(Dựa theo Issue Brief: Catholic School Enrollment Boomed During Covid. Let’s Make It More Than a One-Time Bump, cuả Manhattan Institude, do Kathleen Porter-Magee Annie Smith Matt Klausmeier, June 23, 2022)

Theo Hiệp hội Giáo dục Công Giáo Quốc gia (NCEA), qua những dữ liệu đã thu thập từ năm 1920, thì câu chuyện kể lại từ các dữ liệu đó là rất đơn giản: đó là sự trỗi dậy của nền giáo dục Công Giáo sau nhiều năm suy thoái: Nền giáo dục Công Giáo đạt đỉnh vào năm 1960, nhưng sau đó đã sụt giảm qua nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, dữ liệu năm nay - xuất phát từ sự thay đổi về nhu cầu lựa chọn của phụ huynh - có thể là sự khởi đầu của một chiều hướng mới.

Để hiểu về sự phục hồi số ghi danh cuả các trường Công Giáo, điều quan trọng là phải đi sâu hơn để hiểu được cái cốt lõi của mức tăng và chúng ta có thể học hỏi gì thêm.

Yếu tố phụ huynh:

Phân tích các con số theo cấp lớp, người ta thấy rằng sự gia tăng cuả bậc Pre-K chiếm tới 40% (44.584 học sinh) trong khi đó tỷ lệ nhập học của các lớp K-8 chỉ tăng có 2,4% (23.100 học sinh), và tỷ lệ trung học thì lại giảm 0,4% (2.164 học sinh).

Những con số này cho thấy có một tia hy vọng thực sự cho tương lai của khu vực trường học Công Giáo, bởi vì nó gợi ý rằng các bậc cha mẹ là những người đưa ra quyết định đi học cho con cái họ, và là những người sẽ thúc đẩy xu hướng cho các thế hệ học sinh tiếp theo.

Sự gia tăng lịch sử năm 2021–22 diễn ra trong bối cảnh công chúng tranh luận gay gắt về việc giảm nhẹ Covid và các chính sách liên quan đến việc đóng cửa trường học và học tập trên mạng.

Trong khi hầu như tất cả các trường học chuyển từ học trực tiếp sang học tập trên mạng vào tháng 3 năm 2020, thì các nhà lãnh đạo trường Công Giáo đã dẫn đường cho việc trường mở cửa trở lại vào tháng 9 năm 2020.

Điều các trường học công lập tiếp tục đóng cửa gây ra một thất vọng dữ dội trong giới phụ huynh, và họ đã bỏ phiếu bằng chân của họ bằng cách chuyển con cái vào các trường vẫn mở cửa: là các trường Công Giáo địa phương.

Các trường công lập không có khả năng thích ứng với nhu cầu trực tiếp cuả học sinh trong thời kỳ Covid dường như đã làm rạn nứt mối quan hệ giữa phụ huynh và các khu học chánh (công lập) địa phương. Dữ liệu ghi danh từ năm 2020–21 cho thấy tỷ lệ đăng ký tại trường công lập trên toàn quốc giảm 3%. Một số thành phố lớn, như New York, báo cáo số lượng học sinh bỏ trường công mà chọn trường tư là kỷ lục đáng lo ngại.

Có lẽ không nơi nào việc tranh cãi về mở cửa trở trường học lại lớn hơn là ở Virginia, nơi phụ huynh ở Loudoun, Fairfax và Arlington County gây xôn xao khi họ phản đối chính sách đóng cửa trường công của tiểu bang và địa phương. Các khu học chánh ở Bắc Virginia là một trong những khu cuối cùng trên toàn quốc mở cửa trường học để giảng dạy trực tiếp.

Do việc Virginia giữ các trường công lập đóng cửa lâu hơn các tiểu bang khác trên toàn quốc, nên hầu như không có gì đáng ngạc nhiên khi số lượng đăng ký vào các trường Công Giáo ở đây là gia tăng lớn nhất.


