Đức Thánh Cha khuyến khích các thành viên Phong trào Cursillo hãy 'vượt ra ngoài' vì sứ mệnh và sự hiệp nhất
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến các thành viên của Phong trào 'Cursillo' Ý, và khuyến khích họ vun góp sự hiệp thông trong Giáo hội và tiếp tục sứ mệnh truyền bá phúc âm hóa xã hội.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Dấn thân cho sự hiệp thông và truyền giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô đã quảng diễn hai “hướng hoạt động” cho các thành viên Cursillo Ý, khi ngài tiếp kiến khoảng 2.400 thành viên trong Hội trường Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI vào ngày thứ Bảy (28/5/2022) nhân dịp Đại hội ‘Ultreya’ của Phong trào Cursillo toàn quốc lần thứ 7.
Cursillo là một phong trào giáo dân quốc tế được thành lập vào năm 1944 tại Tây Ban Nha, do một nhóm giáo dân, nhằm đào tạo những người nam nữ thành những người lãnh đạo Kitô hữu sống động trong cộng đồng, giáo xứ, trong môi trường làm việc và những nơi mà họ sinh sống. Họ đã tham dự khóa đào tạo tâm linh (cursillos), trong đó họ xây dựng được mối thân tình với Chúa Kitô và trải nghiệm sâu sắc hơn về cộng đoàn Kitô giáo.
Phong trào đã được Thánh Giáo hoàng Phaolô VI công nhận và nhìn nhận Cursillo là một phong trào giúp canh tân Giáo Hội. Phong trào này hiện đã lan rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, Việt Nam và Úc châu…
Hiệp Thông
Đề cập đến danh từ 'ultreya', mà những người hành hương Tây Ban Nha thường dùng để khích lệ nhau hãy “đi xa hơn", để "vượt ra ngoài", Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh để "tiến tới sự hiệp thông cần vượt ra khỏi chính mình và vượt ra ngoài các phe nhóm để hình thành cộng đồng và phát triển Giáo hội, đây là “một nhiệm thể chứ không bao giờ là một nhóm, bao gồm nhiều phân bộ riêng lẻ.”
ĐTC tiếp: “Đừng bao giờ cô lập bản thân, cũng đừng bao giờ tự nhốt mình vào một khuôn khổ! Hãy luôn gắn bó và gia tăng những nối kết mà hiệp thông với nhau trong môi trường chúng ta đang sinh sống.”
Do đó, ĐTC khuyến khích các thành viên Cursillo hãy “xây dựng cộng đồng” với các nhóm khác ở địa phương, trong phong trào và mở ra với toàn thể Giáo hội.
Đức Thánh Cha nói: “Thách thức lớn lao là duy trì một tinh thần bác ái và hiệp nhất dựa trên di sản tinh thần được mọi người chấp nhận, sống và chia sẻ, hiểu biết và rao truyền.”
Sứ mệnh
Phương hướng thứ hai được Đức Thánh Cha Phanxicô quảng diễn là truyền giáo.
“Các bạn có một đặc sủng đặc biệt, khiến các bạn khám phá hầu có thể truyền rao một cách đơn sơ và trực tiếp những cốt yếu của cảm nghiệm Kitô giáo đó là tình yêu mà Thiên Chúa trao ban cho hết mọi người.”
Do đó, ĐTC khuyến khích các Cursillos hãy dấn thân hoạt động và lan tỏa đặc sủng này, để “cảm nghiệm niềm vui của việc truyền giáo, trong mọi lĩnh vực của đời sống riêng tư và công cộng”, cũng như tiếp cận tới những người đã xa rời Giáo hội.
Tiến tới
Suy ngẫm sâu hơn về việc “vượt lên trên”, Đức Thánh Cha Phanxicô, xin các Cursillo phải luôn vận động để “đoàn kết nội bộ và truyền giáo”, Ngài lưu ý rằng điều này cũng nên áp dụng cho những người ở các vị trí hàng đầu trong phong trào.
Trong bài phát biểu ngắn gọn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh về điểm này, tầm quan trọng của việc đổi mới lãnh đạo. ĐTC nói: “Ai cũng tốt, nên đừng loại trừ ai!”
