thể xem xét nghỉ một ngày để cầu nguyện, xem xét và bàn thảo lại trước vòng bầu phiếu thứ 10. Cứ mỗi sau 7 vòng bầu phiếu sau đó, Hồng Y Đoàn có thể xem xét nghỉ một ngày.
Tuy nhiên, cuộc bầu phiếu không thể kéo dài vô hạn. Tông Hiến Mục Tử Toàn Thể Đoàn Chiên Chúa quy định rằng sau vòng bầu phiếu thứ 34, Hồng Y Đoàn sẽ quyết định hoặc là chọn vị có số phiếu quá bán hay giới hạn chỉ bầu trong hai vị có số phiếu cao nhất. Hệ quả hiển nhiên của quy định này là cuộc bầu cử không thể kéo dài hơn 10 ngày. Hệ quả thứ hai là nếu một vị chiếm được đa số thì các vị Hồng Y ủng hộ vị này biết rằng vị này chung cuộc sẽ đắc cử nếu các vị cứ tiếp tục bảo lưu ý kiến của mình. Những vị thuộc nhóm thiểu số không thể ngăn cản được khả năng đắc cử của vị này. Do đó, không cần tìm một vị mà cả hai nhóm đều có thể tương nhượng.
Trong thực tế, các cuộc Mật Nghị bầu Giáo Hoàng càng ngày càng có khuynh hướng kết thúc mau chóng. Thời đại thông tin tân kỳ xóa bỏ mọi rào cản địa lý, thu hẹp thế giới thành một làng toàn cầu. Điều này cho phép các vị hiểu rõ hoạt động và khả năng của các ứng viên. Từ năm 1831 khi cuộc Mật Nghị Hồng Y kéo dài đến 54 ngày mới bầu được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XIV, không cuộc bầu cử nào kéo dài quá 5 ngày. Tất cả 5 vị Giáo Hoàng sau cùng được bầu trong vòng 2 đến 3 ngày.
Các vị Hồng Y đều buộc tuyên thệ giữ bí mật cuộc bầu cử và trong thực tế chưa từng có ai tiết lộ chi tiết cuộc bầu cử, công chúng cũng có thể hình dung phần nào nhờ truyền thống đốt các lá phiếu. Trước khi được đốt đi, các lá phiếu đều được tẩm một chất hóa học để tạo ra khói đen từ ống khói của nhà nguyện Sistina nếu chưa bầu được Giáo Hoàng. Nếu đã bầu Giáo Hoàng thì khói trắng sẽ bốc lên kèm theo chuông báo (được áp dụng từ lần bầu cử này).
Trong thế kỷ 20, các cuộc Mật Nghị đã kéo dài như sau:
Mật Nghị sẽ bắt đầu với một bài thuyết giảng của Đức Hồng Y Thomas Spidlik và nghi thức thề giữ bí mật tuyệt đối về những gì diễn ra trong Mật Nghị. Các vị Hồng Y có thể có một vòng bỏ phiếu vào chiều ngày thứ Hai - nhưng tối đa chỉ là một vòng bỏ phiếu mà thôi.
Trong lịch sử của Giáo Hội trong 9 thế kỷ qua, có 3 cách bỏ phiếu đã từng được áp dụng. Thể thức bỏ phiếu thứ nhất là “acclamation” (tung hô) trong đó các vị bộc phát xướng tên của vị mà mình muốn bầu Giáo Hoàng. Thể thức thứ hai là “commission” (ủy quyền) trong đó các vị Hồng Y ủy quyền cho một ủy ban tối thiểu là 9 vị Hồng Y và tối đa là 15 vị Hồng Y và hứa tuân phục kết quả do ủy ban này chọn ra. Trong thực tế, từ cuối thế kỷ thứ 14 đến nay, cả hai cách này đều không còn được áp dụng. Tông hiến “Universi Dominici Gregis” (Mục Tử Toàn Thể Đoàn Chiên Chúa) do Đức Thánh Cha ban hành tháng 2 năm 1996 quy định chỉ có một cách bầu duy nhất là bỏ phiếu kín sau khi đã cân nhắc kỹ càng. Các vị Hồng Y sẽ viết tên người mình muốn bầu vào trong một lá phiếu có in hàng chữ La Tinh “Eligo in summo Pontifice” (Tôi xin bầu lên chức vị Giáo Hoàng), gấp lá phiếu lại làm bốn, giơ cao lên và từng vị đặt trên Chén Thánh lớn trên bàn thờ.
Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí, ông Joaquín Navarro-Valls cho biết có 2 vị Hồng Y không tham gia nghị hội bầu Giáo Hoàng vì lý do sức khoẻ. Đó là Hồng Y Jaime Sin, hồi hưu, nguyên Tổng Giám Mục thánh phố Manila, Phi Luật Tân và ĐHY Adolfo Antonio Suarez Rivera, hồi hưu, nguyên TGM giáo phận Monterrey, Mễ Tây Cơ. Như vậy có 115 vị Hồng Y sẽ tham dự bầu Giáo Hoàng. Nếu trong ngày đầu tiên, có vị nào được 2 phần 3 số phiếu hay hơn, tức là 77 phiếu hay hơn nữa, thì cuộc bầu cử kết thúc. Nếu không, cuộc bầu cử sẽ kéo dài sang các ngày tiếp theo. Trong các ngày tiếp theo, mỗi ngày Hồng Y Đoàn sẽ có 4 vòng bỏ phiếu, hai vòng buổi sáng và hai vòng buổi chiều. Cuộc bầu cử chấm dứt tức khắc khi có vị nào được 2 phần 3 số phiếu hay hơn.