Kinh nghiệm đau thương cuả việc đóng cửa trường học vì lý do lợi nhuận:

Sự sụt giảm ghi danh trong quá khứ cuả các trường Công Giáo Hoa Kỳ không chỉ vì lý do đại dịch mà thôi, mà trước đó đã có một làn sóng đóng cửa các trường học Công Giáo lớn nhất kể từ năm 2006.

Việc đóng cửa đó tập trung ở hai khu vực: New England, đóng cửa 32 trường học (8,9% tổng số trường học) và Mideast (bao gồm Pennsylvania, New York, New Jersey, Delaware, Maryland và Washington, DC), đóng cửa 99 trường học (7,6% tổng số trường học).

May mắn thay, tất cả các khu vực có trường đóng cửa ở Hoa Kỳ (6 khu vực), trong đó có New England và (một phần nào) miền Mideast đã nhìn thấy một sự phục hồi trong năm 2021–22.

Miền New England chứng kiến ​​5,6% phục hồi, gần như bù đắp cho khoản thụt lùi 6,4% cuả năm 2020–21 (đưa tổng số học sinh lên ngang ngửa với năm 2020 trước đó.)

Tuy nhiên khu vực Mideast — bao gồm Pennsylvania, New York, New Jersey, Delaware, Maryland và Washington, DC — là khu vực chịu thiệt hại nhất trong suốt thời gian đại dịch, đã đóng cửa 99 trường học, nhưng mức phục hồi năm 2022 là nhỏ nhất trên toàn quốc, chỉ tăng có 2,1% mà thôi.

Điều đáng lo ngại về xu hướng cuả miền Mideast là, về mặt lịch sử, việc đóng cửa trường học dường như đã gia tăng tốc độ suy giảm hơn là được ổn định. Đi sâu hơn vào những gì đã xảy ra ở sáu giáo phận lớn (Philadelphia, New York, Brooklyn, Chicago, Buffalo và Camden) trong vòng ba năm trước đó và năm năm sau khi trường học đóng cửa, cho thấy rằng không có giáo phận nào đã ổn định hoặc phục hồi lại việc ghi danh sau khi đóng cửa. Thật vậy, tại mỗi trong số sáu giáo phận, số lượng ghi danh vẫn tiếp tục giảm năm này qua năm khác.

Chắc chắn, có thể hiểu được rằng các nhà lãnh đạo giáo phận, đặc biệt là ở các giáo phận thành thị lớn, đã làm việc để “bình thường hóa” số lượng giáo xứ và trường học cần thiết để phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, việc đóng cửa trường học có nguy cơ làm cho toàn bộ hệ thống yếu đi.

Vẫn bị ảnh hưởng vào chính sách cuả chính quyền:

Nói chung, so sánh những tiểu bang có chương trình cho phép 'chọn trường' mạnh mẽ — như có các chương trình tài trợ học phí, tín dụng thuế cho học phí, hoặc Tài khoản Tiết kiệm Giáo dục (ESA) — so với những tiểu bang không có các chương trình ấy, thì rõ ráng có một mối liên hệ với việc lựa chọn và ghi danh vào các trường Công Giáo.

Sáu tiểu bang cho phép 'chọn trường' — Idaho, New Hampshire, Nevada, North Dakota, South Carolina và Colorado — có ​​sự gia tăng ghi danh vào các trường Công Giáo dù ngay cả lúc đại dịch, 14 tiểu bang khác (cũng cho phép chọn trường) thì sự phục hồi là đủ để bù đắp vào sự sụt giảm lúc ban đầu. Tổng hợp lại, điều đó có nghĩa là gần một nửa số tiểu bang (20) cuà nước Mỹ ngày nay có nhiều học sinh Công Giáo hơn so với thời trước đại dịch.

