Những Khó Khăn Của Cuộc Chiến Phò Sinh - Phần 4

Thế giới ơi, có nghe tiếng uất nghẹn của các thai nhi bị bức tử không?

Hầu như nhiều nơi trên thế giới đã có tiếng nói phò sinh, nhưng số người quan tâm vẫn còn nhỏ bé so với số dân, tính từng quốc gia hay toàn thế giới. Ở các quốc gia tự do vẫn có những cuộc tuần hoàn phò sinh hàng năm, kêu gọi đừng phá thai.

Cuộc tuần hoàn vì sự sống đầu tiên xảy ra ở Hoa Kỳ năm 1974 do Bà Neillie Gray phát động để kêu gọi quốc hội Mỹ đảo ngược tu chính hiến pháp Roe v. Wade phán quyết năm 1973 cho phép phá thai hay nói khác đi phá thai là hợp pháp. Dự tính ban đầu chỉ tổ chức một lần, nhưng việc không thành, nên bà tiếp tục kêu gọi tuần hành hằng năm và sau này lan rộng khắp các nước tự do trên thế giới. Năm năm sau đó, thêm phong trào phò sinh ra đời ở Mỹ do Bà Judie Brown thành lập ngày 1/4/1979. Bà là cựu Giám đốc Phòng Liên lạc Công chúng của Ủy ban quyền được sống Quốc Gia, tiền thân của tổ chức chống phá thai ở Hoa Kỳ có mặt trên 50 tiểu bang với hơn 3000 cơ sở trải rộng khắp đất nước.

Sự kiện hy hữu trong lịch sử phò sinh ở Hoa Kỳ, Tổng thống Donal Trump, một tổng thống đang tại vị đầu tiên của Hoa kỳ tham dự "Cuộc tuần hành vì sự sống" tại thủ đô Washington DC, USA tổ chức ngày 22/01/2020. Một nước Mỹ được điều hành bởi lưỡng đảng Cộng hòa và Dân chủ với thể chế tam quyền. Khoảng 50 năm nay, hai đảng này phân cực về vấn đề phá thai, Cộng hòa phò sinh (pro-life), Dân chủ phò tử (pro-choice).

Ở Canada có 6 chính đảng, chỉ có Đảng Christian Heritage Party khẳng định Phò sinh, nhưng chưa có thành viên nào của đảng được bầu vào quốc hội, và đảng Conservative Party chủ trương chống phá thai với dự luật C-43, nhưng bị bại trong cuộc bỏ phiếu của quốc hội năm 1991. Nói chung lãnh đạo đảng và đại đa số đảng viên Conservative chủ trương phò sinh, nhưng đang bị đảng tự do cầm quyền ủng hộ phá thai, mặc dù có khoảng 7 đảng viên của đảng tự do chống phá thai.

Nói chung, các nước ở Châu âu cũng bị tình trạng, các chính phủ ủng hộ phá thai thắng thế, và đã coi phá thai là hợp pháp với đối đa số các quốc gia Châu Âu trừ Vatican, Andorra, Malta and San Marino cấm hoàn toàn việc phá thai. Ba nước Liechtenstein, Monaco and Poland chấp nhận vài trường hợp như khi tính mạng hay sức khỏe của người mẹ bị nguy hiểm.

Nhìn chung thế giới hiện nay có khoảng 66 quốc gia cấm phá thai hoàn toàn chỉ trừ khi để cứu mạng người mẹ và 61 quốc gia cho phép phá thai vì bất cứ lý do gì. Khoảng 59 quốc gia cho phép phá thai vì sức khỏe và 13 quốc gia vì vấn đề kinh tế xã hội.

Các quốc gia cấm phá thai ngoại trừ việc cứu mạng người mẹ hiện nay vẫn còn đông nhất trên thế giới nhất. Các quốc gia cho phép phá thai với bất cứ vì lý do gì đứng thứ nhì, nhưng cộng thêm một số quốc gia cho phép phá thai vì sức khỏe người mẹ hay vì lý do kinh tế xã hội thì các quốc gia cho phép phá thai vẫn đông hơn.

