ĐANG LÀ CHÍNH MÌNH
“Tôi đã giãi bày tâm sự tôi trước nhan thánh Chúa”.
Chuyện kể về một thiếu nữ đã tin nhận Chúa. Ngày kia, một giáo sư hỏi cô, “Bạn có phải là một tội nhân trước khi tin nhận Chúa?”; “Vâng, thưa ngài!”, cô trả lời. “Bây giờ, cô vẫn là một tội nhân?”. “Thành thật mà nói, tôi cảm thấy mình là một tội nhân hơn bao giờ hết!”. “Vậy thì có gì thay đổi đâu?”. “Có chứ! Tôi không biết phải giải thích thế nào”, cô nói, “Ngoại trừ tôi đã từng là một tội nhân chạy theo tội lỗi; nhưng bây giờ, tôi ‘đang là chính mình’, một tội nhân đang chạy trốn tội lỗi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Tôi ‘đang là chính mình’, một tội nhân!”. Sẽ khá bất ngờ khi các bài đọc Lời Chúa hôm nay cho thấy một lần nữa, điều cô gái thú nhận, cũng là điều tuyệt vời Thiên Chúa chờ đợi nơi mỗi người chúng ta. Ngài chờ đợi sự chân thành! Bà Anna ‘đang là chính mình’, người bị thần ô uế ám ‘đang là chính mình’; và thú vị thay, Chúa Giêsu, cũng ‘đang là chính mình’.
Bài đọc Samuel tường thuật câu chuyện lên đền thờ đầy cảm xúc của bà Anna, một người cùng đường. Với bà, cầu nguyện không cần được đo lường, và phải chỉn chu; đôi khi, nó có thể được bộc phát thẳng thừng. Từ sâu thẳm của nỗi đau và phẫn uất, bà nức nở với Chúa những lời đứt đoạn, không thành tiếng, chẳng thành lời. Thầy cả Hêli nghĩ, bà say; nhưng bà cho biết, bà ‘đang là chính mình’ trước nhan Chúa, đang trút cho Ngài sự tức giận và buồn bã trong trái tim, trong linh hồn. Bà héo hắt và vô phúc vì vô sinh! Vậy mà Thiên Chúa lại yêu thích sự bộc bạch đó, Ngài không trách cứ khi bà nói khó với Ngài, cằn nhằn Ngài. Cầu nguyện không cần phải chải chuốt, tìm lời hoa mỹ; không cần quanh co. Như vậy, không có gì trong cuộc sống nằm ngoài giới hạn của lời cầu nguyện. Thiên Chúa có thể đối phó với bất cứ điều gì chúng ta ném vào Ngài. Không lời cầu nào được gọi là thô thiển, thiếu văn minh nơi một người ‘đang là chính mình!’. Chúa nhậm lời Anna, ban cho bà một mụn con là Samuel, để bà cất lên bài Magnificat đầu tiên qua lời Thánh Vịnh đáp ca mà Đức Maria sẽ làm vọng lại, “Tâm hồn con hoan hỷ vì Chúa, là Đấng cứu độ con!”.
Tương tự như thế, người bị quỷ ám trong Tin Mừng nói với Chúa Giêsu theo cách bà Anna đã nói. Người ấy thét vào Chúa Giêsu, “Hỡi Giêsu Nazareth, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?”. Đó là những câu hỏi đầy giận dữ tạt vào Ngài. Tuy nhiên, như Đấng ngự trong đền thờ không lấy làm điều và cảm thấy thoải mái với sự oán giận của Anna, Chúa Giêsu cũng không cho là vấn đề với cơn thịnh nộ cực độ, ma quái nơi người đàn ông ‘đang là chính mình’ này. Ngài đáp lại bằng một lời răn đe, giải phóng anh khỏi quỷ ám. Bất cứ khi nào chúng ta mở lòng, tiết lộ cho Chúa những gì đang có, kể cả những cảm xúc đen tối nhất, chúng ta cũng sẽ cảm nghiệm được sự hiện diện chữa lành và xoa dịu đầy xót thương của Ngài.