Điểm mấu chốt là khi cha mẹ có quyền kiểm soát đối với số tiền chi tiêu cho việc học của con cái, thì họ sẽ sử dụng số tiền đó để chọn các trường Công Giáo.

Kết luận và đề nghị cuả Hiệp hội Giáo dục Công Giáo Quốc gia (NCEA)

Sự phục hồi số học sinh của các trường Công Giáo là tin đáng mừng, và chắc chắn là phần thưởng cho vai trò quan trọng của các trường Công Giáo trong việc hỗ trợ học sinh và cộng đồng qua sự lựa chọn dạy học trực tiếp trong suốt những năm đại dịch. Nó cũng có thể là một tín hiệu cho thấy việc đóng cửa trường học do Covid gây ra đã thúc đẩy nhu cầu lựa chọn trường học của phụ huynh và nó có thể là một điềm báo cho một tương lai sáng suả hơn.

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu chỉ căn cứ vào dữ liệu cuả hai năm. Covid được chứng minh là một cơn động đất chôn vùi nhiều khu học chánh cấp trung học của Mỹ, nhưng thói quen và điều kiện kinh tế vẫn có thể lôi kéo các bậc phụ huynh trở về các trường công lập trở lại.

Đối với những người lo lắng cho nền giáo dục Công Giáo, thì đó là một lời nhắc nhở rằng nếu chúng ta muốn biến sự phục hồi của giai đoạn 2021–22 thành một sự thay đổi lâu bền, chúng ta phải nắm bắt cơ hội bằng cách làm nhiều hơn nữa để duy trì những kết quả này.

Hiệp hội Giáo dục Công Giáo Quốc gia cuả HK (NCEA) đề xuất ra bốn điều:

Nhận mặt những cơ hội cải tiến :

Đầu tiên, các nhà lãnh đạo trường Công giá ở mọi cấp cần nhận ra cơ hội thực sự mà họ có để thúc đẩy sự thay đổi là gì.

Từ rất lâu, ngay cả những người trong NCEA đã chỉ biết than phiền về những thách thức mà các trường Công Giáo phải đối mặt — như những hạn chế tài chính, sự cạnh tranh gia tăng, không có tài trợ của tiểu bang và liên bang, v.v. — và đã chấp nhận số phận như là một cái gì đó xảy ra với chúng ta hơn là một cái gì đó mà chúng ta có thể kiểm soát. Những thách thức mà các trường Công Giáo phải đối mặt là có thật, và ở một số nơi, chúng là một mối đe dọa hiện hữu. Nhưng sự hiện diện của các mối đe dọa và thách thức khiến chúng ta càng phải cam kết tận dụng thời điểm này để xem lại những cách làm cũ và thúc đẩy sự thay đổi trở thành lâu dài.

Ví dụ, khi nói đến tuyển sinh, chúng ta thường tự dựng lên các rào cản về việc ghi danh khiến cho sự phát triển trở nên khó khăn hơn. Quy trình tuyển sinh của các trường Công Giáo thường phức tạp đến nỗi phụ huynh không muốn tham gia. Thủ tục giấy tờ học bổng có thể rườm rà khiến các gia đình không thể đáp ứng nhu cầu đăng ký. Các chính sách và thủ tục học phí không rõ ràng đến mức các bậc cha mẹ phải lắc đầu trước khi họ thăm dò.

Những rào cản này nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta; loại bỏ hoặc giản lược chúng có thể mang đến những tác động tức thì.

ưu tiên việc giữ chân các học sinh mới

Thứ hai, các trường Công Giáo nên cảnh giác ngay từ bây giờ đến một nguy cơ là có thể bị sụt giảm trong năm tới. Thực tế là trong những trường hợp ghi danh cho niên học kế tiếp, những học sinh khó giữ lại nhất là những học sinh mới. Điều này có nghĩa là, học sinh đã học ở trường càng lâu thì mối liên kết với cộng đồng càng mạnh mẽ. Nhưng nó cũng có nghĩa là vào năm sau sẽ có một thay đổi đáng kể. Các nhà lãnh đạo nên tập trung nhiều hơn vào việc giữ chân các gia đình mới và họ thu hút thêm học sinh mới.