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến các thành viên của Phong trào 'Cursillo' Ý, và khuyến khích họ vun góp sự hiệp thông trong Giáo hội và tiếp tục sứ mệnh truyền bá phúc âm hóa xã hội.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Dấn thân cho sự hiệp thông và truyền giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô đã quảng diễn hai “hướng hoạt động” cho các thành viên Cursillo Ý, khi ngài tiếp kiến khoảng 2.400 thành viên trong Hội trường Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI vào ngày thứ Bảy (28/5/2022) nhân dịp Đại hội ‘Ultreya’ của Phong trào Cursillo toàn quốc lần thứ 7.
Cursillo là một phong trào giáo dân quốc tế được thành lập vào năm 1944 tại Tây Ban Nha, do một nhóm giáo dân, nhằm đào tạo những người nam nữ thành những người lãnh đạo Kitô hữu sống động trong cộng đồng, giáo xứ, trong môi trường làm việc và những nơi mà họ sinh sống. Họ đã tham dự khóa đào tạo tâm linh (cursillos), trong đó họ xây dựng được mối thân tình với Chúa Kitô và trải nghiệm sâu sắc hơn về cộng đoàn Kitô giáo.
Phong trào đã được Thánh Giáo hoàng Phaolô VI công nhận và nhìn nhận Cursillo là một phong trào giúp canh tân Giáo Hội. Phong trào này hiện đã lan rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, Việt Nam và Úc châu…
Hiệp Thông
Đề cập đến danh từ 'ultreya', mà những người hành hương Tây Ban Nha thường dùng để khích lệ nhau hãy “đi xa hơn", để "vượt ra ngoài", Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh để "tiến tới sự hiệp thông cần vượt ra khỏi chính mình và vượt ra ngoài các phe nhóm để hình thành cộng đồng và phát triển Giáo hội, đây là “một nhiệm thể chứ không bao giờ là một nhóm, bao gồm nhiều phân bộ riêng lẻ.”
ĐTC tiếp: “Đừng bao giờ cô lập bản thân, cũng đừng bao giờ tự nhốt mình vào một khuôn khổ! Hãy luôn gắn bó và gia tăng những nối kết mà hiệp thông với nhau trong môi trường chúng ta đang sinh sống.”
Do đó, ĐTC khuyến khích các thành viên Cursillo hãy “xây dựng cộng đồng” với các nhóm khác ở địa phương, trong phong trào và mở ra với toàn thể Giáo hội.
Đức Thánh Cha nói: “Thách thức lớn lao là duy trì một tinh thần bác ái và hiệp nhất dựa trên di sản tinh thần được mọi người chấp nhận, sống và chia sẻ, hiểu biết và rao truyền.”
Sứ mệnh
Phương hướng thứ hai được Đức Thánh Cha Phanxicô quảng diễn là truyền giáo.
“Các bạn có một đặc sủng đặc biệt, khiến các bạn khám phá hầu có thể truyền rao một cách đơn sơ và trực tiếp những cốt yếu của cảm nghiệm Kitô giáo đó là tình yêu mà Thiên Chúa trao ban cho hết mọi người.”
Do đó, ĐTC khuyến khích các Cursillos hãy dấn thân hoạt động và lan tỏa đặc sủng này, để “cảm nghiệm niềm vui của việc truyền giáo, trong mọi lĩnh vực của đời sống riêng tư và công cộng”, cũng như tiếp cận tới những người đã xa rời Giáo hội.
Tiến tới
Suy ngẫm sâu hơn về việc “vượt lên trên”, Đức Thánh Cha Phanxicô, xin các Cursillo phải luôn vận động để “đoàn kết nội bộ và truyền giáo”, Ngài lưu ý rằng điều này cũng nên áp dụng cho những người ở các vị trí hàng đầu trong phong trào.
Trong bài phát biểu ngắn gọn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh về điểm này, tầm quan trọng của việc đổi mới lãnh đạo. ĐTC nói: “Ai cũng tốt, nên đừng loại trừ ai!”