Chúa Giêsu trừ quỷ, “Mọi người kinh ngạc hỏi nhau, ‘Cái gì vậy? Một giáo lý mới ư?’”. Nhận xét của dân chúng ở đây cũng rất thật, họ ‘đang là chính mình’. Và bản thân Chúa Giêsu cũng thế, lời Ngài nói, việc Ngài làm, chứng tỏ Ngài ‘đang là chính mình’. Bởi lẽ, Ngài đang thể hiện quyền năng Thiên Chúa, Ngài cho biết Ngài là ai, là Thiên Chúa; Ngài nói với uy lực Thiên Chúa, nói theo cách để mọi người biết rằng, lời Ngài là Lời biến đổi, Lời làm cho sống. Điều này xảy ra, không phải vì Ngài muốn, nhưng Ngài phải như thế, “Ngài giảng dạy như Đấng có uy quyền!”.
Anh Chị em,
“Tôi ‘đang là chính mình’, một tội nhân!”. Đó là mệnh căn không suy suyển của mỗi người chúng ta; đó là lý do Chúa Giêsu xuống thế làm người; và đó là ý thức cốt lõi tiên thiên nơi mỗi người để Chúa Giêsu có thể cứu lấy họ. Ý thức mình là một tội nhân, có nghĩa là tôi đang cần Thiên Chúa; đang cần Thiên Chúa đồng nghĩa ‘đang là chính mình’. Bởi lẽ, đến bao giờ chúng ta mới hết cần đến lòng thương xót của Ngài? Vậy, liệu chúng ta có ‘đang là chính mình’ hay ‘đang là một ai khác’ khi cầu nguyện? Đừng quên, Thiên Chúa thấu suốt tâm hồn, dò xét tâm can từng gang tấc; Ngài thấy hết bên dưới những gì chúng ta vô tình hay cố ý che chắn. Trước Ngài, không ai được coi là xứng đáng, kể cả các thánh; tất cả chúng ta đều là những tội nhân. Chính lúc đó, Thiên Chúa mới có thể làm một điều tương tự như đã làm cho Anna, cho người quỷ ám, để chữa lành chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin xót thương con, vì con là kẻ có tội. Xin cho con ghi nhớ, đó là lời cầu nguyện của một người ‘đang là chính mình’ nhất, cũng là lời cầu nguyện Chúa yêu thích nhất”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tôi đã giãi bày tâm sự tôi trước nhan thánh Chúa”.
Chuyện kể về một thiếu nữ đã tin nhận Chúa. Ngày kia, một giáo sư hỏi cô, “Bạn có phải là một tội nhân trước khi tin nhận Chúa?”; “Vâng, thưa ngài!”, cô trả lời. “Bây giờ, cô vẫn là một tội nhân?”. “Thành thật mà nói, tôi cảm thấy mình là một tội nhân hơn bao giờ hết!”. “Vậy thì có gì thay đổi đâu?”. “Có chứ! Tôi không biết phải giải thích thế nào”, cô nói, “Ngoại trừ tôi đã từng là một tội nhân chạy theo tội lỗi; nhưng bây giờ, tôi ‘đang là chính mình’, một tội nhân đang chạy trốn tội lỗi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Tôi ‘đang là chính mình’, một tội nhân!”. Sẽ khá bất ngờ khi các bài đọc Lời Chúa hôm nay cho thấy một lần nữa, điều cô gái thú nhận, cũng là điều tuyệt vời Thiên Chúa chờ đợi nơi mỗi người chúng ta. Ngài chờ đợi sự chân thành! Bà Anna ‘đang là chính mình’, người bị thần ô uế ám ‘đang là chính mình’; và thú vị thay, Chúa Giêsu, cũng ‘đang là chính mình’.
