Thứ hai 08/03, ĐTC Phanxicô kết thúc cuộc tông du ba ngày tại Irak, sau khi đã cử hành thánh lễ, tiếp xúc với các tín hữu địa phương, hội đàm với giáo chủ Ali Sistani, gặp gỡ tổng thống Barham Salih và thủ tướng Moustafa al-Kazimi. Vị lãnh đạo tối cao của Hội thánh Công Giáo là hiện thân của Chúa Kitô, không quản ngại trước những đe dọa khủng bố, gặp gỡ đoàn chiên còn gặp nhiều hiểm nguy, trước bầy sói Daech đã mất hết nhân tính :

‘‘Ta là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên khi thấy sói đến, không bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì chỉ là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên. Ta chính là Mục Tử nhân lành. Ta biết chiên của ta, và chiên của ta biết ta, như Chúa Cha biết ta, và ta biết Chúa Cha, và ta hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên’’ (Ga 10,11-15).

Nhật báo La Croix cho biết vào năm 2003, Irak có 1,5 triệu tín hữu, sau khi ‘‘sói vồ lấy chiên làm cho chiên chạy tán loạn’’, ngày nay chỉ còn lại 400 000. Theo Frédéric Mounier, tác giả Pape qui voulait changer l'Église (Presses du Châtelet), nhận đỉnh về việc ĐTC Phanxicô gặp giáo chủ Ali al-Sistani : Vị giáo chủ lãnh đạo hệ phái Chiites tại Irak và trên thế giới là nhân vật đã bác bỏ Daesk và đối lập với Khamenei của Iran. Cuộc hội đàm này là lịch sử, xóa đi hình ảnh thánh chiến trước đây, trong bối cảnh người Công Giáo thường xuyên bị bách hại tại Irak và Trung Đông.

Tổ chức Trợ giúp Giáo hội gặp nạn (Aide à l’Eglise en Détresse : AED/ACN), vừa ấn hành tập kỷ yếu, mở đầu bằng lời tựa của ĐHT Joseph Coutts, TGM Karachi, như sau : ‘‘Kitô giáo là tôn giáo bị bách hại nhiều nhất trên thế giới mà nhiều người vẫn không hề ý thức.’’

AED cho biết người Công Giáo bị bách hại đặc biệt là tại Irak và Syrie, tuy ngày nay có giảm bớt so với thời kỷ xảy ra nạn diệt chủng khủng khiếp khiến người Công Giáo Irak phải bỏ trốn sang Liban và Jordanie.

Tháng 7/2019, cha Amanuel Adel Kloo, vị linh mục duy nhất ở lại với con chiên tại thủ phủ Mossoul, trong thời kỳ tổ chức Daech chiếm đóng, cả thành phố chỉ còn lại 40 giáo dân.

Ngày nay, người Công Giáo vẫn bị lo ngại bị bách hại. Vì vậy việc giáo chủ Ali al-Sistani tuyên bố với ĐTC từ nay người Công Giáo tại Irak sẽ được sống trong an bình và được luật pháp bảo vệ là một đảm bảo tinh thần đầy ý nghĩa.

Tổ chức AED/ACN vừa lên tiếng cảnh báo tình trạng bách hại người Công Giáo tại Đông Á rất đáng quan ngại, đặc biệt là tại Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện (Myanmar) và Trung Quốc. Vào lễ Phục sinh 2019, ba nhà thờ tại Tích Lan bị khủng bố tấn công, khiến 258 người thiệt mạng.

Tại Phi Luật Tân, tổng thống Rodrigo Duterte ra lệnh hạ sát các giám mục chống lại cuộc chiến đẫm máu, trắng đen lẫn lộn, nhắm vào các tội phạm nha phiến.

Tại Burkina Faso, Niger, Mali, Nigeria, Cộng hòa Trung Phi, các linh mục, tu sĩ bị bắt bớ, nhà thờ bị liên tục tấn công, các tín hữu thường xuyên bị sát hại.

Đức Cha Wilfred Chikpa Anagbe, giám mục Makurdi cho biết chính quyền đã ra lệnh ‘‘hồi giáo hóa các khu vực có đa số người Công Giáo’’.

Sau đây là biểu đồ người Công Giáo bị sát hại trên thế giới (từ 2016 đến 2019), cũng như con số người Công Giáo bị giam giữ tại 8 nước trong năm 2018, trong số có Trung Quốc và Việt Nam :

Niên giám thế giới về người Công Giáo bị bách hại trong năm 2021 cho biết còn nghiêm trọng hơn những năm trước. Vì vậy, Phúc âm theo thánh Goan trích dẫn trên đây ứng nghiệm vào chuyến tông du của ĐTC Phanxicô tại Irak phải chăng sẽ có khả năng chuyển biến lịch sử, từ giảm thiểu đến triệt tiêu nạn bách hại, trước hết là tại Irak, sau đó lan dần đến các nước lân cận.

Lê Đình Thông