Thực tế là tỷ lệ tăng trưởng đã tập trung ở các lớp mầm non. Trong giai đoạn chuyển từ mầm non sang mẫu giáo, cha mẹ thường nghiên cứu và tìm tòi thêm những lựa chọn mới. Và do nhiều bậc cha mẹ tuy có đủ tiền trả cho lớp mẫu giáo, nhưng không đủ cho các lớp cao hơn, cho nên sự cám dỗ ở các trường công lập miễn phí sẽ là rất cao. Bây giờ là lúc để tập trung vào việc giữ chân học sinh từ trước tuổi K cũng như thu hút càng nhiều học sinh mẫu giáo càng tốt. Trên thực tế ngày nay, mỗi trường Công Giáo thường chỉ có một phòng học cho mỗi lớp, các nhà lãnh đạo nên xem xét khả năng mở thêm một lớp mẫu giáo thứ hai, ngay cả khi biết rằng sẽ không thể duy trì lớp đó cho đến hết cấp 8, bởi vì việc ấy sẽ thiết lập một nền móng rộng, đủ để bảo đảm cho những năm sau.

Thay đổi cách quản lý và điều hành trường Công Giáo ở đô thị

Thứ ba, các nhà lãnh đạo giáo phận cần phải suy nghĩ khác về việc quản lý và điều hành trường Công Giáo ở đô thị. Quá nhiều giáo xứ bị kéo mỏng - đến mức đột phá - và trường học là một gánh nặng phức tạp nhất trong công việc mục vụ của giáo xứ. Đã đến lúc giáo phận nên xem xét lại mô hình quản trị mới là giao quyền tự quản và giám sát cho các nhà lãnh đạo giáo dân. Các mô hình như Independence Mission Schools, the Cristo Rey Network, and Partnership Schools (Trường Truyền giáo Độc lập, Mạng lưới Cristo Rey và Trường Hợp tác) cho thấy cách kết hợp giữa quyền tự trị, sự lãnh đạo của giáo dân và sự giám sát của Giáo hội có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.


Cần áp lực với chính quyền về quyền được hổ trợ

Cuối cùng, đã qua thời gian mà các quan chức công quyền có thể 'đối xử khác biệt' với các trường Công Giáo. Tòa án Tối cao đã giải quyết nhiều trở ngại pháp lý bị cho là ' phân biệt đối xử' với cách sử dụng công quĩ cho các trường tôn giáo trong vụ án năm 2020 Espinoza kiện Sở Thuế Montana, và nó có thể làm rõ vấn đề hơn nữa trong quyết định Carson kiện Makin đang chờ xử lý, tập trung vào vấn đề liệu tiểu bang có thể từ chối một học sinh được hỗ trợ tài chính từ một chương trình cuả nhà nước bảo trợ hay không? khi học sinh đó sử dụng nó cho một trường tôn giáo tư nhân. Đã đến lúc người Công Giáo cần yêu cầu các thống đốc và quan chức nhà nước phải công nhận quyền tự do tôn giáo và quyền của phụ huynh trong việc lựa chọn trường học phù hợp với ưu tiên của họ và được hỗ trợ bằng công quỹ để thực hiện các quyền đó.

Các trường học Công Giáo đã phản ứng một cách chủ động và hiệu quả với đại dịch Covid-19, và các bậc cha mẹ đã khen thưởng họ bằng cách ghi danh con cái của họ. Để duy trì sự tin tưởng của các bậc cha mẹ và gia đình đó, các nhà lãnh đạo trường Công Giáo không thể đơn giản cho rằng đợt tuyển sinh này sẽ tiếp tục mà không có sự cải cách và tư duy sáng tạo.