CN 17C : Thân Cha, phận con
Hôm nay Chúa dạy về cầu nguyện. Nhưng ta không khai triển đề tài cầu nguyện, mà triển khai một góc nhỏ, nhưng là đỉnh lớn của nội dung lời nguyện. Chúa dạy cầu nguyện. Và cầu nguyên bằng kinh Lạy Cha. Ta chỉ dừng lại tiếng xưng hô “Lạy Cha” đó mà thôi.
I. Phận con
1. Chúng ta không phải là anh em mồ côi.
Câu chúng ta thường nghe “tứ hải giai huynh đệ” : khắp bốn bể đều là anh em, câu này thoạt nghe tưởng là hay, nhưng suy nghĩ lại, lại thiếu một yếu tố quan trọng : tất cả là anh em, nhưng lại là anh em … mồ côi, vì không có cha. Quan là “dân chi phụ mẫu,” thì quan đó cũng chỉ là cha mẹ của một góc nhỏ dân: dân Tàu, dân Việt… chứ bốn bể làm gì có ông quan nào làm chủ được để gọi là mẹ là cha của cả và thiên hạ (đúng ra, “phụ mẫu chi dân” thì chính dân mới là cha mẹ). Còn suy ra từ kinh Lạy Cha, thì chúng ta là anh em, và không mồ côi vì có chung một Cha trên trời. Anh cũng đọc Lạy Cha, tôi cũng đọc lạy Cha, chị cũng xướng Lạy Cha… và là một Cha thôi, nên tất cả trở thành anh em. Tứ hải giai huynh đệ nhi đồng nhất phụ. Để có thể bao phủ cả bốn bể, chỉ có bầu trời. Để có thể làm cha anh em trong bốn bể chỉ có Ông Trời. Và chính Ông Trời này là Cha của chúng ta. Lạy Cha, Đấng ngự trên Trời.
2. Ai cho ta quyền này? Quyền gọi Ông Trời, Chúa Trời là Cha chúng ta? Hẳn ai cũng trả lời được. Chính Chúa Giêsu qua Thánh Thần. Không có Ngài chẳng ai dám gọi Chúa Trời là Cha.
Trong Thánh lễ, trước kinh Lạy Cha, chúng ta nghe lời dẫn thế nào? Vâng lệnh Chúa Cứu Thế và theo Lời Người dạy, chúng ta “dám” (cả dám, cả gan, gan cùng mình) nguyện rằng. Một chỗ khác Chúa nói rõ, “Thầy đi về cùng Cha của Thầy và cũng là Cha của anh em.” Không phải Cha của Thầy khác Cha chúng ta, mà Chúa Giêsu và chúng ta có chung một Cha, nên ta là anh em với nhau, và là em (dẫu bảy tám mươi tuổi, dẫu sinh ra trước khi Đức Giêsu xuống thế làm người, thời ông Bành Tổ cổ lai) tất cả đều là em của Đức Giêsu. Ngài là Trưởng Tử, của một đàn em đông đúc (Rm 8,29 : “Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc”).
Và Chúa Giêsu chỉ cho ta quyền này thông qua Chúa Thánh Thần. Chính nhờ nước và Thánh Thần, tức Phép Thánh Tẩy, mà Thánh Thần, tức vị thần thánh hoá, biến ta thành thánh, hoá ta thành thần, để ta dám, cả dám cùng với Thánh Thần trong ta, kêu lên abba, Cha ơi Cha. (Gl 4,6 : Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên : "Áp-ba, Cha ơi !")
Vậy mà chúng ta có thấy chói tai và mâu thuẫn không, khi vào xưng tội, có linh mục nói cách rất tự nhiên: để đền tội, con hãy đọc 3 kinh Lạy Cha. Làm như đọc Kinh Lạy Cha là một hình phạt, như để đền tội phá trong lớp, hãy quì gối trên vỏ sầu riêng một giờ !
Đọc Kinh Lạy Cha, được kêu “Cha ơi Cha” là một ân phúc, đâu phải ai muốn cũng được. Phải những kẻ đã được tái sinh trong Phép Rửa bằng nước và Thánh Thần mới được kêu mà !
Thời nguyên thuỷ Kitô giáo, và nay khi Công Đồng muốn trở về nguồn đã chia thành nhiều giai đoạn khi cử hành bí tích thánh tẩy, thì, dự tòng chỉ được trao kinh Lạy Cha vào giai đoạn cuối cùng (Kinh Tin Kính được trao trong giai đoạn trước), ngay trước khi lãnh nhận Phép Rửa, để khi được thánh tẩy xong là trở thành em Chúa Giêsu, thành con Chúa Cha, để vinh hạnh đọc kinh Lạy Cha, gọi Chúa Trời là "Cha ơi Cha", "Bố à Bố".
