Đức Ki-Tô Là Ai Đối Với Tôi?
Suy niệm Chúa nhật 24 TNB
1. Đức Ki-tô là ai đối với tôi?
Bây giờ có một người ngoại giáo đến bên cạnh chúng ta là những ki-tô hữu, họ nói họ muốn biết về Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Có thể chúng ta sẽ liệt kê một loạt câu trả lời: quê quán, nơi sinh, bố mẹ, dòng dõi, cũng như công việc của Ngài rất dễ dàng, nhưng đôi khi chúng ta thấy bỡ ngỡ và khó khăn khi nói về Đức Giê-su cho người khác, nhất là cho những anh chị em chưa cùng niềm tin. Tại sao chúng ta gặp khó khăn khi nói về Đức Ki-tô cho người khác? Phải chăng chúng ta chưa thực sự biết rõ về Ngài qua giáo lý, qua Tin mừng; có thể chúng ta chưa yêu mến Ngài đủ; có thể chúng ta không chọn Ngài là điểm tựa, là ‘thần tượng’ của mình; có thể chúng ta chỉ biết Ngài khi nghe bố mẹ ông bà kể lại mà chưa thật sự gặp gỡ Ngài trong đời sống cầu nguyện, qua việc đọc – suy niệm Lời Chúa cũng như đón nhận Ngài ngang qua các Bí tích, nhất là Bí tích Hoà Giải và Thánh Thể. Chính vì thế, chúng ta chỉ tin vào Đức Giê-su thì chưa đủ, nhưng chúng ta còn phải đi vào tương quan liên cả vị với Ngài, gặp gỡ Ngài, đón nhận Ngài và đặc biệt thực hành những Lời Ngài giảng dạy. Chính lúc đó, chúng ta mới dễ dàng trả lời cho bất cứ những ai chất vấn về đức tin và niềm hy vọng của chúng ta, (x.1Pr 3,15) hoặc về Đức Ki-tô? Do đó, trước khi trả lời cho người khác về Đức Ki-tô là ai, tiên vàn tôi phải trả lời được câu hỏi cho chính mình tôi: Đức Giê-su Ki-tô là ai đối với tôi?
2. Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?
Sau khi rao giảng công khai và thi thố nhiều phép lạ tại nhiều vùng miền khác nhau đối với nhiều người, Đức Giê-su Ki-tô cũng muốn dừng lại để thăm dò ý kiến và cách nhìn nhận của nhiều người về Ngài. Tin mừng hôm nay đã trình thuật về câu hỏi của Đức Giê-su và cách nhìn về Ngài của nhiều người: “Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ rời Bết-xai-đa để đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ:“Người ta nói Thầy là ai?”Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.” (Mc 8,27-28). Quả thật, nhiều người đã có cách nhìn khác nhau về Đức Giê-su. Tuy đôi khi chưa thoát khỏi não trạng thành kiến về quê hương và gia đình của Đức Giê-su, nhưng thông qua cách giảng dạy cũng như phép lạ Ngài thực hiện, nhiều người đã xem Ngài là người ‘khác lạ’, là người có uy quyền trong lời giảng và việc làm. Đó là cách nhìn của đám đông. Riêng đối với các môn đệ, các Tông đồ, những người kề cận, đụng chạm hằng ngày với Thầy, chứng kiến đủ phép lạ và được huấn luyện kỳ công từ Thầy Giê-su, hôm nay, Đức Giê-su cũng đã không ngần ngại trắc nghiệm các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”.(c.29) Điều này mới đáng để suy nghĩ và nhìn nhận. Nhưng khó quá! Làm sao đây? Phê-rô, Tông đồ trưởng đã nhanh nhẹn để tuyên xưng thay các anh em: “Thầy là Đấng Ki-tô.”(c.29tt)
