Tổ chức Trợ giúp Giáo hội thiếu thốn đã nêu bật hoàn cảnh của các Kitô hữu đang bị bắt bớ
Trong ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của các cuộc bách hại tôn giáo, Tổ chức từ thiện Giáo hoàng, trợ giúp cho các Giáo hội kêu gọi chính phủ Anh hãy ra tay bảo vệ những người bị bách hại vì đức tin...
(Tin Vatican - Lydia O’Kane)
Quyền tự do tôn giáo, quyền tự do tư tưởng và diễn đạt tư duy, quyền tự do hội họp hỗ tương nhau, liên quan và tương trợ lẫn nhau, tất cả đều được ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Sự đàn áp tôn giáo ngày càng gia tăng
Theo Liên hiệp quốc, “Tiếp tục có những hành vi bất khoan dung và bạo lực đối với tôn giáo hoặc tín ngưỡng, chống lại các cá nhân, bao gồm cả những người thuộc các cộng đồng tôn giáo thiểu số trên thế giới, về số lần và cường độ của các vụ việc bách hại, thường có tính chất tội phạm và có đặc điểm quốc tế đang gia tăng.”
Do đó, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định ngày 22 tháng 8 là Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của các hành vi bạo lực tôn giáo.
Trong số những người lo cho Ngày Quốc tế này, nhất là các tổ chức từ thiện Giáo hoàng, Viện trợ cho các Giáo hội có nhu cầu (ACN), cho biết hiện nay ngân quỹ vẫn chưa đủ để giải quyết các nố đàn áp tôn giáo.
Hành động của chính phủ
Tiến sĩ Caroline Hull, Giám đốc cơ quan ACN của Vương quốc Anh, kêu gọi tân Thủ tướng Anh, người sẽ kế nhiệm ông Boris Johnson, hãy hành động để đảm bảo chấm dứt các vi phạm về tự do tôn giáo.
Bà tiến sĩ nói về các vấn đề cụ thể ở Anh, Viện trợ cho Giáo hội cần thiết đã làm việc trong những năm qua để xin chính phủ chấp nhận quyền tị nạn cho một tín hữu trẻ người Pakistan, cô Maira Shabhaz, cô bị bắt cóc khi cô ấy mới mười bốn tuổi. Cô bị cưỡng hiếp và buộc phải cải đạo sang Hồi giáo, sau đó bị ép kết hôn với kẻ bắt cóc. Kể từ khi trốn thoát, Maira đã phải ẩn trốn trong một căn phòng suốt hai năm qua với mẹ và các anh chị em của cô. Tiến sĩ Hull nhấn mạnh rằng mặc dù các cuộc đàm phán với các nghị sĩ đang xúc tiến, việc cấp quyền tị nạn cho Maira là điều mà chính phủ Vương quốc Anh có thể ban và công bố.
Tổ chức từ thiện tiếp tục nhận được những báo cáo đau buồn về những người bị ngược đãi vì đức tin, bao gồm hãm hiếp, giết chóc và bắt cóc. Giám đốc ACN nói rằng bạo lực đang xảy ra ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
Thế giới quan
Tiến sĩ Hull cho hay các quốc gia như Trung Quốc, Pakistan, Nigeria, Mozambique và Afghanistan, cũng như các khu vực ở Trung Đông đã xảy ra các "các cuộc bách hại và gây nên nhiều thương đau to lớn."
Tổ chức từ thiện nói rằng chỉ riêng ở Nigeria, năm 2022 đã chứng kiến một linh mục bị bắt cóc và tra tấn đến chết; một cô gái trẻ theo đạo Thiên Chúa bị ném đá chết và nhiều cuộc xuống đường vì bị cáo buộc là "phỉ báng"; và cuộc tấn công vào Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê ở Owo, vào Chủ nhật Lễ Hiện xuống, khiến ít nhất 41 người thiệt mạng.
Giám đốc ACN lưu ý rằng Nigeria “là quốc gia theo chủ nghĩa “duy chủng tộc” ở châu Phi và điều quan trọng là nó không bị sụp đổ mà lại lan rộng ra toàn khu vực”. Bà cũng kêu gọi chính phủ Anh làm những gì có thể để ổn định vùng đất này.
Báo cáo mới
Cuối năm nay, ACN sẽ ra mắt một báo cáo có tựa đề Bị ngược đãi và bị lãng quên: Báo cáo về các Kitô hữu bị ngược đãi vì Đức tin trong những năm 2020-22, trong đó nêu rõ tình hình của các tín hữu tại 24 quốc gia.
Khi được hỏi những gì mọi người có thể mong đợi từ bản báo cáo, Tiến sĩ Hull nói, "thật không may, chúng tôi thấy ở nhiều quốc gia trong số này, tình hình trở nên tồi tệ hơn kể từ báo cáo trước đó vào những năm 2017-2019."
Cô ấy nhấn mạnh rằng có hàng triệu tín hữu trên khắp thế giới đang bị đàn áp, nói thêm rằng ở phương tây “đó là một điều khó khăn ngoài tầm tay của chúng tôi”.
Tiến sĩ Hull lưu ý: “Một trong những thay đổi quan trọng mà chúng tôi nhận thấy là châu Phi đang trở thành một trung tâm mới của những hành động bạo lực chống tôn giáo, đặc biệt là đối với các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt những người theo đạo Thiên chúa.
Giám đốc quốc gia của ACN (Vương quốc Anh) nhấn mạnh rằng việc công bố bản báo cáo là cơ hội để các thành viên của chính phủ Vương quốc Anh tìm hiểu về mức độ nghiêm trọng của sự ngược đãi mà các tín hữu phải gánh chịu.