Đại đa số các quốc gia, không nói đến các quốc gia cộng sản hay độc tài, cho phép phá thai vì bất cứ lý do gì lại là các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trong nhóm G7 hay G20. Người dân trong các quốc gia phát triển có công ăn việc làm lương cao hay các cơ sở kinh doanh thương mại phát đạt, họ sung túc về tài chính nên tìm cách hưởng thụ theo ý thích. Và vấn đề phá thai được nhiều người trong giới giầu có với trung lưu ủng hộ, đặc biệt giới trẻ chủ trương cuộc sống ăn chơi phóng túng. Mặc dù khởi đầu Hoa Kỳ cho phép phá thai vì vụ án 1965 của một người phụ nữ bang Connecticut, nói rằng bị cưỡng hiếp mà mang thai, luật tiểu bang không cho phá mới mang vụ kiện lên tối cao pháp viện năm 1973 và tu chính hiến pháp cho phép phá thai là hợp pháp. Ở Canada cũng khởi đầu từ vụ án, một bác sĩ mở các cơ sở y tế tư phá thai ở các tỉnh bang. Ông đã bị tình bang Nova Scotia kết án, vụ việc đưa lên tối cao pháp viện 1988, dựa trên Hiến chương các quyền tự do, phán quyết rằng bất cứ luật nào vi phạm quyền này đều vô hiệu. Và luật cấm phá thai bị bỏ ngỏ, nghĩa là vấn đề phá thai không xác quyết là có tội hay không có tội.

Các nước ở châu âu, mỗi nước có một tình huống nào đó dẫn đến việc coi phá thai là hợp pháp. Nhưng tất cả đều đặt trên sự tự do của con người. Sự suy diễn về quyền tự do của con người đã dẫn đến việc con người vượt quyền của Tạo Hóa trên vấn đề phá thai. Một hiện tượng vô thần trong thế giới tự do ngày nay.

Con người thực sự có tự do hay không? Nếu có, quyền tự do của con người phải được hiểu như thế nào? Đâu là giới hạn của con người hay nói khác đi Tạo Hóa cho con người được tự do làm gì và không được làm gì?

Dominic Truong

P/S Nguồn tham khảo:

https://www.nbcnews.com/politics/donald-trump/trump-becomes-first-sitting-president-attend-march-life-rally-n1122246

http://www.kofc.org/en/columbia/detail/marches-for-life-go-global.html

https://www.catholicregister.org/item/31466-march-for-life-continues-online

http://www.kofc.org/en/columbia/detail/marches-for-life-go-global.html

http://www.asianews.it/news-en/Caritas-Vietnam-launches-programmes-in-favour-of-life, -against-abortion-28162.html

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9919633

https://books.google.ca/books?id=QQ92DwAAQBAJ&pg=PA19&lpg=PA19&dq=judie+brown+who+found+all&source=bl&ots=nsUhZb7mDO&sig=ACfU3U1cMoGLsgJfmyFPcxegazfPTGa8aQ&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwifjJ65-rHpAhWVXc0KHY25DxAQ6AEwBnoECAkQAQ#v=onepage&q=judie%20brown%20who%20found%20all&f=false

Quốc gia

https://reproductiverights.org/europes-abortion-laws-comparative-overview

https://reproductiverights.org/worldabortionlaws

https://www.theguardian.com/world/2019/may/17/us-more-anti-abortion-than-other-developed-countries-global-poll

https://www.ipsos.com/en/global-attitudes-abortion

https://www.sbs.com.au/news/which-countries-have-the-strictest-abortion-laws

https://reproductiverights.org/sites/crr.civicactions.net/files/documents/AbortionMap2014.PDF