Đấng Ki-tô là ai vậy? Nơi bài đọc I, người Tôi Trung của Thiên Chúa được giới thiệu như là hình ảnh báo trước về Đấng Ki-tô sau này. Ngài được trình bày như một người Tôi Tớ hay Tôi Trung hiền lành, chịu mọi thiệt thòi; Ngài không kêu to hay phản kháng khi bị chống đối hay bị bắt: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.” (Is 50, 5-7). Ngài là hình ảnh hữu hình nơi Đức Giê-su, Con Thiên Chúa làm người. Những gì tiên báo về người Tôi Trung của Thiên Chúa đã được hiện thực hoá nơi Đức Giê-su Ki-tô. Chính Đức Giê-su cũng đã không ngần ngại nhưng mạnh mẽ tuyên bố: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại.”( Mc 8, 31)
Quả thật, Đấng Ki-tô muốn đem lại ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại tội lỗi, thì Ngài phải làm người giống con người mọi sự, ngoại trừ tội lỗi (x.Pl 2,6-7) để giải thoát con người khỏi nô lệ tội lỗi và quỷ thần. Như vậy, cách thế để cứu độ của Đấng Ki-tô là phải trải qua đau khổ, trải qua thập giá, trải qua cái chết rồi mới đến vinh quang, mới sống lại để đem lại niềm hy vọng cho con người. Tuy nhiên, chúng ta biết về Đức Giê-su như vậy chưa đủ, nhưng đòi buộc đi vào tương giao với Ngài để nên đồng hành đồng dạng với Ngài trong mọi đường đi nước bước.(x.Rm 8,29). Ngang qua việc gặp gỡ, tiếp cận, đối thoại, cầu nguyện, lắng nghe-đón nhận-suy niệm và sống Lời Chúa từng giây phút trong cuộc đời, chúng ta mới dễ dàng sở hữu được Đức Giê-su Ki-tô và nhờ đó, chúng ta dễ dàng trả lời cũng như khẳng quyết về niềm tin và niềm hy vọng vào Đức Giê-su cho những người chung quanh. Thật vậy, chỉ có niềm vui và bình an thật sự nơi Đức Giê-su, chúng ta mới sẵn sàng lan toả cũng như rao giảng về Ngài cho bất của ai chất vấn chúng ta. Vì thế,
3. Đời sống thường ngày sẽ trả lời đúng đắn nhất về câu hỏi: Đức Ki-tô là ai đối với tôi?
Nhiều người lương dân không ngần ngại để nói rằng: chúng tôi có thể tin đạo, tin Chúa, tin vào Lời Chúa nhưng chúng tôi không tin bao giờ những người theo đạo hoặc những người có đạo. Tại sao vậy? Vì những người có đạo đã không thực hành đạo nơi đời sống thường ngày. Vì người có đạo chỉ biết đọc kinh, xem lễ và tuân giữ các điều Luật buộc mà thôi, nhưng nơi môi trường xã hội, nơi môi trường tương quan, chúng ta lại sống xa vắng Chúa, xa vắng giới răn Chúa bằng cuộc sống ích kỷ, vô cảm, vô tâm, hận thù, ghen ghét, tham lam, trộm cắp, ngoại tình, nói xấu nói hành, vu khống,…Cách sống như thế làm sao chúng ta có thể trả lời Đức Giê-su khi Ngài hỏi: Anh em bảo Thầy là ai? Hoặc ai đó hỏi: Đức Giê-su là ai đối với bạn vậy? Quả thật, Thánh Gia-cô-bê Tông đồ đã dạy chúng ta nơi bài đọc II thế này: đức tin không có hành động, thì quả là đức tin chết. (Gc 2,17). Tin Chúa mà không thực hành và sống đức tin bằng cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương thì chúng ta chưa thật sự là những người tin theo Chúa.