Bài đọc Samuel tường thuật câu chuyện lên đền thờ đầy cảm xúc của bà Anna, một người cùng đường. Với bà, cầu nguyện không cần được đo lường, và phải chỉn chu; đôi khi, nó có thể được bộc phát thẳng thừng. Từ sâu thẳm của nỗi đau và phẫn uất, bà nức nở với Chúa những lời đứt đoạn, không thành tiếng, chẳng thành lời. Thầy cả Hêli nghĩ, bà say; nhưng bà cho biết, bà ‘đang là chính mình’ trước nhan Chúa, đang trút cho Ngài sự tức giận và buồn bã trong trái tim, trong linh hồn. Bà héo hắt và vô phúc vì vô sinh! Vậy mà Thiên Chúa lại yêu thích sự bộc bạch đó, Ngài không trách cứ khi bà nói khó với Ngài, cằn nhằn Ngài. Cầu nguyện không cần phải chải chuốt, tìm lời hoa mỹ; không cần quanh co. Như vậy, không có gì trong cuộc sống nằm ngoài giới hạn của lời cầu nguyện. Thiên Chúa có thể đối phó với bất cứ điều gì chúng ta ném vào Ngài. Không lời cầu nào được gọi là thô thiển, thiếu văn minh nơi một người ‘đang là chính mình!’. Chúa nhậm lời Anna, ban cho bà một mụn con là Samuel, để bà cất lên bài Magnificat đầu tiên qua lời Thánh Vịnh đáp ca mà Đức Maria sẽ làm vọng lại, “Tâm hồn con hoan hỷ vì Chúa, là Đấng cứu độ con!”.
Tương tự như thế, người bị quỷ ám trong Tin Mừng nói với Chúa Giêsu theo cách bà Anna đã nói. Người ấy thét vào Chúa Giêsu, “Hỡi Giêsu Nazareth, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?”. Đó là những câu hỏi đầy giận dữ tạt vào Ngài. Tuy nhiên, như Đấng ngự trong đền thờ không lấy làm điều và cảm thấy thoải mái với sự oán giận của Anna, Chúa Giêsu cũng không cho là vấn đề với cơn thịnh nộ cực độ, ma quái nơi người đàn ông ‘đang là chính mình’ này. Ngài đáp lại bằng một lời răn đe, giải phóng anh khỏi quỷ ám. Bất cứ khi nào chúng ta mở lòng, tiết lộ cho Chúa những gì đang có, kể cả những cảm xúc đen tối nhất, chúng ta cũng sẽ cảm nghiệm được sự hiện diện chữa lành và xoa dịu đầy xót thương của Ngài.
Chúa Giêsu trừ quỷ, “Mọi người kinh ngạc hỏi nhau, ‘Cái gì vậy? Một giáo lý mới ư?’”. Nhận xét của dân chúng ở đây cũng rất thật, họ ‘đang là chính mình’. Và bản thân Chúa Giêsu cũng thế, lời Ngài nói, việc Ngài làm, chứng tỏ Ngài ‘đang là chính mình’. Bởi lẽ, Ngài đang thể hiện quyền năng Thiên Chúa, Ngài cho biết Ngài là ai, là Thiên Chúa; Ngài nói với uy lực Thiên Chúa, nói theo cách để mọi người biết rằng, lời Ngài là Lời biến đổi, Lời làm cho sống. Điều này xảy ra, không phải vì Ngài muốn, nhưng Ngài phải như thế, “Ngài giảng dạy như Đấng có uy quyền!”.
Anh Chị em,
“Tôi ‘đang là chính mình’, một tội nhân!”. Đó là mệnh căn không suy suyển của mỗi người chúng ta; đó là lý do Chúa Giêsu xuống thế làm người; và đó là ý thức cốt lõi tiên thiên nơi mỗi người để Chúa Giêsu có thể cứu lấy họ. Ý thức mình là một tội nhân, có nghĩa là tôi đang cần Thiên Chúa; đang cần Thiên Chúa đồng nghĩa ‘đang là chính mình’. Bởi lẽ, đến bao giờ chúng ta mới hết cần đến lòng thương xót của Ngài? Vậy, liệu chúng ta có ‘đang là chính mình’ hay ‘đang là một ai khác’ khi cầu nguyện? Đừng quên, Thiên Chúa thấu suốt tâm hồn, dò xét tâm can từng gang tấc; Ngài thấy hết bên dưới những gì chúng ta vô tình hay cố ý che chắn. Trước Ngài, không ai được coi là xứng đáng, kể cả các thánh; tất cả chúng ta đều là những tội nhân. Chính lúc đó, Thiên Chúa mới có thể làm một điều tương tự như đã làm cho Anna, cho người quỷ ám, để chữa lành chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin xót thương con, vì con là kẻ có tội. Xin cho con ghi nhớ, đó là lời cầu nguyện của một người ‘đang là chính mình’ nhất, cũng là lời cầu nguyện Chúa yêu thích nhất”, Amen.
(Tgp. Huế)