Trong ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của các cuộc bách hại tôn giáo, Tổ chức từ thiện Giáo hoàng, trợ giúp cho các Giáo hội kêu gọi chính phủ Anh hãy ra tay bảo vệ những người bị bách hại vì đức tin...
(Tin Vatican - Lydia O’Kane)
Quyền tự do tôn giáo, quyền tự do tư tưởng và diễn đạt tư duy, quyền tự do hội họp hỗ tương nhau, liên quan và tương trợ lẫn nhau, tất cả đều được ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Sự đàn áp tôn giáo ngày càng gia tăng
Theo Liên hiệp quốc, “Tiếp tục có những hành vi bất khoan dung và bạo lực đối với tôn giáo hoặc tín ngưỡng, chống lại các cá nhân, bao gồm cả những người thuộc các cộng đồng tôn giáo thiểu số trên thế giới, về số lần và cường độ của các vụ việc bách hại, thường có tính chất tội phạm và có đặc điểm quốc tế đang gia tăng.”
Do đó, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định ngày 22 tháng 8 là Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của các hành vi bạo lực tôn giáo.
Trong số những người lo cho Ngày Quốc tế này, nhất là các tổ chức từ thiện Giáo hoàng, Viện trợ cho các Giáo hội có nhu cầu (ACN), cho biết hiện nay ngân quỹ vẫn chưa đủ để giải quyết các nố đàn áp tôn giáo.
Hành động của chính phủ
Tiến sĩ Caroline Hull, Giám đốc cơ quan ACN của Vương quốc Anh, kêu gọi tân Thủ tướng Anh, người sẽ kế nhiệm ông Boris Johnson, hãy hành động để đảm bảo chấm dứt các vi phạm về tự do tôn giáo.
Bà tiến sĩ nói về các vấn đề cụ thể ở Anh, Viện trợ cho Giáo hội cần thiết đã làm việc trong những năm qua để xin chính phủ chấp nhận quyền tị nạn cho một tín hữu trẻ người Pakistan, cô Maira Shabhaz, cô bị bắt cóc khi cô ấy mới mười bốn tuổi. Cô bị cưỡng hiếp và buộc phải cải đạo sang Hồi giáo, sau đó bị ép kết hôn với kẻ bắt cóc. Kể từ khi trốn thoát, Maira đã phải ẩn trốn trong một căn phòng suốt hai năm qua với mẹ và các anh chị em của cô. Tiến sĩ Hull nhấn mạnh rằng mặc dù các cuộc đàm phán với các nghị sĩ đang xúc tiến, việc cấp quyền tị nạn cho Maira là điều mà chính phủ Vương quốc Anh có thể ban và công bố.
Tổ chức từ thiện tiếp tục nhận được những báo cáo đau buồn về những người bị ngược đãi vì đức tin, bao gồm hãm hiếp, giết chóc và bắt cóc. Giám đốc ACN nói rằng bạo lực đang xảy ra ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
Thế giới quan
Tiến sĩ Hull cho hay các quốc gia như Trung Quốc, Pakistan, Nigeria, Mozambique và Afghanistan, cũng như các khu vực ở Trung Đông đã xảy ra các "các cuộc bách hại và gây nên nhiều thương đau to lớn."
Tổ chức từ thiện nói rằng chỉ riêng ở Nigeria, năm 2022 đã chứng kiến một linh mục bị bắt cóc và tra tấn đến chết; một cô gái trẻ theo đạo Thiên Chúa bị ném đá chết và nhiều cuộc xuống đường vì bị cáo buộc là "phỉ báng"; và cuộc tấn công vào Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê ở Owo, vào Chủ nhật Lễ Hiện xuống, khiến ít nhất 41 người thiệt mạng.
Giám đốc ACN lưu ý rằng Nigeria “là quốc gia theo chủ nghĩa “duy chủng tộc” ở châu Phi và điều quan trọng là nó không bị sụp đổ mà lại lan rộng ra toàn khu vực”. Bà cũng kêu gọi chính phủ Anh làm những gì có thể để ổn định vùng đất này.
Báo cáo mới
Cuối năm nay, ACN sẽ ra mắt một báo cáo có tựa đề Bị ngược đãi và bị lãng quên: Báo cáo về các Kitô hữu bị ngược đãi vì Đức tin trong những năm 2020-22, trong đó nêu rõ tình hình của các tín hữu tại 24 quốc gia.
Khi được hỏi những gì mọi người có thể mong đợi từ bản báo cáo, Tiến sĩ Hull nói, "thật không may, chúng tôi thấy ở nhiều quốc gia trong số này, tình hình trở nên tồi tệ hơn kể từ báo cáo trước đó vào những năm 2017-2019."
Cô ấy nhấn mạnh rằng có hàng triệu tín hữu trên khắp thế giới đang bị đàn áp, nói thêm rằng ở phương tây “đó là một điều khó khăn ngoài tầm tay của chúng tôi”.
Tiến sĩ Hull lưu ý: “Một trong những thay đổi quan trọng mà chúng tôi nhận thấy là châu Phi đang trở thành một trung tâm mới của những hành động bạo lực chống tôn giáo, đặc biệt là đối với các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt những người theo đạo Thiên chúa.
Giám đốc quốc gia của ACN (Vương quốc Anh) nhấn mạnh rằng việc công bố bản báo cáo là cơ hội để các thành viên của chính phủ Vương quốc Anh tìm hiểu về mức độ nghiêm trọng của sự ngược đãi mà các tín hữu phải gánh chịu.