Như vậy, để người khác nhận ra Đức Giê-su là ai ngang qua đời sống của tôi? Tôi phải chấp nhận từ bỏ chính mình để theo Đức Giê-su Ki-tô. Nhưng bỏ chính mình là bỏ như thế nào? Xin thưa là từ bỏ cái tôi ích kỷ, bỏ đi ý riêng, bỏ đi con người tội lỗi – hư hỏng, bỏ đi con người tham lam, hận thù, bất hoà bất thuận, bỏ đi con người giả tạo, đạo đức giả,…để tinh thần và giới răn của Chúa đi vào trong con người và cuộc đời của tôi. Chính cách sống tốt lành và yêu thương của chúng ta nơi môi trường hằng ngày là cách trả lời thiết thực nhất về Đức Ki-tô là ai đối với tôi? Đức Ki-tô là ai đối với bạn? Chính cuộc sống, sự chịu thương chịu khó nơi Con Người Đức Giê-su đã diễn tả Ngài đúng là Con Thiên Chúa, Ngài chính là Con Chiên hiền lành, là Người Tôi Trung tuyệt vời của Thiên Chúa ở với nhân loại. Điều này được làm rõ hơn trong bộ sách ‘Tự thuật’ (Confessio), Thánh Augustinô có viết một giai thoại với hai nhân vật : Ngài và người trộm lành. Ngài hỏi vị thánh ăn trộm: “Này anh bạn, anh chưa được rửa tội, chưa từng học giáo lý, chưa biết tí gì về Đức Giêsu, chưa bao giờ bước chân vào nhà thờ, thế thì tại sao anh lại nhận ra ông Giêsu, người cũng bị xử tử trên Thập giá giống như anh, là Đấng Cứu thế và tin vào Ngài?” Người trộm lành trả lời: “Ông nói đúng. Tôi chưa hề biết Đức Giêsu là ai. Tôi cũng chưa phải là người Công Giáo và chưa được rửa tội. Nhưng trong những giờ phút bi thương cuối cùng trước khi chết, tôi đã nhìn vào đôi mắt của Ngài. Từ ánh mắt hiền dịu ấy, tôi khám phá ra cả một bầu trời mênh mông của tình yêu vô tận. Cặp mắt Đức Giêsu đã chọc thủng bức màn tăm tối nơi tâm hồn tôi và tôi đã tin vào Ngài. Cuộc hành trình đức tin của tôi được khởi đầu bằng chính ánh mắt yêu thương của Chúa Giêsu”. Đây quả là một tên trộm kiệt xuất, bởi vì trước khi chết anh ta còn ăn trộm được cả nước Thiên đàng nữa.
Lạy Chúa Giê-su, hôm nay, nếu Ngài hiện đến bên con và Ngài hỏi: Đối với con, Ta là ai? Có lẽ Chúa sẽ rất buồn vì con đã không trả lời được vì con không chỉ biết quá ít về Ngài mà con còn chưa thực hành cũng như sống những điều răn của Thầy dạy. Nhưng con cũng cám ơn Chúa đã thức tỉnh con để từ nay con sẽ cố gắng hơn để tìm biết, tin yêu và sống Lời Ngài dạy nơi môi trường sống của con để qua đó con dễ dàng trả lời cho Thầy và cho những ai muốn hiểu biết về Ngài. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Suy niệm Chúa nhật 24 TNB
1. Đức Ki-tô là ai đối với tôi?
Bây giờ có một người ngoại giáo đến bên cạnh chúng ta là những ki-tô hữu, họ nói họ muốn biết về Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Có thể chúng ta sẽ liệt kê một loạt câu trả lời: quê quán, nơi sinh, bố mẹ, dòng dõi, cũng như công việc của Ngài rất dễ dàng, nhưng đôi khi chúng ta thấy bỡ ngỡ và khó khăn khi nói về Đức Giê-su cho người khác, nhất là cho những anh chị em chưa cùng niềm tin. Tại sao chúng ta gặp khó khăn khi nói về Đức Ki-tô cho người khác? Phải chăng chúng ta chưa thực sự biết rõ về Ngài qua giáo lý, qua Tin mừng; có thể chúng ta chưa yêu mến Ngài đủ; có thể chúng ta không chọn Ngài là điểm tựa, là ‘thần tượng’ của mình; có thể chúng ta chỉ biết Ngài khi nghe bố mẹ ông bà kể lại mà chưa thật sự gặp gỡ Ngài trong đời sống cầu nguyện, qua việc đọc – suy niệm Lời Chúa cũng như đón nhận Ngài ngang qua các Bí tích, nhất là Bí tích Hoà Giải và Thánh Thể. Chính vì thế, chúng ta chỉ tin vào Đức Giê-su thì chưa đủ, nhưng chúng ta còn phải đi vào tương quan liên cả vị với Ngài, gặp gỡ Ngài, đón nhận Ngài và đặc biệt thực hành những Lời Ngài giảng dạy. Chính lúc đó, chúng ta mới dễ dàng trả lời cho bất cứ những ai chất vấn về đức tin và niềm hy vọng của chúng ta, (x.1Pr 3,15) hoặc về Đức Ki-tô? Do đó, trước khi trả lời cho người khác về Đức Ki-tô là ai, tiên vàn tôi phải trả lời được câu hỏi cho chính mình tôi: Đức Giê-su Ki-tô là ai đối với tôi?
2. Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?