Trong một lớp học về phụng vụ khi còn ở Chicago, tôi có nêu lên lưu ý này : tại sao lại nói : để đền tội, hãy đọc kinh Lạy Cha. (đọc Kinh Lạy Cha là ân phúc chứ có phải là hình phạt đâu). Cả lớp thấy có lý và cuối giờ ông thầy vẫn còn tâm đắc cho nên nói với cả lớp, for penalty say Glory to the Father one time (để đền tội hãy đọc Kinh Sáng Danh một lần) !
Chị thánh Têrêxa chẳng bao giờ đọc hết câu đầu của kinh Lạy Cha chứ đừng nói là hết cả kinh. Bởi vì mới đọc được hai chữ Lạy Cha, mà tiếng ngoại quốc thì có thể hiểu thân mật hơn: cha ơi, Bố ơi, Ba ơi… là chị không đọc thêm được nữa, vì nghĩ mình là ai : nhỏ bé, thấp hèn, tội lỗi, mà được phép gọi Chúa Tể đất trời là Ba ơi. Không thể hiểu nổi ! Chị ngất ngây với tiếng kêu Cha ơi, mà không thể đọc thêm được danh Cha cả sáng nước Cha trị đến gì nữa…
Các chị nữ và các bà mẹ đừng buồn, khi thấy Chúa chỉ được gọi là Cha. Vậy Ngài không là Mẹ hay sao?
Trong khoá họp THĐGM về gia đình ở Roma, tháng 10-1980, ĐGM Nguyễn văn Hoà có phát biểu: Khi chúng ta gọi Chúa là Cha, chúng ta mới gọi được 50% phẩm tính, danh xưng của Chúa. Sau buổi họp, một chuyên viên Kinh Thánh, và một chuyên gia về luật đến nói với đức cha : ngài nói đúng. Nhưng tiếc thay cho đến nay ta chưa tìm được cách nào để vượt ra khỏi, bởi bản văn Kinh Thánh ghi rõ ràng Abba, Cha ơi Cha (chứ không phải Imma : má à má).
ĐGH Gioan Phaolô I hình như còn đi xa hơn khi vào đầu triều đại của ngài, ngài đã nói: Chúa là Cha, hơn thế nữa, Chúa là Mẹ. Vậy là “hơn thế nữa” có thể Chúa là Mẹ 60, Chúa là Cha 40 (tứ lục) ! Ta không lạm bàn thêm vì là vấn đề khá nóng bỏng, nhất là tại các nước phương Tây. Họ gọi Chúa là «She or He».
Vậy là ta cứ phải theo truyền thống gọi Chúa là Cha nhưng vẫn ngầm hiểu “hơn thế nữa Ngài là Mẹ,” bởi lẽ để diễn tả tình yêu (chứ không phải uy quyền) thì lòng Mẹ vẫn là biểu tượng vượt trội hơn ý chí của Cha.
II. Thân Cha
Nếu Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, thì ta cũng có thể nhìn vào ta mà suy ra Chúa.
Một người bạn có đứa con đầu lòng tâm sự: “lần đầu tiên khi nghe đứa con gọi : Bố ơi, tôi bủn rủn cả chân tay, một luồng điện cực mạnh chạy khắp cơ thể, tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng.” Quả thật. Gọi ai là cha tức là nhận người ấy là ân nhân lớn nhất đời mình. Vì nhờ cha, ta nhận được món quà tặng quý giá nhất đó là sự sống.
Tôi có một anh bạn, cùng lớp thời chủng viện, nay anh làm bố đời, tôi làm cha đạo. Anh ở vùng quê Cái Sắn, nhiều nắng lắm sương vất vả nuôi nấng gia đình. Anh nói, “mỗi ngày đi làm ruộng về, mệt muốn chết, nhưng khi về đến nhà nghe đứa nhỏ kêu lên : ba về, bố về… thấy mệt mỏi chạy mất tiêu.”