Sau 9 vòng bỏ phiếu, tức là đến hết ngày 20/4 mà không có kết quả, Hồng Y Đoàn có thể xem xét nghỉ một ngày để cầu nguyện, xem xét và bàn thảo lại trước vòng bầu phiếu thứ 10. Cứ mỗi sau 7 vòng bầu phiếu sau đó, Hồng Y Đoàn có thể xem xét nghỉ một ngày.
Tuy nhiên, cuộc bầu phiếu không thể kéo dài vô hạn. Tông Hiến Mục Tử Toàn Thể Đoàn Chiên Chúa quy định rằng sau vòng bầu phiếu thứ 34, Hồng Y Đoàn sẽ quyết định hoặc là chọn vị có số phiếu quá bán hay giới hạn chỉ bầu trong hai vị có số phiếu cao nhất. Hệ quả hiển nhiên của quy định này là cuộc bầu cử không thể kéo dài hơn 10 ngày. Hệ quả thứ hai là nếu một vị chiếm được đa số thì các vị Hồng Y ủng hộ vị này biết rằng vị này chung cuộc sẽ đắc cử nếu các vị cứ tiếp tục bảo lưu ý kiến của mình. Những vị thuộc nhóm thiểu số không thể ngăn cản được khả năng đắc cử của vị này. Do đó, không cần tìm một vị mà cả hai nhóm đều có thể tương nhượng.
Trong thực tế, các cuộc Mật Nghị bầu Giáo Hoàng càng ngày càng có khuynh hướng kết thúc mau chóng. Thời đại thông tin tân kỳ xóa bỏ mọi rào cản địa lý, thu hẹp thế giới thành một làng toàn cầu. Điều này cho phép các vị hiểu rõ hoạt động và khả năng của các ứng viên. Từ năm 1831 khi cuộc Mật Nghị Hồng Y kéo dài đến 54 ngày mới bầu được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XIV, không cuộc bầu cử nào kéo dài quá 5 ngày. Tất cả 5 vị Giáo Hoàng sau cùng được bầu trong vòng 2 đến 3 ngày.
Các vị Hồng Y đều buộc tuyên thệ giữ bí mật cuộc bầu cử và trong thực tế chưa từng có ai tiết lộ chi tiết cuộc bầu cử, công chúng cũng có thể hình dung phần nào nhờ truyền thống đốt các lá phiếu. Trước khi được đốt đi, các lá phiếu đều được tẩm một chất hóa học để tạo ra khói đen từ ống khói của nhà nguyện Sistina nếu chưa bầu được Giáo Hoàng. Nếu đã bầu Giáo Hoàng thì khói trắng sẽ bốc lên kèm theo chuông báo (được áp dụng từ lần bầu cử này).
Trong thế kỷ 20, các cuộc Mật Nghị đã kéo dài như sau:
- Năm 1903, Đức Giáo Hoàng Piô X được chọn trong vòng bỏ phiếu thứ 7 vào ngày thứ 5 (lúc đó quy định 4 vòng bỏ phiếu một ngày chưa được áp dụng).
- Năm 1913, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV được chọn trong vòng bỏ phiếu thứ 10 vào ngày thứ 4 (bắt đầu áp dụng quy định 4 vòng bỏ phiếu một ngày).
- Năm 1922, Đức Giáo Hoàng Piô XI được chọn trong vòng bỏ phiếu thứ 14 vào ngày thứ 5.
- Năm 1939, Đức Giáo Hoàng Piô XII được chọn trong vòng bỏ phiếu thứ 3 vào ngày thứ 2. Thực ra, Đức Piô XII đã được 2/3 số phiếu trong vòng bỏ phiếu thứ 2 nhưng ngài yêu cầu bỏ phiếu lại để xác nhận. Đức Giáo Hoàng Piô XII là vị nổi bật trong kỳ bầu Giáo Hoàng lần đó nên chỉ không đầy 26 giờ đồng hồ Mật Nghị đã có kết quả. Đây là Mật Nghị ngắn nhất trong lịch sử các cuộc Mật Nghị bầu Giáo Hoàng.
- Năm 1958, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII được chọn trong vòng bỏ phiếu thứ 11 vào ngày thứ 3.
- Năm 1963, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục được chọn trong vòng bỏ phiếu thứ 6 vào ngày thứ 3.
- Năm 1978, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I được chọn trong vòng bỏ phiếu thứ 4 vào ngày thứ 2.
- Cũng năm 1978, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được chọn trong vòng bỏ phiếu thứ 8 vào ngày thứ 3.