Sau khi rao giảng công khai và thi thố nhiều phép lạ tại nhiều vùng miền khác nhau đối với nhiều người, Đức Giê-su Ki-tô cũng muốn dừng lại để thăm dò ý kiến và cách nhìn nhận của nhiều người về Ngài. Tin mừng hôm nay đã trình thuật về câu hỏi của Đức Giê-su và cách nhìn về Ngài của nhiều người: “Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ rời Bết-xai-đa để đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ:“Người ta nói Thầy là ai?”Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.” (Mc 8,27-28). Quả thật, nhiều người đã có cách nhìn khác nhau về Đức Giê-su. Tuy đôi khi chưa thoát khỏi não trạng thành kiến về quê hương và gia đình của Đức Giê-su, nhưng thông qua cách giảng dạy cũng như phép lạ Ngài thực hiện, nhiều người đã xem Ngài là người ‘khác lạ’, là người có uy quyền trong lời giảng và việc làm. Đó là cách nhìn của đám đông. Riêng đối với các môn đệ, các Tông đồ, những người kề cận, đụng chạm hằng ngày với Thầy, chứng kiến đủ phép lạ và được huấn luyện kỳ công từ Thầy Giê-su, hôm nay, Đức Giê-su cũng đã không ngần ngại trắc nghiệm các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”.(c.29) Điều này mới đáng để suy nghĩ và nhìn nhận. Nhưng khó quá! Làm sao đây? Phê-rô, Tông đồ trưởng đã nhanh nhẹn để tuyên xưng thay các anh em: “Thầy là Đấng Ki-tô.”(c.29tt)
Đấng Ki-tô là ai vậy? Nơi bài đọc I, người Tôi Trung của Thiên Chúa được giới thiệu như là hình ảnh báo trước về Đấng Ki-tô sau này. Ngài được trình bày như một người Tôi Tớ hay Tôi Trung hiền lành, chịu mọi thiệt thòi; Ngài không kêu to hay phản kháng khi bị chống đối hay bị bắt: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.” (Is 50, 5-7). Ngài là hình ảnh hữu hình nơi Đức Giê-su, Con Thiên Chúa làm người. Những gì tiên báo về người Tôi Trung của Thiên Chúa đã được hiện thực hoá nơi Đức Giê-su Ki-tô. Chính Đức Giê-su cũng đã không ngần ngại nhưng mạnh mẽ tuyên bố: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại.”( Mc 8, 31)
Quả thật, Đấng Ki-tô muốn đem lại ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại tội lỗi, thì Ngài phải làm người giống con người mọi sự, ngoại trừ tội lỗi (x.Pl 2,6-7) để giải thoát con người khỏi nô lệ tội lỗi và quỷ thần. Như vậy, cách thế để cứu độ của Đấng Ki-tô là phải trải qua đau khổ, trải qua thập giá, trải qua cái chết rồi mới đến vinh quang, mới sống lại để đem lại niềm hy vọng cho con người. Tuy nhiên, chúng ta biết về Đức Giê-su như vậy chưa đủ, nhưng đòi buộc đi vào tương giao với Ngài để nên đồng hành đồng dạng với Ngài trong mọi đường đi nước bước.(x.Rm 8,29). Ngang qua việc gặp gỡ, tiếp cận, đối thoại, cầu nguyện, lắng nghe-đón nhận-suy niệm và sống Lời Chúa từng giây phút trong cuộc đời, chúng ta mới dễ dàng sở hữu được Đức Giê-su Ki-tô và nhờ đó, chúng ta dễ dàng trả lời cũng như khẳng quyết về niềm tin và niềm hy vọng vào Đức Giê-su cho những người chung quanh. Thật vậy, chỉ có niềm vui và bình an thật sự nơi Đức Giê-su, chúng ta mới sẵn sàng lan toả cũng như rao giảng về Ngài cho bất của ai chất vấn chúng ta. Vì thế,
3. Đời sống thường ngày sẽ trả lời đúng đắn nhất về câu hỏi: Đức Ki-tô là ai đối với tôi?