Vậy khi ta gọi Chúa là “Cha ơi Cha,” ta đã suy xét trong phần I rằng đó là một ân phúc lớn lao, không sao cảm tạ, thì trong phần II này, ta thử “chơi cha” một chút, khi ta gọi Chúa là Cha, Chúa có sung sướng quên đi mệt mỏi, xúc phạm của ta như hai bố đời, bố trần gian trên đây tâm sự không? Có được phép áp dụng tâm trạng của bố dưới trần cho Cha trên trời không? Hẳn là được. Vì ta được tạo dựng giông giống như Chúa mà.
Bởi đó khi cầu nguyện, xin ơn gì, chỉ cần kêu ba ơi ba là Cha trời sẽ “bủn rủn tay chân, sẽ quên hết lỗi lầm của ta, mà ban cho ta hết ơn này đến ơn kia.” Chính bài Tin Mừng đoạn cuối cho ta biết điều này “Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó? Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bọ cạp? Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người?"
Không cần nói nhiều lời, Cha trên trời cũng ban ơn dư dật.
Để minh hoạ cho điều này có rất nhiều mẫu gương. Chuyện kể cũng nhiều mà tiểu sử thánh nhân cũng không thiếu. Nên chỉ nhắc đến một, mà là một chuyện :
Số là chàng tu sinh kia đi sớm, quên mang sách kinh để cầu nguyện. Thế là chàng nảy ra lời nguyện này : “Cha ơi, con quên sách rồi, bây giờ con đọc cho Cha 24 mẫu tự, ba lần. Cha muốn ghép (giống chương trình “chiếc nón kì diệu”) chữ nào vào ô nào cho đúng cho đẹp ý Cha thì Cha cứ ghép."
Chúa Cha trên trời phán với triều thần : Từ trước tới nay Ta chưa hề nghe được lời cầu nguyện nào hay như thế.
Hay ở chỗ phó thác hết cho Cha, cho Bố. Bố muốn làm gì Bố làm.
Ta đang sống trong giai đoạn chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng về « hiệp hành ». Tất cả như trong một gia đình. Gia đình lớn, gia đình nhỏ. Gia đình nào cũng có cha có con. Những gia đình nào gặp khó khăn, thử kêu đến Cha trên trời của ta, "Cha ơi Cha," chắc chắn Cha trên trời sẽ ban cho ta Thánh Thần, Đấng hướng dẫn chúng ta sống xứng danh là con ở trần gian này, để mai sau được gặp Cha cũng trong tư cách là con. Amen
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Hôm nay Chúa dạy về cầu nguyện. Nhưng ta không khai triển đề tài cầu nguyện, mà triển khai một góc nhỏ, nhưng là đỉnh lớn của nội dung lời nguyện. Chúa dạy cầu nguyện. Và cầu nguyên bằng kinh Lạy Cha. Ta chỉ dừng lại tiếng xưng hô “Lạy Cha” đó mà thôi.
I. Phận con
1. Chúng ta không phải là anh em mồ côi.
Câu chúng ta thường nghe “tứ hải giai huynh đệ” : khắp bốn bể đều là anh em, câu này thoạt nghe tưởng là hay, nhưng suy nghĩ lại, lại thiếu một yếu tố quan trọng : tất cả là anh em, nhưng lại là anh em … mồ côi, vì không có cha. Quan là “dân chi phụ mẫu,” thì quan đó cũng chỉ là cha mẹ của một góc nhỏ dân: dân Tàu, dân Việt… chứ bốn bể làm gì có ông quan nào làm chủ được để gọi là mẹ là cha của cả và thiên hạ (đúng ra, “phụ mẫu chi dân” thì chính dân mới là cha mẹ). Còn suy ra từ kinh Lạy Cha, thì chúng ta là anh em, và không mồ côi vì có chung một Cha trên trời. Anh cũng đọc Lạy Cha, tôi cũng đọc lạy Cha, chị cũng xướng Lạy Cha… và là một Cha thôi, nên tất cả trở thành anh em. Tứ hải giai huynh đệ nhi đồng nhất phụ. Để có thể bao phủ cả bốn bể, chỉ có bầu trời. Để có thể làm cha anh em trong bốn bể chỉ có Ông Trời. Và chính Ông Trời này là Cha của chúng ta. Lạy Cha, Đấng ngự trên Trời.
2. Ai cho ta quyền này? Quyền gọi Ông Trời, Chúa Trời là Cha chúng ta? Hẳn ai cũng trả lời được. Chính Chúa Giêsu qua Thánh Thần. Không có Ngài chẳng ai dám gọi Chúa Trời là Cha.
Trong Thánh lễ, trước kinh Lạy Cha, chúng ta nghe lời dẫn thế nào? Vâng lệnh Chúa Cứu Thế và theo Lời Người dạy, chúng ta “dám” (cả dám, cả gan, gan cùng mình) nguyện rằng. Một chỗ khác Chúa nói rõ, “Thầy đi về cùng Cha của Thầy và cũng là Cha của anh em.” Không phải Cha của Thầy khác Cha chúng ta, mà Chúa Giêsu và chúng ta có chung một Cha, nên ta là anh em với nhau, và là em (dẫu bảy tám mươi tuổi, dẫu sinh ra trước khi Đức Giêsu xuống thế làm người, thời ông Bành Tổ cổ lai) tất cả đều là em của Đức Giêsu. Ngài là Trưởng Tử, của một đàn em đông đúc (Rm 8,29 : “Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc”).
Và Chúa Giêsu chỉ cho ta quyền này thông qua Chúa Thánh Thần. Chính nhờ nước và Thánh Thần, tức Phép Thánh Tẩy, mà Thánh Thần, tức vị thần thánh hoá, biến ta thành thánh, hoá ta thành thần, để ta dám, cả dám cùng với Thánh Thần trong ta, kêu lên abba, Cha ơi Cha. (Gl 4,6 : Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên : "Áp-ba, Cha ơi !")
Vậy mà chúng ta có thấy chói tai và mâu thuẫn không, khi vào xưng tội, có linh mục nói cách rất tự nhiên: để đền tội, con hãy đọc 3 kinh Lạy Cha. Làm như đọc Kinh Lạy Cha là một hình phạt, như để đền tội phá trong lớp, hãy quì gối trên vỏ sầu riêng một giờ !
Đọc Kinh Lạy Cha, được kêu “Cha ơi Cha” là một ân phúc, đâu phải ai muốn cũng được. Phải những kẻ đã được tái sinh trong Phép Rửa bằng nước và Thánh Thần mới được kêu mà !
Thời nguyên thuỷ Kitô giáo, và nay khi Công Đồng muốn trở về nguồn đã chia thành nhiều giai đoạn khi cử hành bí tích thánh tẩy, thì, dự tòng chỉ được trao kinh Lạy Cha vào giai đoạn cuối cùng (Kinh Tin Kính được trao trong giai đoạn trước), ngay trước khi lãnh nhận Phép Rửa, để khi được thánh tẩy xong là trở thành em Chúa Giêsu, thành con Chúa Cha, để vinh hạnh đọc kinh Lạy Cha, gọi Chúa Trời là "Cha ơi Cha", "Bố à Bố".
Trong một lớp học về phụng vụ khi còn ở Chicago, tôi có nêu lên lưu ý này : tại sao lại nói : để đền tội, hãy đọc kinh Lạy Cha. (đọc Kinh Lạy Cha là ân phúc chứ có phải là hình phạt đâu). Cả lớp thấy có lý và cuối giờ ông thầy vẫn còn tâm đắc cho nên nói với cả lớp, for penalty say Glory to the Father one time (để đền tội hãy đọc Kinh Sáng Danh một lần) !
Chị thánh Têrêxa chẳng bao giờ đọc hết câu đầu của kinh Lạy Cha chứ đừng nói là hết cả kinh. Bởi vì mới đọc được hai chữ Lạy Cha, mà tiếng ngoại quốc thì có thể hiểu thân mật hơn: cha ơi, Bố ơi, Ba ơi… là chị không đọc thêm được nữa, vì nghĩ mình là ai : nhỏ bé, thấp hèn, tội lỗi, mà được phép gọi Chúa Tể đất trời là Ba ơi. Không thể hiểu nổi ! Chị ngất ngây với tiếng kêu Cha ơi, mà không thể đọc thêm được danh Cha cả sáng nước Cha trị đến gì nữa…
Các chị nữ và các bà mẹ đừng buồn, khi thấy Chúa chỉ được gọi là Cha. Vậy Ngài không là Mẹ hay sao?
Trong khoá họp THĐGM về gia đình ở Roma, tháng 10-1980, ĐGM Nguyễn văn Hoà có phát biểu: Khi chúng ta gọi Chúa là Cha, chúng ta mới gọi được 50% phẩm tính, danh xưng của Chúa. Sau buổi họp, một chuyên viên Kinh Thánh, và một chuyên gia về luật đến nói với đức cha : ngài nói đúng. Nhưng tiếc thay cho đến nay ta chưa tìm được cách nào để vượt ra khỏi, bởi bản văn Kinh Thánh ghi rõ ràng Abba, Cha ơi Cha (chứ không phải Imma : má à má).
ĐGH Gioan Phaolô I hình như còn đi xa hơn khi vào đầu triều đại của ngài, ngài đã nói: Chúa là Cha, hơn thế nữa, Chúa là Mẹ. Vậy là “hơn thế nữa” có thể Chúa là Mẹ 60, Chúa là Cha 40 (tứ lục) ! Ta không lạm bàn thêm vì là vấn đề khá nóng bỏng, nhất là tại các nước phương Tây. Họ gọi Chúa là «She or He».
Vậy là ta cứ phải theo truyền thống gọi Chúa là Cha nhưng vẫn ngầm hiểu “hơn thế nữa Ngài là Mẹ,” bởi lẽ để diễn tả tình yêu (chứ không phải uy quyền) thì lòng Mẹ vẫn là biểu tượng vượt trội hơn ý chí của Cha.
II. Thân Cha
Nếu Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, thì ta cũng có thể nhìn vào ta mà suy ra Chúa.
Một người bạn có đứa con đầu lòng tâm sự: “lần đầu tiên khi nghe đứa con gọi : Bố ơi, tôi bủn rủn cả chân tay, một luồng điện cực mạnh chạy khắp cơ thể, tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng.” Quả thật. Gọi ai là cha tức là nhận người ấy là ân nhân lớn nhất đời mình. Vì nhờ cha, ta nhận được món quà tặng quý giá nhất đó là sự sống.
Tôi có một anh bạn, cùng lớp thời chủng viện, nay anh làm bố đời, tôi làm cha đạo. Anh ở vùng quê Cái Sắn, nhiều nắng lắm sương vất vả nuôi nấng gia đình. Anh nói, “mỗi ngày đi làm ruộng về, mệt muốn chết, nhưng khi về đến nhà nghe đứa nhỏ kêu lên : ba về, bố về… thấy mệt mỏi chạy mất tiêu.”
Vậy khi ta gọi Chúa là “Cha ơi Cha,” ta đã suy xét trong phần I rằng đó là một ân phúc lớn lao, không sao cảm tạ, thì trong phần II này, ta thử “chơi cha” một chút, khi ta gọi Chúa là Cha, Chúa có sung sướng quên đi mệt mỏi, xúc phạm của ta như hai bố đời, bố trần gian trên đây tâm sự không? Có được phép áp dụng tâm trạng của bố dưới trần cho Cha trên trời không? Hẳn là được. Vì ta được tạo dựng giông giống như Chúa mà.
Bởi đó khi cầu nguyện, xin ơn gì, chỉ cần kêu ba ơi ba là Cha trời sẽ “bủn rủn tay chân, sẽ quên hết lỗi lầm của ta, mà ban cho ta hết ơn này đến ơn kia.” Chính bài Tin Mừng đoạn cuối cho ta biết điều này “Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó? Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bọ cạp? Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người?"
Không cần nói nhiều lời, Cha trên trời cũng ban ơn dư dật.
Để minh hoạ cho điều này có rất nhiều mẫu gương. Chuyện kể cũng nhiều mà tiểu sử thánh nhân cũng không thiếu. Nên chỉ nhắc đến một, mà là một chuyện :
Số là chàng tu sinh kia đi sớm, quên mang sách kinh để cầu nguyện. Thế là chàng nảy ra lời nguyện này : “Cha ơi, con quên sách rồi, bây giờ con đọc cho Cha 24 mẫu tự, ba lần. Cha muốn ghép (giống chương trình “chiếc nón kì diệu”) chữ nào vào ô nào cho đúng cho đẹp ý Cha thì Cha cứ ghép."
Chúa Cha trên trời phán với triều thần : Từ trước tới nay Ta chưa hề nghe được lời cầu nguyện nào hay như thế.
Hay ở chỗ phó thác hết cho Cha, cho Bố. Bố muốn làm gì Bố làm.
Ta đang sống trong giai đoạn chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng về « hiệp hành ». Tất cả như trong một gia đình. Gia đình lớn, gia đình nhỏ. Gia đình nào cũng có cha có con. Những gia đình nào gặp khó khăn, thử kêu đến Cha trên trời của ta, "Cha ơi Cha," chắc chắn Cha trên trời sẽ ban cho ta Thánh Thần, Đấng hướng dẫn chúng ta sống xứng danh là con ở trần gian này, để mai sau được gặp Cha cũng trong tư cách là con. Amen
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm