Một người phụ nữ gốc Tầu sẽ bị đưa ra tòa vào ngày 28 tháng 10 tới đây vì làm các chứng thư giả liên quan đến coronavirus. Đây là vụ án gây xôn xao dư luận tại Úc Đại Lợi.
Tử vong tại Úc đã lên đến 1,507 người, trong số 138,720 trường hợp nhiễm coronavirus. Con số tuy không nhiều như một số các quốc gia khác, nhưng nền kinh tế của Úc chịu ảnh hưởng nghiêm trọng sau nhiều đợt lockdown. Cho đến nay, Melbourne là thành phố bị lockdown một thời gian dài nhất trên thế giới. Trong khi đó, New South Wales bị thiệt hại nặng đến mức tân thủ hiến Dominic Perrottet quyết định mở cửa bằng mọi giá vào ngày 1 tháng 11 tới đây.
Cảnh sát lo ngại rằng người đàn bà Tầu làm giả công chứng thư này có thể phá hoại quốc sách tiêm chủng của Úc.
Hôm 14 tháng 10, tờ Brisbane Times có bài tường thuật nhan đề “Fears 600 Australians had fake exemptions from ‘anti-COVID, anti-vax’ woman”, nghĩa là “Những lo sợ về 600 người Úc đã có giấy miễn trừ giả từ người phụ nữ ‘phủ nhận-COVID, chống vắc xin’”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Cảnh sát đang rà soát điện thoại và máy tính của một người tự xưng là bác sĩ và đã bán các giấy chứng nhận miễn trừ y tế giả cho khoảng 600 người Úc với giá 150 Úc Kim một tờ chứng nhận.
Người phụ nữ 45 tuổi, tên là Maria Carmel Pau, tên tiếng Tầu của bà ta phiên ra tiếng Việt là Ca Mai Nhĩ Bảo La (卡梅尔*保罗), đã bị bắt tại Gold Coast hôm thứ Tư, và bị buộc tội giả danh bác sĩ để đưa ra các giấy chứng nhận miễn xét nghiệm COVID-19, tiêm chủng và đeo khẩu trang.
Maria Bảo La bị cáo buộc đóng giả bác sĩ y khoa và bán giấy chứng nhận miễn trừ giả mạo.
Chúng tôi xin mở ngoặc để giải thích thêm như sau:
Trong tiếng Anh, một người có bằng tiến sĩ về bất cứ ngành khoa học nào đều được gọi là “Doctor”. Bác sĩ cũng gọi là “Doctor”.
Lợi dụng điều này, một người phụ nữ, có bằng tiến sĩ về phương pháp nghiên cứu, đã xưng mình là y khoa bác sĩ.
Thám tử Quyền Thanh tra trưởng Damien Powell cho biết cô ta phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 10,000 đô la và có thể phải ngồi tù, nếu bị kết tội.
“Từ những gì tôi đã đọc trong các tài liệu do cô ta soạn thảo, về cơ bản cô ta là người phủ nhận COVID, và cô ta không tin rằng mọi người nên bị buộc phải tiêm chủng”
“Cô ta tin rằng cô ta có quyền cấp những chứng chỉ đó, nhưng cô ta không có bằng y khoa bác sĩ”.
“Cô ta không tin rằng mình đã làm bất cứ điều gì sai trái. Cô ta tin rằng trình độ và cách hiểu của mình về luật pháp cho phép cô ta cấp những chứng chỉ này.”
Người phụ nữ đã bán với giá $150 Úc Kim cho mỗi chứng chỉ.
Cơ quan Quản Lý Hành nghề Y Khoa của Úc không có danh sách bà Bảo La là một người hành nghề y tế đã ghi danh ở Úc.
Thanh tra Powell cho biết cuộc điều tra được bắt đầu sau báo cáo của một người dùng Internet và các nhà điều tra đang làm việc để xác minh xem thực tế người phụ nữ đã bán bao nhiêu chứng chỉ giả.
“Những gì chúng tôi có thể nói cho đến nay là những người đã mua chứng chỉ giả của cô ấy đến từ khắp nước Úc - tất cả các tiểu bang đại lục - và chúng tôi sẽ làm việc với các cơ quan chị em của chúng tôi trên khắp nước Úc để xác định những người đó và bảo đảm họ biết chứng chỉ của họ là không hợp lệ.”
Powell cho biết nếu những ai mua chứng chỉ giả mà biết chúng là giả và người bán không có bằng cấp y tế, họ sẽ bị buộc tội giả mạo công chứng thư.
“Nếu những tài liệu đó được xuất trình cho những người sử dụng nhân công lao động như là chứng chỉ được miễn tiêm chủng, thì điều đó khiến anh chị này có nguy cơ nhiễm COVID và chịu những hậu quả tai hại vì đã không được tiêm chủng. Điều đó cũng khiến đồng nghiệp của anh chị ấy gặp rủi ro.”
Bà Bảo La dự kiến sẽ xuất hiện tại Tòa sơ thẩm Southport vào ngày 28 tháng 10.
Vấn đề nhiều người quan tâm là Bà Bảo La hành động một mình như con sói đơn độc hay đây là tội phạm có tổ chức của cả một nước Tầu hùng mạnh đang có nhiều tranh chấp với Úc Đại Lợi.
Source:Brisbane Times