Nhiều người lương dân không ngần ngại để nói rằng: chúng tôi có thể tin đạo, tin Chúa, tin vào Lời Chúa nhưng chúng tôi không tin bao giờ những người theo đạo hoặc những người có đạo. Tại sao vậy? Vì những người có đạo đã không thực hành đạo nơi đời sống thường ngày. Vì người có đạo chỉ biết đọc kinh, xem lễ và tuân giữ các điều Luật buộc mà thôi, nhưng nơi môi trường xã hội, nơi môi trường tương quan, chúng ta lại sống xa vắng Chúa, xa vắng giới răn Chúa bằng cuộc sống ích kỷ, vô cảm, vô tâm, hận thù, ghen ghét, tham lam, trộm cắp, ngoại tình, nói xấu nói hành, vu khống,…Cách sống như thế làm sao chúng ta có thể trả lời Đức Giê-su khi Ngài hỏi: Anh em bảo Thầy là ai? Hoặc ai đó hỏi: Đức Giê-su là ai đối với bạn vậy? Quả thật, Thánh Gia-cô-bê Tông đồ đã dạy chúng ta nơi bài đọc II thế này: đức tin không có hành động, thì quả là đức tin chết. (Gc 2,17). Tin Chúa mà không thực hành và sống đức tin bằng cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương thì chúng ta chưa thật sự là những người tin theo Chúa.
Như vậy, để người khác nhận ra Đức Giê-su là ai ngang qua đời sống của tôi? Tôi phải chấp nhận từ bỏ chính mình để theo Đức Giê-su Ki-tô. Nhưng bỏ chính mình là bỏ như thế nào? Xin thưa là từ bỏ cái tôi ích kỷ, bỏ đi ý riêng, bỏ đi con người tội lỗi – hư hỏng, bỏ đi con người tham lam, hận thù, bất hoà bất thuận, bỏ đi con người giả tạo, đạo đức giả,…để tinh thần và giới răn của Chúa đi vào trong con người và cuộc đời của tôi. Chính cách sống tốt lành và yêu thương của chúng ta nơi môi trường hằng ngày là cách trả lời thiết thực nhất về Đức Ki-tô là ai đối với tôi? Đức Ki-tô là ai đối với bạn? Chính cuộc sống, sự chịu thương chịu khó nơi Con Người Đức Giê-su đã diễn tả Ngài đúng là Con Thiên Chúa, Ngài chính là Con Chiên hiền lành, là Người Tôi Trung tuyệt vời của Thiên Chúa ở với nhân loại. Điều này được làm rõ hơn trong bộ sách ‘Tự thuật’ (Confessio), Thánh Augustinô có viết một giai thoại với hai nhân vật : Ngài và người trộm lành. Ngài hỏi vị thánh ăn trộm: “Này anh bạn, anh chưa được rửa tội, chưa từng học giáo lý, chưa biết tí gì về Đức Giêsu, chưa bao giờ bước chân vào nhà thờ, thế thì tại sao anh lại nhận ra ông Giêsu, người cũng bị xử tử trên Thập giá giống như anh, là Đấng Cứu thế và tin vào Ngài?” Người trộm lành trả lời: “Ông nói đúng. Tôi chưa hề biết Đức Giêsu là ai. Tôi cũng chưa phải là người Công Giáo và chưa được rửa tội. Nhưng trong những giờ phút bi thương cuối cùng trước khi chết, tôi đã nhìn vào đôi mắt của Ngài. Từ ánh mắt hiền dịu ấy, tôi khám phá ra cả một bầu trời mênh mông của tình yêu vô tận. Cặp mắt Đức Giêsu đã chọc thủng bức màn tăm tối nơi tâm hồn tôi và tôi đã tin vào Ngài. Cuộc hành trình đức tin của tôi được khởi đầu bằng chính ánh mắt yêu thương của Chúa Giêsu”. Đây quả là một tên trộm kiệt xuất, bởi vì trước khi chết anh ta còn ăn trộm được cả nước Thiên đàng nữa.
Lạy Chúa Giê-su, hôm nay, nếu Ngài hiện đến bên con và Ngài hỏi: Đối với con, Ta là ai? Có lẽ Chúa sẽ rất buồn vì con đã không trả lời được vì con không chỉ biết quá ít về Ngài mà con còn chưa thực hành cũng như sống những điều răn của Thầy dạy. Nhưng con cũng cám ơn Chúa đã thức tỉnh con để từ nay con sẽ cố gắng hơn để tìm biết, tin yêu và sống Lời Ngài dạy nơi môi trường sống của con để qua đó con dễ dàng trả lời cho Thầy và cho những ai muốn hiểu biết về Ngài. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương